Thứ ba, 14/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Ít cơ hội để các ứng viên nữ trở thành lãnh đạo 

2024 được gọi là năm “siêu bầu cử” khi gần một nửa dân số thế giới đi bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử được tổ chức khắp toàn cầu.

2024 được gọi là năm “siêu bầu cử” khi gần một nửa dân số thế giới đi bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử được tổ chức khắp toàn cầu. Tuy vậy, chỉ một vài quốc gia có ứng viên nữ cạnh tranh cơ hội trở thành lãnh đạo đất nước.

Bà Xóchitl Gálvez (trái) và bà Claudia Sheinbaum sẽ cạnh tranh để trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Mexico.

Phân tích của hãng tin Anh The Guardian cho thấy trong tổng số 42 cuộc bầu cử đã công bố danh sách các ứng viên, chỉ có 18 cuộc bầu cử là có ứng viên nữ. Trong các cuộc bầu cử ở Mỹ, Indonesia và Ấn Độ - những nước được mệnh danh là các nền dân chủ lớn nhất thế giới, với tổng dân số hơn 2 tỉ người - không có người phụ nữ nào dẫn đầu trong các chiến dịch tranh cử. Thực trạng tương tự cũng diễn ra với các cuộc bầu cử ở Anh, Pakistan và Nam Phi.

Những thách thức mà các nữ chính trị gia phải đối mặt có lẽ thấy rõ nhất ở Mỹ, quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới nhưng tỷ lệ đại diện nữ trong chính trị lại kém xa nhiều nước khác. Mặc dù cựu đệ nhất phu nhân Hillary Clinton từng làm nên lịch sử khi trở thành nữ ứng viên đầu tiên tranh chức tổng thống Mỹ vào năm 2016 và bà Kamala Harris làm nữ phó tổng thống Mỹ đầu tiên từ năm 2021, nhưng khả năng phụ nữ trở thành lãnh đạo nước này vẫn khó xảy ra. Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024, đảng Cộng hòa có một nữ ứng viên sáng giá là Nikki Haley, nhưng bà đã rút khỏi đường đua sau khi thua cựu Tổng thống Donald Trump trong ngày bầu cử Siêu thứ ba.

Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy nhìn chung người Mỹ rất cởi mở trong việc bầu một lãnh đạo nữ, song thực tế lại khác. Theo khảo sát năm 2023 của Trung tâm Nghiên cứu Pew, 53% số người được hỏi cho rằng có quá ít phụ nữ nắm giữ các chức vụ cấp cao và 81% thừa nhận các nữ chính trị gia phải làm nhiều hơn nữa để chứng tỏ họ tốt hơn đồng nghiệp nam. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford còn chỉ ra một hiện tượng mà họ gọi là “thành kiến thực dụng” - nghĩa là các cử tri có thể thích một ứng viên nữ hơn nhưng lại không bỏ phiếu cho người này vì họ tin rằng phụ nữ khó giành chiến thắng. Vấn đề này được xác nhận qua một cuộc khảo sát khác của Pew, với 80% người được hỏi tin rằng cử tri Mỹ chưa sẵn sàng bầu phụ nữ vào chức vụ cao nhất.

Ưu điểm khi tăng tỷ lệ đại diện nữ trong chính trị

Các nghiên cứu cho thấy việc tăng cường sự hiện diện của phụ nữ trong chính trị là một yếu tố quan trọng để cải thiện cuộc sống phụ nữ và trẻ em gái. Bà Jéromine Andolfatto, một chuyên gia chính sách và chiến dịch của Tổ chức Vận động vì Phụ nữ châu Âu, đã chỉ ra những trường hợp gần đây ở Tây Ban Nha và Pháp để minh chứng cho điều này.

Vào năm 2019 - thời điểm mà tỷ lệ đại diện của phụ nữ chiếm khoảng 43% ghế Quốc hội, Tây Ban Nha đã thúc đẩy thông qua một luật mang tính bước ngoặt nhằm bảo vệ nữ giới, đó là việc quan hệ tình dục mà không có sự đồng thuận có thể bị coi là hành vi tấn công tình dục. Ở Pháp, làn sóng trỗi dậy của nữ chính trị gia vào năm 2017 và 2022 đã mở đường cho việc thông qua luật chống bạo lực phân biệt giới tính và một luật khác thúc đẩy bình đẳng giới ở nơi làm việc và môi trường giáo dục. “Bạn có thể thấy rằng có những cải tiến đang được thực hiện và quyền của phụ nữ được ưu tiên cao hơn một chút”, bà Andolfatto nhận xét.

Còn theo một nghiên cứu năm 2023, quy định ràng buộc tỷ lệ ứng viên nữ - giống như ở Bỉ, Tây Ban Nha và Pháp - là cách hiệu quả nhất để thúc đẩy sự đại diện của phụ nữ và nuôi dưỡng một nền văn hóa chính trị cho phép phụ nữ nắm giữ các vị trí quyền lực cao. Ở những quốc gia có luật quy định tỷ lệ ứng viên, tỷ lệ nữ nghị sĩ trong quốc hội đã tăng từ 18% vào năm 2004 lên 34% vào năm 2021.

NGUYỆT CÁT (Theo Guardian)

Thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững trên phạm vi toàn cầu

“Việt Nam khẳng định chung tay hành động cùng với các Chính phủ thành viên của hội nghị hiện thực hóa mục tiêu xanh toàn cầu đến năm 2030”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh trong phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và các mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G).

Thủ tướng mong muốn doanh nghiệp Đan Mạch mở rộng đầu tư vào Việt Nam

Sáng 20/10, (theo giờ địa phương, tức chiều tối cùng ngày theo giờ Hà Nội), nhân dịp thăm chính thức Vương quốc Đan Mạch, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự buổi đối thoại bàn tròn cấp cao với các doanh nghiệp hàng đầu của Đan Mạch và Việt Nam trong các lĩnh vực tăng trưởng xanh, cảng biển, logistics và công nghệ cao.

Tăng cường quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh Vatican

Ngày 20/10, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã hội kiến Giáo hoàng Francis (Phran-xít) và gặp Thủ tướng Tòa thánh Vatican, Hồng Y Pietro Parolin (Pi-e-trô Pa-rô-lin).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Nữ hoàng Đan Mạch

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Đan Mạch và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và các mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G) lần đầu tiên được tổ chức tại Cô-pen-ha-gen, Đan Mạch, ngày 20/10/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp kiến Nữ hoàng Đan Mạch Margrethe Đệ nhị.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Nữ hoàng Đan Mạch

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Đan Mạch và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và các mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G) lần đầu tiên được tổ chức tại Cô-pen-ha-gen, Đan Mạch, ngày 20/10/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp kiến Nữ hoàng Đan Mạch Margrethe Đệ nhị.
Top