Thứ năm, 16/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Bé trai 3 tuổi nguy kịch vì dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc chữa bệnh động kinh

Bé trai 3 tuổi nhập viện trong tình trạng rối loạn ý thức, co giật, được kết luận bị ngộ độc chì do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc.

Bé trai 3 tuổi nhập viện trong tình trạng rối loạn ý thức, co giật, được kết luận bị ngộ độc chì do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc.

Ngày 24/4, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) cho biết vừa tiếp nhận điều trị cho bệnh nhi 3 tuổi, ngụ tại Thanh Hóa bị ngộ độc chì nặng, nguy kịch do cha mẹ đã cho trẻ dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc để chữa bệnh động kinh.

Nguy hiểm khi cho trẻ dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Khai thác bệnh sử cho thấy trẻ mắc bệnh bệnh động kinh từ khi 6 tháng tuổi.

Cách thời điểm nhập viện 3 tháng, gia đình thấy trẻ co giật nhiều, thay vì tuân thủ hướng dẫn điều trị bệnh của các bác sĩ chuyên khoa thì gia đình tự ý mua thuốc nam không rõ nguồn gốc dạng viên cho trẻ uống.

Sau khi dùng thuốc, tình trạng co giật của trẻ có giảm hơn, tuy nhiên khoảng 1 tháng nay trẻ xuất hiện rối loạn hành vi, khóc buồn vô cớ, hay kêu đau đầu.

Trẻ được đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng co giật, nôn nhiều, rối loạn ý thức, da xanh tái.

Kết quả từ các xét nghiệm cận lâm sàng và xét nghiệm định lượng chì trong máu cho thấy bệnh nhi bị ngộ độc chì rất nặng. Nồng độ chì trong máu trên 100 µg/dL (ngưỡng được chấp nhận là dưới 10 µg/dL).

Ngoài ra, trẻ còn bị thiếu máu nặng và giãn não thất.

Trẻ đang được điều trị tích cực bằng thở máy, chống phù não kết hợp sử dụng thuốc thải chì trong máu. Tuy nhiên, tình trạng cháu bé nguy kịch, tiên lượng xấu.

Trẻ nhập viện trong tình trạng rối loạn ý thức, co giật, được kết luận bị ngộ độc chì do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: BVCC

Theo các bác sĩ, ngộ độc chì vô cùng nguy hiểm, đặc biệt đối với sự phát triển của trẻ em.

Ở bất cứ độ tuổi nào, trẻ cũng có thể bị ngộ độc chì, nguyên nhân có thể do trẻ tiếp xúc với đồ chơi, sơn có chứa chì, nước bị ô nhiễm.

Đáng lưu ý, một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc chì ở trẻ em mà cha mẹ ít cảnh giác đó là do dùng các loại thuốc nam không rõ nguồn gốc, với mong muốn giúp con tăng cân và chữa một số bệnh thông thường.

Ngộ độc chì nguy hiểm như thế nào đối với trẻ?

TS.BS Đào Hữu Nam, Trưởng khoa Điều trị tích cực - Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết chì là một loại kim loại nặng, rất độc, gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Khi xâm nhập vào cơ thể, kim loại này có thể gây ra nhiều bệnh lý về thần kinh, tim mạch, huyết học, dạ dày, đường ruột, thận và phải mất hàng chục năm mới có thể thải được chì ra ngoài.

Ngộ độc chì có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ em.

Cụ thể, về thần kinh, ngộ độc chì gây kích thích, co giật, lơ mơ, hôn mê, liệt, và một số biểu hiện lâu dài, không điển hình khác như chậm phát triển nhận thức, tinh thần, giảm khả năng nghe, mất các kỹ năng học tập, thay đổi thái độ hành vi, mệt mỏi.

Về tiêu hóa, gây nôn, đau bụng, chán ăn. Về máu, gây da xanh xao, cơ thể gầy yếu do thiếu máu.

Ngoài ra, trẻ nhiễm độc chì còn có nhiều biểu hiện kín đáo khác, chỉ có thể phát hiện bằng các xét nghiệm định lượng chì trong máu.

