Thứ ba, 14/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Ðiểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam 

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố báo cáo điểm lại tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam đã đưa ra nhận định, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm tới là tích cực. Năm 2024, tăng trưởng kinh tế Việt Nam được WB dự báo tăng 5,5%

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố báo cáo điểm lại tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam đã đưa ra nhận định, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm tới là tích cực. Năm 2024, tăng trưởng kinh tế Việt Nam được WB dự báo tăng 5,5% trên cơ sở các mặt hàng chế tạo sẽ tiếp tục phục hồi, thị trường bất động sản sẽ xoay chiều và thị trường trái phiếu có dấu hiệu được giải tỏa. Nhưng để tăng trưởng bền vững, Việt Nam cần thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cải thiện năng suất lao động.

Thúc đẩy hoạt động R&D trong doanh nghiệp, góp phần đổi mới sáng tạo, giảm thâm dụng lao động. Ảnh minh họa

Nhận diện rủi ro và thách thức

Tại buổi công bố báo cáo điểm lại tháng 4-2024 với chủ đề “Đẩy mạnh khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”, bà Dorsati Madani, Chuyên gia Kinh tế cao cấp của WB, cho biết năm qua, 3 động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là xuất khẩu, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước đều mất đà. Năm 2023, sản xuất công nghiệp là yếu tố khiến cho tăng trưởng kinh tế chững lại, sản xuất công nghiệp trong năm chỉ tăng 1,5%, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) luôn ở vùng suy giảm suốt 10 tháng, do nhu cầu bên ngoài giảm, kéo theo các hoạt động sản xuất gắn với xuất khẩu giảm. Bên cạnh đó, nhu cầu trong nước vẫn loay hoay với tác động và tình trạng bất định của các yếu tố bên ngoài, thị trường trái phiếu, đầu tư tư nhân giảm xuống dưới mức bình quân trước đại dịch; tiêu dùng thực cuối cùng dù cải thiện nhưng vẫn ở dưới mức đại dịch, thị trường bất động sản phục hồi chậm so với kỳ vọng… là những trở lực cho tăng trưởng kinh tế năm 2023.

Theo dự báo của WB, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024 vẫn thấp hơn thời kỳ trước đại dịch COVID-19, với mức tăng 5,5%, nhưng kinh tế Việt Nam có nhiều điểm sáng nhờ tổng cầu thế giới phục hồi. Dự báo dựa trên giả định xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến chế tạo sẽ phục hồi khá trong năm 2024, do sự suy giảm của xuất nhập khẩu đã chạm đáy vào tháng 4-2023. Cùng với đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang dần phục hồi từ quý cuối năm 2023 phát hành được 135.000 tỉ đồng (cả năm 2023 phát hành khoảng 298.500 tỉ đồng); đến tháng 2-2024, các doanh nghiệp đã phát hành được 114.800 tỉ đồng… điều này sẽ thúc đẩy đầu tư tư nhân và tiêu dùng trong nước tăng, góp phần hỗ trợ các động lực tăng trưởng.

Các chuyên gia của WB cũng nhận định, tăng trưởng toàn cầu dự kiến còn trì trệ và quá trình phục hồi không đồng đều trong các năm 2024-2025 sẽ tác động đến các nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu làm động lực tăng trưởng. Tuy nhiên, theo dự báo của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ, khu vực đồng EURO và Trung Quốc sẽ phục hồi trong năm 2024. Đây là những thị trường chủ lực nhập hàng hóa của Việt Nam. Động lực này rõ nét nhất vào quý đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hóa đã phục hồi mạnh mẽ, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2023, nhờ xuất khẩu sang Hoa Kỳ và EU tăng mạnh (lần lượt tăng 25,5% và 16,3% so cùng kỳ năm trước). Chỉ số PMI quý I-2024 cũng dao động quanh mức 50 điểm, cho thấy tín hiệu phục hồi của ngành sản xuất Việt Nam.

Theo các chuyên gia kinh tế cao cấp của WB, do độ mở của nền kinh tế Việt Nam với toàn cầu lớn, nên tăng trưởng toàn cầu tốt hơn có thể hỗ trợ các lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam phục hồi nhanh hơn. Dư địa để thực hiện chính sách cắt giảm lãi suất hỗ trợ nền kinh tế không nhiều, nhưng Việt Nam duy trì các chính sách tài khóa hỗ trợ sẽ là động lực cho kinh tế phục hồi, tăng trưởng. Bên cạnh đó, Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Đất đai 2023 đã có hiệu lực sẽ hỗ trợ thị trường bất động sản, tiền tệ phát triển.

