Thứ ba, 14/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Khả thi và sòng phẳng! 

Sau 14 ngày làm việc, Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP26) đã bế mạc ngày 13-11 tại Glasgow (Vương quốc Anh).

Sau 14 ngày làm việc, Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP26) đã bế mạc ngày 13-11 tại Glasgow (Vương quốc Anh).

Vui mừng khi Hiệp ước Khí hậu Glasgow được thông qua. Ảnh: Reuters

Tất cả 197 quốc gia đã thông qua Hiệp ước Khí hậu Glasgow, theo đó khẳng định lại mục tiêu khống chế gia tăng nhiệt độ trung bình trên toàn cầu ở ngưỡng dưới 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp và quyết tâm theo đuổi các nỗ lực để đạt mục tiêu tăng ở mức 1,5 độ C nhằm tránh những tác động xấu nhất của biến đổi khí hậu. Có thể nói mục tiêu này khả thi bởi đi kèm với nó là các cam kết và giải pháp trước mắt lẫn lâu dài.

Cụ thể, mục tiêu này đòi hỏi phải giảm 45% lượng phát thải CO2 vào năm 2030 so với mức năm 2010 và về 0 vào khoảng giữa thế kỷ, cũng như giảm sâu phát thải các khí nhà kính khác.

Hiệp ước kêu gọi “giảm dần điện than không sử dụng công nghệ thu giữ carbon và trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả”, đồng thời thừa nhận “sự cần thiết phải hỗ trợ để hướng tới một quá trình chuyển đổi công bằng”.

Hiện đã có 40 quốc gia, bao gồm Việt Nam, cam kết loại bỏ điện than - chiếm khoảng 37% tổng điện năng trên thế giới trong năm 2019 - và là nhiên liệu đóng góp lớn nhất vào biến đổi khí hậu.

Các nước cũng đưa ra một loạt cam kết quan trọng, trong đó gần 100 nước khẳng định đến năm 2030 sẽ cắt giảm 30% lượng phát thải khí metan và hơn 100 quốc gia hứa chấm dứt nạn phá rừng vào thời điểm đó.

COP26 còn chứng kiến cam kết của 450 tổ chức tài chính, quản lý tổng số tài sản trị giá 130.000 tỉ USD, tương đương 40% tài sản tư nhân toàn cầu, trong việc sử dụng vốn đầu tư hỗ trợ công nghệ sạch như năng lượng tái tạo và loại bỏ tài trợ cho các ngành công nghiệp sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Điều bất hợp lý hiện nay là trong khi các nước giàu chịu trách nhiệm đối với phần lớn khí thải nhà kính, các nước nghèo lại chịu những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu.

Đáng mừng là tổn thất và thiệt hại - một vấn đề quan trọng đối với các nước đang phát triển - đã được đưa vào Hiệp ước Khí hậu Glasgow, với việc kêu gọi các nước phát triển và các tổ chức khác hỗ trợ nhiều hơn các quốc gia dễ bị tổn thương để ứng phó với những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và giải quyết những thiệt hại do các hiện tượng thời tiết cực đoan và nước biển dâng.

Hiệp ước nhấn mạnh sự cần thiết phải huy động tài trợ từ mọi nguồn để đạt mức cần thiết nhằm hiện thực hóa các mục tiêu của Hiệp định Paris, bao gồm việc tăng đáng kể hỗ trợ cho các nước đang phát triển, vượt quá 100 tỉ USD mỗi năm. Hiệp ước cũng thúc giục các nước phát triển đến năm 2025 tăng ít nhất gấp đôi tài trợ thích ứng với biến đổi khí hậu cho các nước đang phát triển so với mức năm 2019.

Ngoài tính khả thi, sự sòng phẳng của Hiệp ước là ở chỗ đó.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo thế giới vẫn có phản ứng khá thận trọng. Thủ tướng nước chủ nhà Anh Boris Johnson cho rằng Hiệp ước Khí hậu Glasgow là bước tiến lớn, song vẫn còn một khối công việc đồ sộ phải làm trong những năm tới. Trong khi đó, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres tỏ ra dè dặt: “Hành tinh mong manh của chúng ta đang ở trong thế ngàn cân treo sợi tóc. Chúng ta vẫn có nguy cơ đối mặt với thảm họa về khí hậu”. 

QUỐC KHÁNH

Anh: Biểu tình kêu gọi chính phủ hỗ trợ Hệ thống y tế công

Ngày 03/02, hàng nghìn người đã xuống đường biểu tình tại thủ đô London của Vương quốc Anh nhằm bày tỏ sự ủng hộ đối với Hệ thống y tế công, vốn đang đối mặt với cuộc khủng hoảng trầm trọng.

