Thứ năm, 16/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

"Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt"

(ĐCSVN) - Với hơn 300 ảnh, tài liệu, hiện vật, Triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt” giới thiệu tới công chúng những dấu mốc và minh chứng lịch sử quan trọng, vô cùng sinh động về trận quyết chiến chiến lược làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” của dân tộc.

(ĐCSVN) - Với hơn 300 ảnh, tài liệu, hiện vật, Triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt” giới thiệu tới công chúng những dấu mốc và minh chứng lịch sử quan trọng, vô cùng sinh động về trận quyết chiến chiến lược làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” của dân tộc.

Cắt băng khai mạc Triển lãm. 

Ngày 7 tháng 5 năm 1954, sau 56 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non” kiên cường chiến đấu, quân và dân Việt Nam đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã giáng đòn quyết định, buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương, mở ra trang mới cho cách mạng Việt Nam, đồng thời báo hiệu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới. Đây là một trong những đỉnh cao chói lọi, được ghi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa trong thời đại Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là thắng lợi chung của các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), thực hiện chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt”, Triển lãm được tổ chức tại Bảo tàng Hồ Chí Minh khai mạc ngày 26/4/2024.

Với hơn 300 ảnh, tài liệu, hiện vật, Triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt” giới thiệu tới công chúng những dấu mốc và minh chứng lịch sử quan trọng, vô cùng sinh động về trận quyết chiến chiến lược làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” của dân tộc. Qua đó, khơi dậy hào khí của bản hùng ca chiến thắng Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 

Nội dung Triển lãm gồm 03 phần:

Phần I: Đường tới Điện Biên Phủ

Ngày 23/9/1945, chỉ 21 ngày sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập, thực dân Pháp đã nổ súng gây hấn ở Nam Bộ, tiến hành xâm lược nước ta một lần nữa. Dù đã thiện chí nhân nhượng để cứu vãn hòa bình nhưng “càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới”. Trước tình thế đó, ngày 19/12/1946, hưởng ứng lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả nước đã đồng loạt bước vào cuộc kháng chiến “toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh” chống thực dân Pháp xâm lược.

Để bảo toàn, phát triển lực lượng và tổ chức kháng chiến lâu dài, quân và dân ta đã rút khỏi Hà Nội rời lên chiến khu Việt Bắc. Dưới sự chỉ đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân ta đã chuyển dần từ thế bị động phòng ngự sang chủ động tiến công, lần lượt đánh bại các chiến lược quân sự của Pháp, không ngừng mở rộng vùng giải phóng. Từ Chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông (1947), chiến dịch Biên giới (1950) đến Chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, quân ta không ngừng phát triển thế tiến công, buộc Pháp phải chấp nhận chọn Điện Biên Phủ làm điểm tổ chức trận quyết chiến lược kết thúc chiến tranh.

Phần II: Điện Biên Phủ - Trận Quyết chiến chiến lược

Điện Biên Phủ là một thung lũng lòng chảo, cách Hà Nội 500km về phía Tây Bắc. Giữa thung lũng là cánh đồng Mường Thanh rộng lớn được tạo nên từ phù sa sông Nậm Rốm. Bao quanh thung lũng là rừng cây, đồi núi trập trùng. Ban đầu, Điện Biên Phủ không được đề cập trong Kế hoạch của Na-va. Ngày 20/11/1953, sau khi biết tin bộ đội chủ lực Đại đoàn 316 của Việt Nam đang hành quân lên Tây Bắc, Na-va vội vã cho tổ chức cuộc hành binh Cát-tơ, điều quân nhảy dù chiếm đóng lòng chảo Mường Thanh, thiết lập tập đoàn cứ điểm quân sự mạnh nhất Đông Dương với nhiều trang thiết bị vũ khí hiện đại, chấp nhận giao chiến với bộ đội Việt Nam tại Điện Biên Phủ.

 Góc Triển lãm

Nhận thấy trận Điện Biên Phủ là cơ hội đánh tiêu diệt lớn, tạo chiến thắng vang dội để chấm dứt kháng chiến trường kỳ, quân ta đã chấp nhận thách thức của quân Pháp. Trận quyết chiến chiến lược tại Điện Biên Phủ giữa bộ đội chủ lực Việt Nam và quân đội Liên hiệp Pháp diễn ra trong 56 ngày đêm, từ ngày13/3 - 7/5/1954. Kết thúc trận chiến, “con nhím” Điện Biên - “pháo đài không thể công phá” của Na-va đã trở thành tử huyệt chôn vùi dã tâm xâm lược của thực dân Pháp.

Phần III: Hào khí Điện Biên

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ, trực tiếp dẫn đến việc ký Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Ngày 10/10/1954, Trung đoàn Thủ đô trở về tiếp quản Hà Nội. Phát huy hào khí chiến thắng Điện Biên Phủ, nhân dân ta đã chiến đấu và chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, mở ra bước ngoặt cho nhân dân ta tiến tới Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Trên phương diện quốc tế, Điện Biên Phủ đã trở thành ngọn cờ thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh, cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa vùng dậy đấu tranh chống xâm lược, giành độc lập tự do. Chỉ 10 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, đã có 17/22 nước thuộc địa của Pháp giành độc lập. Riêng ở Châu Phi năm 1960 có tới 17 quốc gia tuyên bố độc lập và lịch sử đã gọi sự kiện này là “Năm Châu Phi”.

Triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt” giúp công chúng hiểu rõ hơn về ý nghĩa tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của chiến thắng Điện Biên Phủ. Thông qua Triển lãm nhằm khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến quyết thắng của Chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mãi mãi là niềm tự hào, là nguồn sức mạnh to lớn cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta ra sức phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Triển lãm được giới thiệu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh từ 26/04/2024 đến tháng 10/2024.

TT

Trải nghiệm văn hóa ẩm thực từ “Lễ hội giã cốm”

(ĐCSVN) – Cốm Tú Lệ không chỉ là tinh hoa của đất trời, mà còn có cả tình yêu, hồn đất, hồn người gửi gắm vào trong đó. Lễ hội giã cốm xã Tú Lệ, giúp du khách du được trải nghiệm quy trình làm cốm thủ công và thưởng thức cốm Tú Lệ nổi tiếng thơm ngon của loại lúa nếp nương được nuôi bằng nước suối Tây Bắc.

Độc đáo, nhân văn từ Hội chọi dê

(ĐCSVN) – Điểm đặc biệt của Hội chọi dê (huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) khác với những lễ hội thi chọi khác là những đấu sĩ dê dù thắng hay thua đều không bị xẻ thịt. Những đấu sĩ dê chiến thắng giải cao còn được lựa chọn để phối giống nhằm bảo tồn nguồn gen quý.

Giá trị trường tồn Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 

Ðề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 được coi là bản tuyên ngôn, là cương lĩnh đầu tiên của Ðảng ta về văn hóa. Trong 81 năm qua, Ðề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 đã được Ðảng ta vận dụng

Vĩnh biệt Anh hùng phi công bắn rơi 7 máy bay Mỹ

(ĐCSVN) - Theo thông tin từ Quân chủng phòng không - không quân, lễ viếng Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Bảy sẽ được tổ chức sáng 24/9 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng (quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh).

Một tiếng thơ mới lạ từ biên giới Tây Nam 

Cùng với những nhà thơ nữ xuất hiện gần đây như Huỳnh Thúy Kiều ở Cà Mau, Vũ Thiên Kiều ở Kiên Giang, Vũ Thanh Hoa ở Vũng Tàu, Huỳnh Thị Quỳnh Nga ở Tiền Giang, Bảo Bình ở Cần Thơ
Top