Thúc đẩy đổi mới, sáng tạo

Các chuyên gia kinh tế cũng nhận định, dù sức chống chịu của nền kinh tế Việt Nam khá ấn tượng trước sự suy giảm tổng cầu, lạm phát tăng, nhiều ngân hàng trung ương neo lãi suất cao để kiềm chế lạm phát, nhưng chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chưa bền vững, chưa về mức trước đại dịch COVID-19. Vì vậy, Việt Nam cần đổi mới công nghệ, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, xây dựng hệ thống tài chính ổn định… Khi các động lực tăng trưởng truyền thống đang dần yếu thế, Việt Nam cần nâng cao năng suất của khu vực tư nhân trong nước nhằm hoàn thành mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045. Mặc dù trong thập kỷ qua, số lượng doanh nghiệp tư nhân trong nước tăng mạnh, nhưng năng suất lao động, năng lực đổi mới sáng tạo thấp hơn nhiều so với khu vực FDI và ít hội nhập vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Động lực để cải thiện năng suất lao động khu vực tư nhân là các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.  

Ông Đặng Quang Vinh - Chuyên gia cao cấp khu vực tư nhân của WB cho biết: Doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng nhằm cải thiện tăng trưởng năng suất. Tuy nhiên, trên thực tế bằng sáng chế của Việt Nam còn hạn chế so với các nước trong khu vực. Các cơ hội tiếp cận tài chính cho hoạt động đổi mới sáng tạo vẫn là thách thức lớn đối với khu vực tư nhân. Hỗ trợ của Nhà nước về khởi nghiệp còn manh mún, chất lượng và mức hỗ trợ còn thấp. Thời gian qua, Chính phủ đã rất nỗ lực đưa ra các chương trình hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp từ cấp Trung ương đến địa phương nhưng còn phân mảnh ở các cơ quan khác nhau, nên chưa tạo tác động lan tỏa thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Đề án 844 của Bộ Khoa học và Công nghệ (triển khai từ năm 2018) đã hỗ trợ 2.000 dự án và nhiều học viên khởi nghiệp, nhưng chưa tác động lan tỏa. Bên cạnh đó, dù có nhiều cải cách nhưng doanh nghiệp khởi nghiệp và nhà đầu tư còn đối mặt với nhiều rào cản pháp lý.

Trong số 200 doanh nghiệp khởi nghiệp tham gia khảo sát doanh nghiệp đổi mới sáng tạo của WB năm 2023, có tới 44% cho rằng rất vất vả mới có thể tuyển dụng nhân sự có kỹ năng và trình độ phù hợp. Chỉ 2% doanh nghiệp cho biết được Nhà nước hỗ trợ tài chính, tài trợ hoặc cho vay trong giai đoạn phát triển ban đầu và 7% doanh nghiệp kỳ vọng được Nhà nước hỗ trợ giai đoạn sau, chẳng hạn sau khi ra mắt sản phẩm. Bởi có tới 69% doanh nghiệp cho biết gặp khó khăn trong tiếp cận tài chính để phát triển. Chỉ 15% nhận được vốn đầu tư mạo hiểm trước khi ra mắt sản phẩm, dù vốn đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam đã tăng nhanh trong năm qua. Tình trạng thiếu vốn ở giai đoạn đầu là trở lực lớn để doanh nghiệp khởi nghiệp… Các chuyên gia cho rằng, đổi mới sáng tạo là động lực chính để cải thiện và tăng năng suất lao động. Tăng năng suất lao động còn là giải pháp tiên quyết để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, vừa góp phần cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

‘Bài, ảnh: GIA BẢO

 

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Hoàn thiện các nội dung tổng kết chính sách pháp luật về tài chính đất đai

(ĐCSVN) - Đất đai là nguồn tài nguyên đặc biệt, nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước. Chính vì vậy, đổi mới, bổ sung, hoàn thiện chính sách đất đai cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và sự phát triển của xã hội luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Trong đó, chính sách pháp luật về tài chính đất đai có ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng.

Ngân hàng Thế giới hỗ trợ Việt Nam quản trị đô thị ở TP. Hồ Chí Minh

(ĐCSVN) - Ngân hàng Thế giới hôm nay phê duyệt hai Chương trình Chính sách Phát triển (DPO) với tổng giá trị 321,5 triệu USD, qua đó khẳng định cam kết hỗ trợ các nỗ lực phục hồi của Việt Nam. Hai chương trình này được thiết kế để hỗ trợ chính quyền trung ương và TP. Hồ Chí Minh trong nỗ lực tăng cường quản trị đô thị và thúc đẩy phục hồi toàn diện, dựa trên chuyển đổi số và bền vững.

Bình Phước phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp

(ĐCSVN) – Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Phước, 6 tháng đầu năm 2021, địa phương có 620 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 18,8% so với cùng kỳ, đạt 52% kế hoạch; thành lập mới 25 hợp tác xã, đạt 125% kế hoạch năm….