Thủ tướng Đức Merkel xác định khó khăn trong cuộc đàm phán cuối cùng

Thủ tướng Merkel xác định đối mặt với các cuộc đàm phán cứng rắn và khó khăn với đảng SPD trong cuộc đàm phán mang tính quyết định trong ngày 04/02 nhằm thành lập chính phủ 'đại liên minh' mới ở Đức.

Nga tăng cường công tác phòng thủ tại các căn cứ quân sự ở Syria

Bộ Quốc phòng Nga cho hay, Moskva đang tăng cường giám sát tình hình tại vùng giảm leo thang Idlib, trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa thiết lập các trạm quan sát trong khu vực này.

Bầu cử Tổng thống Nga: Phê chuẩn 8 ứng cử viên vào lá phiếu

Ngày 8/2, Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga đã phê chuẩn lá phiếu cho kỳ bầu cử tổng thống tới đây gồm tên của tám ứng cử viên.

Đặc phái viên LHQ: Hòa đàm Syria đang ở "thời điểm then chốt"

Phát biểu ngày 24/01, ông Mistura bày tỏ lạc quan về vòng đàm phán lần này với sự tham gia đầy đủ của cả phái đoàn chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và phe đối lập trong 2 ngày đàm phán.

Nghi phạm xả súng ở New Zealand ra tòa với cáo buộc giết người

Brenton Harrison Tarrant, công dân Australia sinh sống tại bang New South Wales, 28 tuổi, đã bị đưa ra tòa ở thành phố Christchurch của New Zealand, đối mặt với cáo buộc giết người.

Đức kêu gọi thế giới nỗ lực khẩn cấp kiểm soát vũ khí tự động

Bộ Ngoại giao Đức đã kêu gọi cộng đồng quốc tế cần phải nỗ lực khẩn cấp để đảm bảo rằng con người vẫn kiểm soát được các loại vũ khí sát thương tự động.

Vụ tai nạn máy bay Ethiopia: Đã xác định được danh tính các hành khách

Trên chiếc máy bay mang số hiệu ET302 bị tai nạn cùng ngày có các hành khách mang quốc tịch của hơn 30 nước khác nhau.

Thủ tướng Anh Theresa May phải đối mặt sức ép từ chức nặng nề

Cựu Bộ trưởng Giáo dục Nicky Morgan cho rằng nếu Thủ tướng May thất bại tại cuộc bỏ phiếu ý nghĩa quan trọng vào ngày 12/3 tới thì 'sẽ rất khó để Thủ tướng tiếp tục ở lại văn phòng dài lâu.'

Nước Anh tất bật chuẩn bị cho ngày chính thức rời khỏi EU

Báo chí châu Âu đưa tin rằng nước Anh dường như đang khá bận rộn chuẩn bị cho thời khắc này và nhất là khả năng Brexit không thỏa thuận dù rằng Chính phủ Anh đang nỗ lực tránh kịch bản đó.

Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với Belarus

Trưa 9/10 (theo giờ địa phương), bên lề Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á Âu lần thứ 3 (MSEAP 3), tại thành phố Antalya (An-ta-li-a), Thổ Nhĩ Kỳ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã hội kiến Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Belarus Vladimir Andreichenko (Vla-đi-mi-a An-đrây-chên-cô).

Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với Belarus

Trưa 9/10 (theo giờ địa phương), bên lề Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á Âu lần thứ 3 (MSEAP 3), tại thành phố Antalya (An-ta-li-a), Thổ Nhĩ Kỳ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã hội kiến Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Belarus Vladimir Andreichenko (Vla-đi-mi-a An-đrây-chên-cô).

Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với Belarus

Trưa 9/10 (theo giờ địa phương), bên lề Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á Âu lần thứ 3 (MSEAP 3), tại thành phố Antalya (An-ta-li-a), Thổ Nhĩ Kỳ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã hội kiến Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Belarus Vladimir Andreichenko (Vla-đi-mi-a An-đrây-chên-cô).

Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với Belarus

Trưa 9/10 (theo giờ địa phương), bên lề Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á Âu lần thứ 3 (MSEAP 3), tại thành phố Antalya (An-ta-li-a), Thổ Nhĩ Kỳ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã hội kiến Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Belarus Vladimir Andreichenko (Vla-đi-mi-a An-đrây-chên-cô).

Việt Nam sẵn sàng ủng hộ những hoạt động hợp tác với các nghị viện Á Âu

Chiều 9/10 (giờ địa phương), tại Antalya (A-na-ta-li-a), Thổ Nhĩ Kỳ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã phát biểu tại Phiên họp toàn thể thứ nhất Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á Âu lần thứ ba (MSEAP 3).
Top