Thứ ba, 14/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Cần tiếp tục củng cố các nguyên tắc căn bản của Diễn đàn ARF

(ĐCSVN) - Ngày 24/ tại Manila, Philippines đã diễn ra Hội nghị Quan chức Cao cấp Diễn đàn khu vực ASEAN (SOM ARF) nhằm thảo luận các vấn đề hợp tác và chuẩn bị cho Hội nghị Ngoại trưởng ARF lần thứ 24 vào tháng 8/2017 tại Philippines. Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ARF của Việt Nam dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.

(ĐCSVN) - Ngày 24/ tại Manila, Philippines đã diễn ra Hội nghị Quan chức Cao cấp Diễn đàn khu vực ASEAN (SOM ARF) nhằm thảo luận các vấn đề hợp tác và chuẩn bị cho Hội nghị Ngoại trưởng ARF lần thứ 24 vào tháng 8/2017 tại Philippines. Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ARF của Việt Nam dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.

Các đại biểu tham dự Hội nghị Quan chức Cao cấp Diễn đàn Khu vực ASEAN

Hội nghị ghi nhận những tiến triển tích cực trong thực hiện Kế hoạch hành động Hà Nội triển khai Tầm nhìn ARF 2020 và hợp tác trên các lĩnh vực ưu tiên về an ninh biển, cứu trợ thảm hoạ, chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, chống phổ biến vũ khí và giải trừ quân bị; xem xét các đề xuất hợp tác mới và thống nhất danh mục các hoạt động cho năm giữa kỳ 2017-2018 trình các Bộ trưởng thông qua vào tháng 8/2017.

Trước những diễn biến nhanh chóng của tình hình thế giới, khu vực và sự nổi lên của các thách thức an ninh phức tạp, nhiều chiều, các Quan chức cao cấp khẳng định quyết tâm nâng cao vai trò của ARF với tư cách là diễn đàn an ninh quan trọng thúc đẩy đối thoại, hợp tác và xây dựng lòng tin ở khu vực. Các nước nhấn mạnh cần tiếp tục củng cố các nguyên tắc căn bản của Diễn đàn như tham vấn, đồng thuận, phát triển tiệm tiến; đẩy nhanh tiến trình chuyển sang ngoại giao phòng ngừa song song với việc triển khai mạnh mẽ các biện pháp xây dựng lòng tin; nâng cao năng lực ứng phó với các thách thức mới đang nổi lên ở khu vực như an ninh mạng, cướp biển, khủng bố và cực đoan bạo lực, mua bán người, qua đó góp phần bảo đảm hoà bình, an ninh và phát triển chung ở khu vực.

Nhiều nước tiếp tục bày tỏ quan ngại về tình hình Biển Đông, nhất là các hoạt động bồi đắp, tôn tạo và quân sự hoá, ảnh hưởng đến hoà bình, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở khu vực. Trong bối cảnh này, các nước tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982. Các nước hoan nghênh nỗ lực của ASEAN và Trung Quốc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ DOC; hướng tới sớm hoàn tất Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC).

Đoàn Việt Nam đã tích cực đóng góp ý kiến cho nhiều nghị sự quan trọng của cuộc họp

Các nước tham gia Hội nghị cũng đã trao đổi tình  hình Bán đảo Triều Tiên, theo đó nhiều nước kêu gọi CHDCND Triều Tiên dừng các vụ thử tên lửa và vũ khí hạt nhân; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của giảm căng thẳng, nối lại đối thoại và giải quyết bất đồng một cách hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, tôn trọng và thực hiện đầy đủ các Nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Đại diện Triều Tiên phát biểu, trình bày lập trường, cho rằng Triều Tiên buộc phải có hành động nhằm mục đích tự vệ trước những đe doạ an ninh từ bên ngoài.

Đoàn Việt Nam đã tích cực đóng góp ý kiến cho nhiều nghị sự quan trọng của cuộc họp. Phát biểu về tình hình quốc tế và khu vực, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng khẳng định quan điểm nhất quán của Việt Nam về Biển Đông, đề cao tầm quan trọng của giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình trên cơ sở tôn trong luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý. Trong bối cảnh vẫn còn những lo ngại về các hoạt động bồi đắp, tôn tạo và quân sự hoá trên Biển Đông, Thứ trưởng khẳng định các nước cần đẩy mạnh hơn nữa tự kiềm chế, xây dựng lòng tin và các hoạt động ngăn ngừa sự cố trên biển. Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng hoan nghênh nỗ lực thực hiện nghiêm túc, đầy đủ DOC; các kết quả đạt được trong trao đổi giữa ASEAN và Trung Quốc về xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), trong đó có việc gần đây các quan chức cao cấp hai bên đã nhất trí với nội dung dự thảo khung của COC, bước đầu tiến tới COC thực chất, hiệu quả và ràng buộc về pháp lý.

