Thứ ba, 14/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Bầu cử Tổng thống Séc: Sự lựa chọn giữa Nga và EU

Ngày 12/1, người dân Séc tiếp tục đi bỏ phiếu để bầu chọn Tổng thống mới cho đất nước.

Ngày 12/1, người dân Séc tiếp tục đi bỏ phiếu để bầu chọn Tổng thống mới cho đất nước.

NKết quả sơ bộ ban đầu cho thấy, với các hòm phiếu mở cửa từ 14h theo giờ địa phương (20h giờ tối qua theo giờ Hà Nội), tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu khá cao. Lá phiếu của các cử tri trong cuộc bỏ phiếu lần này được cho là sự lựa chọn thiên về Nga hay ủng hộ châu Âu.

Tổng thống Milos Zeman sẽ bước vào một cuộc chạy đua khó khăn với các ứng viên còn lại. Ảnh: Reuters

Hãng tin CTK của Séc đưa tin tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu trong ngày bầu cử đầu tiên, từ 14h-22h (giờ Séc) khá cao so với truyền thống bầu cử ở nước này, với khoảng 40% số cử tri đã tham gia bỏ phiếu.

Số người đi bỏ phiếu trong ngày thứ nhất bao giờ cũng thấp hơn hẳn ngày thứ hai vì đó là ngày làm việc bình thường. Theo đó, tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu ở các khu vực là không đồng đều, cao nhất ở thủ đô Praha với gần 50% số cử tri, trong khi tỷ lệ cử tri tham gia bầu cử ở một số khu vực thấp hơn.

Theo kế hoạch, tất cả các điểm bỏ phiếu trên toàn lãnh thổ Séc sẽ đóng cửa vào lúc 14h (tức 20h giờ Hà Nội) ngày 13/1. Kết quả sơ bộ sẽ được công bố vào cuối ngày.

Séc là quốc gia theo chế độ Cộng hòa đại nghị. Quyền hành chính tối cao tập trung vào chính phủ và quyền hạn của Tổng thống hầu như chỉ mang tính đại diện. Tuy nhiên, trên thực tế, vị trí tổng thống ở Séc vẫn có tầm ảnh hưởng nhất định đối với đời sống chính trị ở quốc gia Đông Âu này.

Cùng với 8 ứng cử viên Tổng thống khác, cuộc bỏ phiếu lần này được cho là một cuộc trưng cầu ý dân đối với Tổng thống đương nhiệm Milos Zeman lên nắm quyền từ năm 2013.

Có 3 ứng cử viên tiềm năng cho vị trí Tổng thống là đương kim Tổng thống Milos Zeman và Giáo sư Jiri Drahos cựu Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và cựu Đại sứ tại Pháp Pavel Fischer.  

Tổng thống Milos Zeman ủng hộ một cách thận trọng việc sử dụng đồng euro tại nước này, có thái độ tiêu cực đối với người nhập cư, đặc biệt là người nhập cư Hồi giáo cũng như thắt chặt mối quan hệ với Nga.

Trong khi đó, 2 ứng cử viên còn lại đều ủng hộ việc Cộng hòa Séc gắn kết chặt chẽ với EU và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đặc biệt là với Mỹ. Vì vậy, lá phiếu của các cử tri lần này được cho là sự lựa chọn giữa chính sách hướng Nga hay ủng hộ EU. 

Các khảo sát đều cho thấy Tổng thống Zeman có thể giành chiến thắng trong vòng 1 do cử tri sẽ bị phân mảnh vì 2 ứng cử viên tiềm năng cùng chung quan điểm ủng hộ EU.

Tuy nhiên ông Zeman cũng không đủ đa số quá bán để chiến thắng, buộc phải bước vào cuộc bầu cử vòng 2 dự kiến diễn ra vào ngày 26-27/1 tới. Cuộc bầu cử vòng 2 dự kiến sẽ khó khăn hơn với ông Zeman khi 2 ứng cử viên cùng lập trường sẽ tập hợp số cử tri đông đảo hơn.

Kết quả cuộc bầu cử Tổng thống lần này cũng được cho là có thể ảnh hưởng đến cơ hội thành lập một Nội các cuối cùng của Thủ tướng Séc Andrej Babis trong nỗ lực đầu tiên kiểm soát một chính quyền thiểu số./.

Theo VOV.VN

Syria đề nghị LHQ duy trì các nghị quyết yêu cầu Israel rút khỏi Golan

Đại sứ Syria tại LHQ đề nghị Hội đồng Bảo an tiến hành các biện pháp thiết thực nhằm đảm bảo cơ quan này thực thi đầy đủ nhiệm vụ trong việc thực hiện các nghị quyết liên quan đến Cao nguyên Golan.

