Thứ hai, 13/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

EU nỗ lực chống gián điệp 

Sau một loạt vụ bê bối về ảnh hưởng của nước ngoài tại Nghị viện châu Âu (EP) và một số nước thành viên, các quan chức Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực xử lý các vụ nghi ngờ làm gián điệp cho Nga và Trung Quốc

Sau một loạt vụ bê bối về ảnh hưởng của nước ngoài tại Nghị viện châu Âu (EP) và một số nước thành viên, các quan chức Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực xử lý các vụ nghi ngờ làm gián điệp cho Nga và Trung Quốc nhằm tạo dựng niềm tin với cử tri trước thềm bầu cử EP vào tháng 6.

Bỉ bị xem như “ổ gián điệp” vì là nơi đặt trụ sở EU và NATO. Ảnh: Council of Europe

Theo trang tin DW, công chúng trong 18 tháng qua đã chứng kiến một loạt vụ tai tiếng về ảnh hưởng của nước ngoài liên quan nghị sĩ EU. Đầu tiên là cáo buộc gây chấn động vào tháng 12-2022, rằng nhiều quan chức cùng trợ lý hàng đầu trong EP từ năm 2018 đã nhận hối lộ từ Qatar, Maroc và Mauritania để gây ảnh hưởng lên các quyết định về kinh tế, chính trị của EP. Đầu năm nay, lại có cáo buộc cho rằng Chủ tịch Liên minh Những người nói tiếng Nga ở EU (EURSA) Tatjana Zdanoka làm việc cho các đặc vụ Cơ quan An ninh Liên bang Nga ít nhất từ ​​năm 2004.

Trong diễn biến liên quan, Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo gần đây công bố mở cuộc điều tra về nghi ngờ Nga can thiệp bầu cử EP. Động thái được đưa ra dựa trên xác nhận của cơ quan tình báo Bỉ về sự tồn tại của mạng lưới can thiệp thân Nga đang cố làm suy yếu sự ủng hộ dành cho Ukraine. Brussels hiện phối hợp chặt chẽ với chính quyền Séc sau khi hoạt động gây ảnh hưởng thân Nga bị phát hiện ở đó. Theo điều tra, Nga đã tiếp cận và trả tiền cho các thành viên EP để thúc đẩy hoạt động tuyên truyền của Mát-xcơ-va. Trong vụ việc mới nhất, các công tố viên Đức tuần này đã ra lệnh bắt giữ công dân Đức được xác định là Jian G, hiện giữ chức trợ lý của nghị sĩ EP Maximilian Krah thuộc đảng cực hữu AfD. Ông này bị bắt vì cáo buộc làm gián điệp cho tình báo Trung Quốc. 

Nhiều vụ bắt giữ cũng đang diễn ra ở các quốc gia nằm ngoài EU như Anh đối với những cá nhân bị nghi làm gián điệp cho Trung Quốc. Bắc Kinh đã bác bỏ tất cả cáo buộc trên là vô căn cứ và có động cơ chính trị.

Châu Âu cảnh giác cao độ

Tại EU, hoạt động gián điệp của Nga nhìn chung vẫn là mối lo ngại lớn nhất. Theo phân tích về các trường hợp người châu Âu bị kết án làm gián điệp giai đoạn 2010-2021, Mát-xcơ-va bị cho đứng sau hầu hết các vụ việc. Trong 11 tháng kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2-2022, Viện các vấn đề quốc tế Ba Lan (PISM) cho biết các nước EU đã trục xuất 490 nhà ngoại giao Nga, phần lớn bị nghi ngờ là đặc vụ hoặc hợp tác với tình báo Nga.

Theo kết quả cuộc thăm dò công bố mới đây, tỷ lệ người dân trong các nước thành viên EU quan tâm đến cuộc bầu cử EP, dự kiến diễn ra vào tháng 6 tới,  tăng đáng kể so với cuộc bầu cử tương tự hồi năm 2019. Đáng chú ý, tình trạng đói nghèo, sức khỏe, việc làm và quốc phòng là chủ đề được quan tâm hàng đầu. Khoảng 80% số người được hỏi tại 27 quốc gia thành viên EU cho biết bối cảnh quốc tế, đáng chú ý nhất là cuộc xung đột tại Ukraine và Trung Đông, khiến việc bỏ phiếu quan trọng hơn.

