Thứ ba, 14/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Chi tiêu quân sự toàn cầu cao kỷ lục 

Lần đầu tiên, chi tiêu quân sự năm 2023 đã tăng ở cả 5 khu vực địa lý trên thế giới, theo báo cáo công bố ngày 22-4 của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI).

Israel tăng chi tiêu quân sự chủ yếu do cuộc xung đột với phong trào Hamas ở Gaza. Ảnh: Shutterstock

Theo báo cáo, chi tiêu quân sự toàn cầu tăng mạnh nhất trong hơn một thập niên, đạt mức cao kỷ lục với 2.440 tỉ USD. Chi tiêu quân sự năm 2023 đã tăng 6,8% - mức tăng theo năm cao nhất kể từ 2009.

“Sự gia tăng chưa từng có trong chi tiêu quân sự phản ứng trực tiếp sự suy thoái hòa bình và an ninh trên toàn cầu. Các quốc gia đang ưu tiên sức mạnh quân sự, nhưng họ có nguy cơ rơi vào vòng xoáy phản ứng hành động trong bối cảnh an ninh và địa chính trị ngày càng biến động”, Nan Tian, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại SIPRI, nhận định.

Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Saudi Arabia lần lượt là 5 quốc gia chi tiêu quân sự nhiều nhất trong năm ngoái. Cụ thể, chi tiêu quân sự của Mỹ tăng 2,3% so với năm 2022, lên 916 tỉ USD.

Mức chi tiêu quân sự của Trung Quốc là khoảng 296 tỉ USD, tăng 6% so với năm 2022 và là năm thứ 29 liên tiếp quốc gia Đông Bắc Á này tăng chi tiêu quân sự.

Trong khi đó, mức chi tiêu của Nga và Ấn Độ lần lượt là 109 tỉ USD và gần 83,7 tỉ USD. Với chi tiêu quân sự chiếm 5,9% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tương đương 16% tổng chi tiêu của Chính phủ Nga, năm ngoái đánh dấu mức cao nhất được ghi nhận kể từ khi Liên Xô tan rã.

Trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng với Trung Quốc và Pakistan, chi tiêu quân sự của Ấn Độ đã tăng 4,2% so với năm 2022, phản ánh sự gia tăng về nhân sự và chi phí hoạt động. Các nhà phân tích lưu ý rằng 75% vốn đầu tư của Ấn Độ là dành cho các thiết bị nội địa, tỷ lệ cao nhất từ ​​trước đến nay, khi quốc gia Nam Á hướng tới mục tiêu tự chủ trong phát triển và sản xuất vũ khí.

Ở Trung Đông, chi tiêu quân sự của Saudi Arabia trong năm ngoái tăng 4,3% so với năm 2022, lên khoảng 75,8 tỉ USD, tương đương 7,1% GDP. Đây là mức chi tiêu quân sự cao nhất trong khu vực.

Chi tiêu quân sự của Israel, đứng thứ hai ở Trung Đông sau Saudi Arabia và trên Thổ Nhĩ Kỳ, đã tăng 24% đạt 27,5 tỉ USD, chủ yếu do cuộc tấn công vào Dải Gaza. Trong khi đó, Iran là nước chi tiêu quân sự lớn thứ tư trong khu vực khi chi tiêu của nước này tăng nhẹ (0,6%), lên 10,3 tỉ USD.

Ukraine trở thành quốc gia chi tiêu quân sự lớn thứ 8 trên thế giới vào năm ngoái, với mức tăng hàng năm là 51%, đạt 64,8 tỉ USD, nhưng chỉ tương đương 59% chi tiêu quân sự của Nga trong cùng năm. Cũng ở châu Âu, Ba Lan chứng kiến mức tăng chi tiêu quân sự lớn nhất từ trước đến nay, với 31,6 tỉ USD, tăng 75% so với năm 2022.

Ở khu vực Trung Mỹ và Caribe, chi tiêu quân sự của các nước cũng tăng mạnh. Việc sử dụng quân đội để chống lại các băng đảng có vũ trang được cho là yếu tố dẫn đến sự gia tăng chi tiêu ở Trung Mỹ và Caribe. Theo Diego Lopes da Silva, nhà nghiên cứu cấp cao tại SIPRI, việc sử dụng quân đội để trấn áp bạo lực băng đảng là xu hướng ngày càng tăng trong khu vực trong nhiều năm vì các chính phủ không thể giải quyết vấn đề bằng các biện pháp thông thường.

Tại châu Phi, căng thẳng, xung đột và bạo lực cũng khiến các nước tăng chi tiêu quân sự.

HẠNH NGUYハN (Theo Guardian)

 

Nguy cơ Hamas trỗi dậy ở Dải Gaza 

Trả lời phỏng vấn trên chương trình Meet the Press của đài NBC News ngày 12-5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Israel có nguy cơ châm ngòi cuộc nổi dậy của phong trào Hồi giáo Hamas ở Gaza thời hậu chiến

Nga bất ngờ thay Bộ trưởng Quốc phòng 

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 12-5 đã đề xuất lên Hội đồng Liên bang (Thượng viện) bổ nhiệm ông Andrei Belousov, người giữ chức Phó Thủ tướng thứ nhất từ năm 2020, làm Bộ trưởng Quốc phòng, thay ông Sergei Shoigu.