Thủ tướng Anh: Sẽ không bỏ phiếu Brexit nếu không đủ phiếu ủng hộ

Bà May tuyên bố: 'Nếu rõ ràng là không có đủ sự ủng hộ để đưa thỏa thuận trở lại vào tuần tới, hoặc Hạ viện một lần nữa phủ quyết, chúng ta có thể đề nghị gia hạn thêm trước ngày 12/4.'

Anh: Hàng trăm nghìn người tuần hành phản đối Brexit tại London

Cuộc biểu tình, là một trong những hoạt động phản đối lớn nhất ở thủ đô London trong nhiều thập kỷ qua, xảy ra sau khi các nhà lãnh đạo EU trong tuần này đã cho phép lùi thời hạn Brexit.

EU không thể đưa ra cam kết mạnh mẽ hơn trong chống biến đổi khí hậu

Ngoài chủ đề Brexit, Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) vừa kết thúc tại Brussels, Bỉ được hâm nóng bằng cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Nga: Tuyên bố về Cao nguyên Golan có thể phá vỡ thỏa thuận Israel-Arab

Thứ trưởng Ngoại giao Nga tuyên bố quyết định công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan có thể phá vỡ triển vọng đạt được một thỏa thuận hòa bình giữa Israel và thế giới Arab.

Bộ Ngoại giao khuyến cáo đối với công dân Việt Nam tại Israel

Trước tình hình xung đột diễn biến phức tạp, Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam nếu đang ở Israel thì cần có phương án sớm sơ tán an toàn người và tài sản đến nước thứ ba hoặc về Việt Nam.

Việt Nam là nguồn cảm hứng, truyền thêm động lực cho Nam Phi

Tổng Thư ký đảng cầm quyền Đại hội Dân tộc Phi (ANC) nhấn mạnh chiến thắng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam là nguồn cảm hứng, truyền thêm động lực và sức mạnh cho đảng ANC và nhân dân Nam Phi.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị CABIS ở Trung Quốc

Sáng 16/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính rời Hà Nội lên đường dự Hội chợ Trung Quốc-ASEAN (CAEXPO) và Hội nghị Thượng đỉnh Thương mại-Đầu tư Trung Quốc-ASEAN (CABIS) lần thứ 20.

Hơn 120 doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ CAEXPO 2023

Tại Hội chợ Trung Quốc-ASEAN (CAEXPO), doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội làm việc và giao dịch với khoảng 50.000 thương nhân Trung Quốc, doanh nghiệp lớn của các nước ASEAN và quốc tế.

Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất trong ASEAN của Trung Quốc

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, với việc hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư tăng trưởng tích cực và liên tiếp đạt kỷ lục mới, Trung Quốc nhiều năm liền là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.

Bầu cử Mỹ: 4 bang bắt đầu bỏ phiếu sớm theo hình thức trực tiếp

Bang Minnesota, Virginia, Nam Dakota và Wyoming đã mở cửa vào ngày 18/9, cho phép cử tri bỏ phiếu sớm theo hình thức trực tiếp trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020.

Liên hợp quốc ra tuyên bố nhân kỷ niệm 75 năm thành lập

Hội nghị cấp cao kỷ niệm 75 năm thành lập LHQ diễn ra trong bối cảnh đại dịch vẫn đang hoành hành, khiến nhiều người nghi ngại về tinh thần hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các thách thức chung.

Palestine đề nghị LHQ tổ chức hội nghị quốc tế về Trung Đông

Tổng thống Palestine Abbas đề nghị LHQ triệu tập một hội nghị quốc tế vào năm 2021 nhằm 'chấm dứt sự chiếm đóng, mang lại quyền tự do và độc lập cho người dân Palestine trên chính mảnh đất của mình.'

Kyrgyzstan hủy bỏ kết quả bầu cử Quốc hội sau khi nổ ra biểu tình

Những người phản đối cho rằng có nhiều vi phạm trong bầu cử, làm bùng phát làn sóng biểu tình bạo lực phản đối kết quả bầu cử Quốc hội, khiến 1 người thiệt mạng và nhiều người bị thương.

Chống biến đổi khí hậu kiểu Paris 

Thủ đô Paris của Pháp đang hướng tới xây dựng một cơ chế cho phép các cá nhân và doanh nghiệp đền bù lượng phát thải khí carbon của họ bằng cách tài trợ cho các dự án xanh.
Top