Thứ tư, 15/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Khai mạc Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024

((ĐCSVN) - "Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024" tiếp tục đóng góp trong tiến trình xây dựng hồ sơ công nhận Ẩm thực Huế là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tiến tới đệ trình UNESCO vinh danh là di sản văn hóa thế giới

Tối 27/4, tại Công viên Thương Bạc, thành phố Huế đã diễn ra khai mạc Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024 với chủ đề “Ẩm thực Huế với bốn phương”. "Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024" diễn ra từ ngày 27/4/2024 đến ngày 01/5/2024 cùng sự tham gia của các tỉnh và thành phố như: Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, Tây Nguyên, Vũng Tàu, Kiên Giang, Cần Thơ, Huế và thành phố Hồ Chí Minh, ...

 "Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024" nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực Huế và những món ẩm thực dân gian nổi tiếng các địa phương trong và ngoài tỉnh về hội tụ.

Với quy mô 71 gian hàng thương mại và ẩm thực cùng với 2 không gian của các nhà tài trợ (nhà tài trợ chính là Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam cùng các nhà tài trợ bạc là Công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex và Trường Nghệ thuật Ẩm thực Việt - VCA), "Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024" sẽ diễn ra với các không gian sau:

Không gian "Ẩm thực truyền thống Huế": Đây là không gian chính với 20 gian hàng trưng bày và trình diễn ẩm thực truyền thống Huế. Tại không gian này, du khách sẽ được tham gia trải nghiệm, thưởng thức và chứng kiến các nghệ nhân trình diễn các món ăn thông qua hội thi "Ẩm thực truyền thống Huế".

  Lãnh đạo UBND thành phố Huế tặng chứng nhận cho các đại sứ của Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế.

Không gian "Ẩm thực Huế với bốn phương": Là nơi quy tụ những tinh hoa, đặc sắc của ẩm thực ba miền Bắc - Trung - Nam. Công chúng sẽ được thưởng thức nhiều món ăn đa dạng của dải đất hình chữ "S" tại 12 gian hàng của không gian này; đồng thời được giới thiệu về văn hóa ẩm thực, nét độc đáo riêng biệt của mỗi miền qua cách chế biến từng món ăn được trình diễn bởi Master Chef và nghệ nhân ẩm thực nổi tiếng của Việt Nam.

Không gian "Ẩm thực đường phố": Quy tụ 12 gian hàng, là không gian gặp gỡ, giao lưu và thưởng thức hương vị của các món ăn đường phố đa dạng và hấp dẫn. Không gian "Giới thiệu sản phẩm thương mại, ẩm thực chay và các sản phẩm OCOP Huế": Được Ban tổ chức thiết lập với 6 gian ẩm thực chay thuần Huế, 18 gian hàng thương mại, du lịch của các đơn vị hỗ trợ và 05 gian hàng các sản phẩm OCOP Huế.

Trong suốt 5 ngày từ 27/4 đến 1/5/2024, tại "Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024", ngoài Hội thi "Ẩm thực truyền thống Huế" lần thứ II, còn nhiều hoạt động hấp dẫn khác như: chương trình "Đêm Kinh đô Huế - Thơ, Áo dài và Ẩm thực" (tại không gian này trưng bày 105 áo dài, 105 món ăn xứ Huế và 105 trang thơ thư pháp lụa về món ăn Huế), các chương trình thiện nguyện, biểu diễn nghệ thuật, nghệ nhân chế biến món ăn truyền thống, các hoạt động trải nghiệm chế biến ẩm thực,...

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch UBND thành phố Huế, Trưởng Ban tổ chức Tuần Lễ ẩm thực Trương Đình Hạnh cho biết, "Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024" nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực Huế và những món ẩm thực dân gian nổi tiếng các địa phương trong và ngoài tỉnh về hội tụ; tiếp tục tạo ra và hướng đến sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn được tổ chức thường xuyên để phục vụ du khách, phục vụ công chúng trong nước và quốc tế mỗi lần đến Huế, góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Ðông Nam Á về văn hóa, du lịch. Đây cũng là cơ hội để quảng bá, xúc tiến, kích cầu du lịch Huế phát triển mạnh mẽ.

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Huế, "Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024" tiếp tục đóng góp trong tiến trình xây dựng hồ sơ công nhận Ẩm thực Huế là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tiến tới đệ trình UNESCO vinh danh là di sản văn hóa thế giới. Đồng thời, phấn đấu đưa Huế trở thành một trong những thành viên của Mạng lưới thành phố sáng tạo UNESCO trong lĩnh vực sáng tạo ẩm thực vào năm 2025.

Thông qua tuần lễ để tiếp tục khẳng định Huế là nơi còn lưu giữ những giá trị tinh túy của ẩm thực cung đình và dân gian, đây cũng là một trong những nội dung góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với nội dung trọng tâm xây dựng Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế./.

Tin, ảnh: Hoàng Oanh

Phối hợp tổ chức Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tại Cần Thơ 

(CT) - UBND TP Cần Thơ vừa có văn bản gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phối hợp tổ chức Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024. Theo đó, qua nghiên cứu đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND TP Cần Thơ

Đưa nghệ thuật opera đến gần hơn với công chúng Việt Nam

(ĐCSVN) - Trong nền âm nhạc mới Việt Nam, opera có một vị trí quan trọng, góp phần làm cho đời sống âm nhạc thêm phong phú. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa thực sự có một nền nghệ thuật opera chuyên nghiệp mang tính bền vững, ổn định.

Vui Trung Thu với sắc màu văn hóa Gia Lai

(ĐCSVN) - Đến với Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, các em thiếu nhi sẽ có những trải nghiệm thú vị với các hoạt động trong dịp Tết Trung thu cổ truyền. Đồng thời, đây cũng là dịp để du khách khám phá những nét văn hóa truyền thống của tộc người Bana và Giarai ở tỉnh Gia Lai ngay tại thủ đô Hà Nội.

“Tết sum vầy” đong đầy yêu thương 

Cả cuộc đời tảo tần lo cho các con, đến khi con trưởng thành có cuộc sống riêng nơi thành thị và Tết là thời điểm cha mẹ nơi quê nhà mong ngóng mọi người trở về.

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 có chủ đề “Bản hòa âm đất nước” 

(CT) - Ngày 16-2, Hội Nhà văn Việt Nam thông tin chính thức về Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 - Nguyên Tiêu năm Giáp Thìn. Ngày thơ Việt Nam năm nay có chủ đề “Bản hòa âm đất nước”,
Top