Theo kế hoạch, Việt Nam sẽ cùng các đối tác EU và Ô-xtrây-li-a đồng chủ trì Nhóm giữa kỳ ARF về An ninh biển (ISM-MS) giai đoạn 2018-2020, cùng Nhật Bản đồng chủ trì Nhóm Chuyên gia và các Nhân vật Nổi tiếng ARF (EEPs) năm 2018; và đăng cai các Hội thảo ARF về Tăng cường hợp tác Thực thi pháp luật trên biển và Gìn giữ hoà bình trong năm 2017. /.

Mạnh Hùng

Syria đề nghị LHQ duy trì các nghị quyết yêu cầu Israel rút khỏi Golan

Đại sứ Syria tại LHQ đề nghị Hội đồng Bảo an tiến hành các biện pháp thiết thực nhằm đảm bảo cơ quan này thực thi đầy đủ nhiệm vụ trong việc thực hiện các nghị quyết liên quan đến Cao nguyên Golan.

Thủ tướng Anh: Sẽ không bỏ phiếu Brexit nếu không đủ phiếu ủng hộ

Bà May tuyên bố: 'Nếu rõ ràng là không có đủ sự ủng hộ để đưa thỏa thuận trở lại vào tuần tới, hoặc Hạ viện một lần nữa phủ quyết, chúng ta có thể đề nghị gia hạn thêm trước ngày 12/4.'

Anh: Hàng trăm nghìn người tuần hành phản đối Brexit tại London

Cuộc biểu tình, là một trong những hoạt động phản đối lớn nhất ở thủ đô London trong nhiều thập kỷ qua, xảy ra sau khi các nhà lãnh đạo EU trong tuần này đã cho phép lùi thời hạn Brexit.

EU không thể đưa ra cam kết mạnh mẽ hơn trong chống biến đổi khí hậu

Ngoài chủ đề Brexit, Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) vừa kết thúc tại Brussels, Bỉ được hâm nóng bằng cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Nga: Tuyên bố về Cao nguyên Golan có thể phá vỡ thỏa thuận Israel-Arab

Thứ trưởng Ngoại giao Nga tuyên bố quyết định công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan có thể phá vỡ triển vọng đạt được một thỏa thuận hòa bình giữa Israel và thế giới Arab.

Việt Nam và Campuchia tăng cường hợp tác về công tác dân vận

(ĐCSVN) - Nhận lời mời của Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng ta sang thăm và làm việc tại Campuchia, từ ngày 25-28/10/2018.

Việt Nam và Campuchia tăng cường hợp tác về công tác dân vận

(ĐCSVN) - Nhận lời mời của Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng ta sang thăm và làm việc tại Campuchia, từ ngày 25-28/10/2018.

Việt Nam và Campuchia tăng cường hợp tác về công tác dân vận

(ĐCSVN) - Nhận lời mời của Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng ta sang thăm và làm việc tại Campuchia, từ ngày 25-28/10/2018.

Việt Nam và Campuchia tăng cường hợp tác về công tác dân vận

(ĐCSVN) - Nhận lời mời của Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng ta sang thăm và làm việc tại Campuchia, từ ngày 25-28/10/2018.

Lãnh đạo các nước, các đảng gửi điện và thư chúc mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

(ĐCSVN) - Nhân dịp Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội khoá XIV bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Lãnh đạo Đại Hàn Dân Quốc, Cộng hòa I-ta-li-a, Cộng hòa An-giê-ri Dân chủ và Nhân dân, Vương quốc Ma-rốc, Cộng hòa Bê-la-rút, Cộng hòa Mô-dăm-bích và Lãnh đạo các đảng nước ngoài đã gửi điện và thư chúc mừng.

Bầu cử Mỹ: 4 bang bắt đầu bỏ phiếu sớm theo hình thức trực tiếp

Bang Minnesota, Virginia, Nam Dakota và Wyoming đã mở cửa vào ngày 18/9, cho phép cử tri bỏ phiếu sớm theo hình thức trực tiếp trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020.

Liên hợp quốc ra tuyên bố nhân kỷ niệm 75 năm thành lập

Hội nghị cấp cao kỷ niệm 75 năm thành lập LHQ diễn ra trong bối cảnh đại dịch vẫn đang hoành hành, khiến nhiều người nghi ngại về tinh thần hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các thách thức chung.

Palestine đề nghị LHQ tổ chức hội nghị quốc tế về Trung Đông

Tổng thống Palestine Abbas đề nghị LHQ triệu tập một hội nghị quốc tế vào năm 2021 nhằm 'chấm dứt sự chiếm đóng, mang lại quyền tự do và độc lập cho người dân Palestine trên chính mảnh đất của mình.'

Kyrgyzstan hủy bỏ kết quả bầu cử Quốc hội sau khi nổ ra biểu tình

Những người phản đối cho rằng có nhiều vi phạm trong bầu cử, làm bùng phát làn sóng biểu tình bạo lực phản đối kết quả bầu cử Quốc hội, khiến 1 người thiệt mạng và nhiều người bị thương.

Chống biến đổi khí hậu kiểu Paris 

Thủ đô Paris của Pháp đang hướng tới xây dựng một cơ chế cho phép các cá nhân và doanh nghiệp đền bù lượng phát thải khí carbon của họ bằng cách tài trợ cho các dự án xanh.
Top