Để phòng ngừa ngộ độc chì ở trẻ, cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh minh họa

Để phòng ngừa ngộ độc chì ở trẻ, bác sĩ Đào Hữu Nam khuyến cáo cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc nam và các loại thuốc không rõ nguồn gốc khi không có chỉ định của bác sĩ.

Đối với trẻ mắc bệnh động kinh nói riêng và các bệnh mạn tính nói chung, cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn điều trị, dùng thuốc và tái khám theo lịch hẹn, không được tự ý ngừng thuốc, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân cho trẻ như thường xuyên rửa tay, cắt móng tay, hướng dẫn trẻ không đưa tay và các vật dụng lên miệng; Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.

Gia đình cần vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, hạn chế để trẻ tiếp xúc với đồ chơi không đảm bảo chất lượng có thể nhiễm chì và các kim loại nặng khác.

Nếu nghi ngờ trẻ mắc phải tình trạng ngộ độc chì, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời./.

Theo plo.vn

Nguồn: https://plo.vn/be-trai-3-tuoi-nguy-kich-vi-dung-thuoc-nam-khong-ro-nguon-goc-chua-benh-dong-kinh-post787317.html

11 nhóm đối tượng ưu tiên tiêm vắcxin phòng COVID-19 tại Việt Nam

Các nhân viên y tế, nhân viên tham gia phòng chống dịch, lực lượng quân đội, công an, giáo viên, người trên 65 tuổi... là các đối tượng được ưu tiên tiêm vắcxin phòng COVID-19 tại Việt Nam.

Khoảng 600.000 nhân viên y tế, nhân viên tham gia chống dịch được tiêm vaccine COVID-19

Trong quý I/2021, hai nhóm được ưu tiên tiêm vaccine đầu tiên là nhân viên y tế và nhân viên tham gia chống dịch, với khoảng 600.000 người tương đương khoảng 1,2 triệu liều.

Đảm bảo đưa vắcxin COVID-19 an toàn nhất đến với người dân

Bộ Y tế cho biết Bộ chọn mua các vắcxin an toàn, có hiệu lực bảo vệ cao, được Tổ chức Y tế thế giới tiền thẩm định, đã được phê chuẩn bởi một cơ quan quản lý dược nghiêm ngặt (SRA), giá cả phù hợp.

Ghi nhận thêm 6 ca mắc COVID-19 tại Hải Dương và Quảng Ninh

Chiều 23/2, Việt Nam ghi nhận thêm 6 ca mắc mới COVID-19 tại Hải Dương và Quảng Ninh, trong đó riêng Hải Dương có 5 ca, đều là các trường hợp F1, đã được cách ly tập trung trước đó.

Hướng dẫn xét nghiệm SARS-CoV-2 cho công dân nhập ngũ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Long An hướng dẫn xét nghiệm SARS-CoV-2 cho công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân năm 2021.

Vĩnh Phúc: Hàng trăm công nhân nghi ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa

Một số công nhân cho biết sau bữa ăn trưa ở công ty (gồm các món: thịt gà tây xào sả ớt, rau súp lơ xào, dưa chua và canh rau giá đỗ), họ bắt đầu xuất hiện triệu chứng nôn ói, khó chịu…

Liên tục xảy ra ngộ độc thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ cơ sở không bảo đảm

Bộ Y tế yêu cầu kiên quyết xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, cơ sở không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Thông tin mới nhất vụ 19 sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM nhập viện trong đêm

Xung quanh vụ 19 sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM nhập viện trong đêm, PV Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với ông Lại Thế Tuân, Trưởng phòng Tổng hợp, Trung tâm quản lý ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM.

Đã tìm ra nguyên nhân gây vụ ngộ độc bánh mì ở Long Khánh

Chiều 07/5, Phó giám đốc Sở Y tế Võ Thị Ngọc Lắm cho biết, đã có kết quả xét nghiệm mẫu thực phẩm trong vụ ngộ độc bánh mì ở thành phố Long Khánh.

560 người ngộ độc sau ăn bánh mì, phát hiện khuẩn E.coli trong máu 3 trẻ

Đến nay đã ghi nhận 560 người nhập viện do bị ngộ độc sau ăn bánh mì tại TP Long Khánh, Đồng Nai.
Top