An ninh nước - Thách thức toàn cầu Kỳ cuối: Những hình mẫu tái tạo và sử dụng các nguồn nước hiệu quả 

Thay vì xây dựng cơ sở hạ tầng như nhà máy xử lý hoặc đập chứa nước, các giải pháp dựa vào thiên nhiên ở Peru tập trung đầu tư vào việc bảo tồn và khôi phục cơ sở hạ tầng tự nhiên quan trọng như rừng, đầm lầy, đồng cỏ và rừng ngập mặn.

An ninh nước - Thách thức toàn cầu Kỳ cuối: Những hình mẫu tái tạo và sử dụng các nguồn nước hiệu quả 

Thay vì xây dựng cơ sở hạ tầng như nhà máy xử lý hoặc đập chứa nước, các giải pháp dựa vào thiên nhiên ở Peru tập trung đầu tư vào việc bảo tồn và khôi phục cơ sở hạ tầng tự nhiên quan trọng như rừng, đầm lầy, đồng cỏ và rừng ngập mặn.

An ninh nước - Thách thức toàn cầu Kỳ cuối: Những hình mẫu tái tạo và sử dụng các nguồn nước hiệu quả 

Thay vì xây dựng cơ sở hạ tầng như nhà máy xử lý hoặc đập chứa nước, các giải pháp dựa vào thiên nhiên ở Peru tập trung đầu tư vào việc bảo tồn và khôi phục cơ sở hạ tầng tự nhiên quan trọng như rừng, đầm lầy, đồng cỏ và rừng ngập mặn.

Nghi phạm xả súng ở New Zealand ra tòa với cáo buộc giết người

Brenton Harrison Tarrant, công dân Australia sinh sống tại bang New South Wales, 28 tuổi, đã bị đưa ra tòa ở thành phố Christchurch của New Zealand, đối mặt với cáo buộc giết người.

Đức kêu gọi thế giới nỗ lực khẩn cấp kiểm soát vũ khí tự động

Bộ Ngoại giao Đức đã kêu gọi cộng đồng quốc tế cần phải nỗ lực khẩn cấp để đảm bảo rằng con người vẫn kiểm soát được các loại vũ khí sát thương tự động.

Vụ tai nạn máy bay Ethiopia: Đã xác định được danh tính các hành khách

Trên chiếc máy bay mang số hiệu ET302 bị tai nạn cùng ngày có các hành khách mang quốc tịch của hơn 30 nước khác nhau.

Thủ tướng Anh Theresa May phải đối mặt sức ép từ chức nặng nề

Cựu Bộ trưởng Giáo dục Nicky Morgan cho rằng nếu Thủ tướng May thất bại tại cuộc bỏ phiếu ý nghĩa quan trọng vào ngày 12/3 tới thì 'sẽ rất khó để Thủ tướng tiếp tục ở lại văn phòng dài lâu.'

Nước Anh tất bật chuẩn bị cho ngày chính thức rời khỏi EU

Báo chí châu Âu đưa tin rằng nước Anh dường như đang khá bận rộn chuẩn bị cho thời khắc này và nhất là khả năng Brexit không thỏa thuận dù rằng Chính phủ Anh đang nỗ lực tránh kịch bản đó.

Nhật Bản: Đâm xe liên hoàn trên cao tốc khiến ít nhất 3 người thiệt mạng

(ĐCSVN) - Ngày 14/5, Cảnh sát Nhật Bản cho biết ít nhất 3 người đã thiệt mạng trong vụ tai nạn đâm xe liên hoàn giữa 7 phương tiện (gồm 4 xe tải và 3 ô tô chở khách) xảy ra trên một tuyến đường cao tốc ngay bên ngoài thủ đô Tokyo.

Doanh nghiệp Bỉ vào Việt Nam tức là vào thị trường lớn gần như toàn cầu

Cùng với Hiệp định EVFTA sắp được ký kết, Việt Nam đã tham gia 15 Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới. “Điều đó cũng có nghĩa là doanh nghiệp Bỉ vào Việt Nam tức là vào thị trường lớn gần như toàn cầu” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.

Doanh nghiệp Bỉ vào Việt Nam tức là vào thị trường lớn gần như toàn cầu

Cùng với Hiệp định EVFTA sắp được ký kết, Việt Nam đã tham gia 15 Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới. “Điều đó cũng có nghĩa là doanh nghiệp Bỉ vào Việt Nam tức là vào thị trường lớn gần như toàn cầu” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.

Doanh nghiệp Bỉ vào Việt Nam tức là vào thị trường lớn gần như toàn cầu

Cùng với Hiệp định EVFTA sắp được ký kết, Việt Nam đã tham gia 15 Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới. “Điều đó cũng có nghĩa là doanh nghiệp Bỉ vào Việt Nam tức là vào thị trường lớn gần như toàn cầu” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.

Doanh nghiệp Bỉ vào Việt Nam tức là vào thị trường lớn gần như toàn cầu

Cùng với Hiệp định EVFTA sắp được ký kết, Việt Nam đã tham gia 15 Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới. “Điều đó cũng có nghĩa là doanh nghiệp Bỉ vào Việt Nam tức là vào thị trường lớn gần như toàn cầu” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.
Top