Thứ ba, 14/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Jordan đánh chặn tên lửa của Iran là yếu tố bất ngờ

Iran cảnh báo Jordan can thiệp khi ngày 14/4 đã bắn hạ hàng chục drone và tên lửa của Iran nhắm đến Israel. Trong khi đó, Jordan là một quốc gia Ả Rập và từng có chiến tranh với Israel.

Iran cảnh báo Jordan can thiệp khi ngày 14/4 đã bắn hạ hàng chục drone và tên lửa của Iran nhắm đến Israel. Trong khi đó, Jordan là một quốc gia Ả Rập và từng có chiến tranh với Israel.

Người dân đứng xung quanh mảnh vỡ của một tên lửa mà lực lượng Jordan đã đánh chặn trên bầu trời thủ đô Amman, trong vụ Iran tấn công Israel vào sáng sớm 14/4 (giờ Việt Nam). (Ảnh: AFP)

Jordan muốn có quan hệ tốt với Iran

Ngày 14/4, Jordan triệu tập đại sứ Iran để nêu vấn đề cho việc Iran "nghi vấn quan điểm của Jordan", khi Amman (thủ đô của Jordan) bắn chặn thiết bị bay không người lái (drone) và tên lửa trong đợt tấn công của Tehran nhắm đến Israel trong sáng sớm cùng ngày.

Phát biểu trên Đài Al Mamlaka TV, Ngoại trưởng Jordan Ayman Safadi cho biết Jordan sẽ phản ứng với bất kỳ tên lửa nào đi vào không phận, nhằm đảm bảo sự an toàn cho người dân và tránh các thiệt hại.

Theo ông Safadi, vấn đề của Iran nằm ở Israel, không phải Jordan. "Jordan không muốn xung đột với bất kỳ ai, chắc chắn không phải với Iran và chúng tôi muốn có mối quan hệ tốt đẹp với Iran", ông Safadi nói thêm.

Hai nguồn tin tình báo trong khu vực cho biết lực lượng phòng không Mỹ cùng với sự hỗ trợ của Anh và Pháp đã cùng với Jordan bắn hạ hàng chục drone và tên lửa của Iran hướng đến thành phố Jerusalem và nhiều mục tiêu khác tại Israel đêm 13/4.

Nhiều drone của Iran đến từ hướng Iraq, bay qua miền nam Jordan và thành phố Aqaba, hướng đến cảng Eliat của Israel cũng bị bắn hạ.

Trong khi đó, Hãng thông tấn Fars dẫn nguồn thạo tin của lực lượng vũ trang Iran cho biết vào sáng 14/4: "Nếu Jordan can thiệp, họ sẽ là mục tiêu tiếp theo".

Cùng ngày 14/4, quốc vương Jordan trong một cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định Jordan "sẽ không trở thành đấu trường cho một cuộc chiến tranh khu vực".

Lịch sử với Israel

Theo các quan chức Israel, việc đánh chặn của nước này cùng nhiều quốc gia khác đã ngăn phần lớn drone và tên lửa trong cuộc không kích của Iran tiếp cận được Israel.

Theo báo New York Times, sự tham gia đánh chặn của Jordan là một yếu tố bất ngờ, khi một quốc gia Ả Rập tham gia vào việc phòng thủ của Israel.

Jordan và Israel có lịch sử trải qua bốn cuộc chiến tranh trong giai đoạn từ năm 1948-1973, trước khi ký một hiệp ước hòa bình vào năm 1994.

Dân số của Jordan chủ yếu là người Palestine và con cháu của họ, những người đã không thể trở về quê nhà sau cuộc chiến tranh Ả Rập - Israel năm 1948.

Sự tham gia của Jordan được những người Israel lớn tuổi hoan nghênh, họ nhớ Jordan đã từng pháo kích Israel.

Tuy nhiên, người Palestine và các bên ủng hộ Palestine phản đối Jordan, cho rằng Jordan đứng về phía Israel trong khi chiến dịch quân sự của Tel Aviv tại Dải Gaza đã khiến hơn 33.000 người Palestine thiệt mạng.