Các hoạt động của Nga được ghi nhận trên khắp EU, nhưng tích cực nhất là ở những nước có cơ sở hạ tầng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và trụ sở các tổ chức quốc tế. Vì thế, Bỉ là mục tiêu hàng đầu của hoạt động gián điệp. Sau những tiết lộ mới nhất liên quan EP, Thủ tướng De Croo đã nhiều lần nhấn mạnh trách nhiệm đặc biệt của Brussels kèm theo lời kêu gọi EU xem xét phối hợp chặt chẽ hơn, tăng cường chia sẻ thông tin giữa các nước thành viên và bổ sung công cụ trừng phạt mới nhằm chống lại các hoạt động ác ý của Nga.

Tổ chức Minh bạch Quốc tế đánh giá EP chưa thực hiện đúng trách nhiệm và không có cải cách đáng kể về giám sát độc lập. Tuy hợp tác liên EU tăng lên, tình báo vẫn là một trong những lĩnh vực chính sách mà 27 nước thành viên bảo vệ chặt chẽ như vấn đề nội bộ. Hiện nhiều quốc gia trong khối bị hạn chế về năng lực chống hoạt động gián điệp, trong khi hợp tác ở cấp EU vẫn còn bị cản trở bởi sự khác biệt trong nhận thức về mối đe dọa và thiếu tin tưởng lẫn nhau.

MAI QUYÊN

Hoạt động tưởng niệm Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Tây Ban Nha và Venezuela

Trong những ngày qua, Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Tây Ban Nha đã tổ chức trang trọng lễ viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Việt Nam coi trọng quan hệ với Liên hợp quốc

Trao đổi với Chủ tịch Đại hội đồng Maria Fernanda Espinosa Garces, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định coi trọng quan hệ với Liên hợp quốc (LHQ); ủng hộ vai trò trung tâm của LHQ; đề nghị LHQ ưu tiên thúc đẩy ngoại giao phòng ngừa, ủng hộ giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế;

Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc

(ĐCSVN) - Chuyến tham dự Phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) khóa 73 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khẳng định vai trò và cam kết của Việt Nam cùng các thành viên khác của LHQ chung tay giải quyết các thách thức toàn cầu; vì một thế giới hòa bình, công bằng và phát triển bền vững cho mọi người dân.

Chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm xây dựng và cải thiện thể chế kinh tế thị trường

(ĐCSVN) – Hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ dự án DEEP (Dự án Hợp tác trao đổi kinh nghiệm phát triển vì tầm nhìn Việt Nam), đây là dự án hợp tác giữa hai Chính phủ Hàn Quốc và Việt Nam.

Việt Nam nhấn mạnh lập trường ủng hộ sự nghiệp Cách mạng chính nghĩa của Cuba

Ngày 28/9, Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Ủy ban Bảo vệ Cách mạng Cuba (CDR) đã kết thúc tại thủ đô La Habana. Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ VN) tham dự và phát biểu phiên bế mạc.

Giới trẻ Ấn Ðộ trước tương lai bất định 

Sau 6 tháng làm việc ca đêm tại một trung tâm chăm sóc khách hàng ở thành phố Pune, cách trung tâm tài chính Mumbai 3 tiếng lái xe, Rohit Mhatre, 23 tuổi, đã xin nghỉ hồi tháng 3 với hy vọng tìm được công việc khác có thể cho phép anh có cuộc sống xã hội tốt hơn.

Pháp sắp đóng tàu sân bay mớI 

Theo trang tin Naval News, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang chuẩn bị cho việc phát triển một tàu sân bay thế hệ mới, thay thế tàu Charles de Gaulle.

Trung Quốc nâng mức ứng phó khẩn cấp với mưa lũ 

Ngày 12-7, Trung Quốc đã nâng mức ứng phó khẩn cấp với lũ lụt lên cấp độ 2, mức cao thứ 2 trong hệ thống ứng phó, do mưa lớn tiếp tục trút xuống nhiều khu vực trên cả nước.

Hàn Quốc phạt TikTok vấn đề bảo mật dữ liệu 

Ngày 15-7, Ủy ban Truyền thông Hàn Quốc (KCC) cho biết đã phạt nền tảng chia sẻ video trực tuyến TikTok của Trung Quốc 186 triệu won (155.000 USD) do sai phạm trong xử lý thông tin người dùng

Hàn Quốc thúc đẩy làn sóng văn hóa Hallyu mới 

Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Chính phủ Hàn Quốc ngày 16-7 đã tổ chức cuộc họp điều phối và rà soát các vấn đề nổi cộm trong công tác điều hành quốc gia do Thủ tướng Chung Se-kyun chủ trì
Top