Bình Phước phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp

(ĐCSVN) – Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Phước, 6 tháng đầu năm 2021, địa phương có 620 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 18,8% so với cùng kỳ, đạt 52% kế hoạch; thành lập mới 25 hợp tác xã, đạt 125% kế hoạch năm….

Bảo đảm đủ tiền trong máy ATM để phục vụ dịp tết

Những ngày này, số lượng người đến rút tiền tại các điểm có đặt máy ATM tăng lên rất nhiều để chi tiêu trong dịp tết.

Sâu, bệnh gây hại ít ở đầu vụ sản xuất lúa Hè Thu 2024   

Mặc dù sâu, bệnh gây hại trên lúa Hè Thu 2024 có tăng so với tuần trước nhưng tỷ lệ nhiễm và mật độ gây hại thấp, chủ yếu là bệnh đạo ôn lá, sâu đục thân, rầy phấn trắng, nông dân cần chủ động phòng ngừa.

Phát huy vai trò của kinh tế hợp tác trong xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, kinh tế hợp tác (KTHT) mà nòng cốt là các hợp tác xã (HTX) đã từng bước khẳng định được vai trò quan trọng trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh.

Cây khóm trên đất Thủ Thừa

Cây khóm dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, vốn đầu tư thấp lại ít sâu, bệnh. Đặc biệt, cây khóm chịu phèn, mặn rất tốt nên phù hợp trồng ở vùng “rốn phèn”.

Hỗ trợ sản xuất lúa theo hướng VietGAP tại Tân Hưng   

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Long An phối hợp ngành Nông nghiệp huyện Tân Hưng tổ chức triển khai mô hình điểm sản xuất lúa theo hướng VietGAP lúa vụ Hè Thu 2024 tại huyện Tân Hưng.

Nỗ lực phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể   

UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành tỉnh, Liên minh Hợp tác xã, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp triển khai các giải pháp xây dựng, phát triển HTX

Khát vọng thịnh vượng xây dựng đô thị loại I

Năm 2024, TP.Tân An tròn 15 tuổi và được xác định là năm tăng tốc để đạt những mục tiêu đề ra. Đó là hoàn thành sớm các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ TP.Tân An lần thứ XI;...

Đồng Nai: Cá chết nổi trắng hồ thủy lợi Sông Mây

Do lượng cá chết lên đến gần 200 tấn, nhằm tránh ô nhiễm nguồn nước, các công nhân đội nắng, làm việc xuyên lễ để vớt cá, dọn dẹp vệ sinh lòng hồ.

Thêm gần 200 cây xanh phải di dời, đốn hạ làm dự án kết nối metro số 1

Giấy phép chặt hạ, dịch chuyển số cây xanh dọc đường Võ Nguyên Giáp vừa được Trung tâm phát triển hạ tầng kỹ thuật TP Thủ Đức cấp cho Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (Sở GTVT TP.HCM).

Giao thông đi trước mở đường tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội

Với việc đầu tư hệ thống giao thông tương đối đồng bộ, hiện đại, có tính kết nối cao đã góp phần khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh trong phát triển KT-XH,...

Thế giới cần 4.000 tỷ USD mỗi năm để chuyển đổi năng lượng tái tạo

Chuyên gia của tập đoàn BlackRock nhận định châu Á-Thái Bình Dương thực sự là trung tâm của cơ hội đầu tư năng lượng xanh và hãng này cũng nhận thấy cơ hội tại nhiều khu vực trên thế giới.

Tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng đạt 159.200 tỉ đồng 

(CT) - Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) - Chi nhánh TP Cần Thơ, ước đến cuối tháng 4-2024, tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn thành phố đạt 159.200 tỉ đồng, tăng 1,76% so với tháng 12-2023

Khai mở thị trường vốn Việt Nam 

Theo ước tính của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB), các biện pháp cải cách thị trường vốn đúng đắn có thể đem lại cho Việt Nam trên 78 tỉ USD vốn đầu tư mới cho đến năm 2030.

Cảng Quốc tế Long An đón đoàn Tổng lãnh sự quán Ấn Độ đến thăm và làm việc

Đoàn Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP.HCM, Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ tại TP.HCM thăm và làm việc Cảng Quốc tế Long An.

Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh sản xuất công nghiệp 

(CT) - UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Chỉ thị số 13/CT-UBND, ngày 7-5-2024, về việc tăng cường hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP Cần Thơ.

Agribank dành hơn 180.000 tỉ đồng vốn ưu đãi lãi suất thấp hỗ trợ khách hàng sản xuất, kinh doanh 

Thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg, ngày 2-5-2024 của Thủ tướng Chính phủ, về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô
Top