Jordan là láng giềng của Syria và Iraq - hai quốc gia nơi lực lượng ủy quyền của Iran hoạt động. Jordan cũng nằm cạnh Israel và vùng Bờ Tây mà Israel chiếm đóng.

Jordan đang theo dõi cuộc xung đột Israel - Hamas tại Dải Gaza, lo ngại nước này sẽ bị kéo vào một cuộc giao tranh.

Cuối năm 2023, Jordan đề nghị Washington triển khai hệ thống phòng không Patriot tới nước này cho việc tăng cường phòng thủ biên giới.

Jordan là đồng minh trong khu vực của Mỹ. Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết Mỹ đang tăng cường viện trợ quân sự cho quốc gia này, cũng là nơi đóng quân của hàng trăm lính Mỹ./.

Theo tuoitre.vn

Nguồn: https://tuoitre.vn/jordan-danh-chan-ten-lua-cua-iran-la-yeu-to-bat-ngo-20240415114107852.htm

Khủng hoảng chính trị tại Maldives: Gia hạn tình trạng khẩn cấp

Quốc hội Maldives đã phê chuẩn gia hạn sắc lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp thêm 30 ngày theo đề nghị của Tổng thống Abdulla Yameen do nguy cơ hiện hữu đối với an ninh quốc gia và một cuộc khủng hoảng hiến pháp.

Thủ tướng Anh công bố đề xuất cắt giảm quy mô thượng viện

Đề xuất của chính phủ nhấn mạnh những nghị sỹ Anh thường xuyên vắng mặt hoặc không có đóng góp gì cho Thượng viện nên được khuyến khích từ chức.

Hàn Quốc chỉ trích Nhật Bản tuyên bố chủ quyền đối với đảo tranh chấp

Ngày 22/2, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc yêu cầu Nhật Bản hủy các sự kiện thường niên được tổ chức nhằm tăng cường tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo tranh chấp Dokdo/Takeshima.

Thủ tướng Đức kêu gọi châu Âu vượt qua các thách thức toàn cầu

Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng Liên minh châu Âu (EU) cần có các biện pháp ứng phó trước những áp lực ngày càng gia tăng về kinh tế và chính trị toàn cầu.

Ông Duterte không cho binh lính tham gia chiến tranh do Mỹ phát động

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố ông sẽ không cho phép các binh sỹ nước này tham gia bất cứ cuộc xung đột vũ trang nào liên quan đến Mỹ.

Việt Nam chủ động hội nhập quốc tế và nâng tầm đối ngoại đa phương

(ĐCSVN) - Sau hai ngày làm việc khẩn trương, chiều ngày 19/10/2018, Hội nghị Cấp cao ASEM lần thứ 12 đã kết thúc thành công tốt đẹp. Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Chủ tịch, khẳng định quyết tâm của các thành viên ASEM tăng cường quan hệ đối tác Á - Âu nhằm ứng phó với các thách thức toàn cầu, đồng thời đề ra những định hướng nâng tầm hợp tác ASEM trong thời gian tới.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc song phương nhân dịp Hội nghị Cấp cao ASEM12

Tại các cuộc gặp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã thông báo cho lãnh đạo các nước về những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam cũng như những đóng góp tích cực của Việt Nam vào công việc chung của cộng đồng quốc tế...

Thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ dự và phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và các mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G) với chủ đề “Các giải pháp để phát triển bền vững”

Đài Hữu nghị Việt Nam - Campuchia minh chứng tình hữu nghị giữa hai nước

Phó Thủ tướng Campuchia Men Saman nhấn mạnh, Đài Hữu nghị Việt Nam - Campuchia là biểu tượng minh chứng cho tình hữu nghị giữa quân đội và nhân dân hai nước đã cùng nhau đoàn kết, sát cánh giải phóng và hồi sinh đất nước Campuchia có được sự phát triển như ngày hôm nay.

Triển vọng to lớn của FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu

Ngày 19/10, Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga phối hợp với Viện Kinh tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga tổ chức Hội thảo với chủ đề: "Hai năm thực hiện Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu: Kết quả và triển vọng".
Top