Thứ ba, 14/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Kinh tế quý 1: Việt Nam đang chủ động đón dòng vốn chất lượng cao

Tính đến ngày 20/3 vừa qua, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 6,17 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính đến ngày 20/3 vừa qua, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 6,17 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Công nhân Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam sản xuất điện thoại thông minh. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)

Với sự phát triển và biến đổi không ngừng của nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam được coi là mắt xích sản xuất mới của châu Á, đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng sản xuất thông minh toàn cầu.

Ngày càng nhiều nhà sản xuất lớn, nằm trong chuỗi cung ứng của toàn cầu đã đến và chọn Việt Nam. Khi càng nhiều các nhà đầu tư lựa chọn, Việt Nam cũng có quyền lựa chọn ai vào đầu tư, chứ không chỉ thụ động như giai đoạn trước.

Thông tấn xã Việt Nam xin giới thiệu bài viết của Tiến sỹ Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Viện Nghiên cứu đầu tư quốc tế (ISC), Chủ tịch Liên chi hội Tài chính Khu công nghiệp Việt Nam:

Ngày càng nhiều nhà sản xuất lớn chọn Việt Nam

Theo số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, công bố tính đến ngày 20/3 vừa qua, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 6,17 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, có 644 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng vốn đăng ký đạt hơn 4,77 tỷ USD, tăng 23,4% về số dự án và tăng 57,9% về số vốn so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, có 248 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt 934,6 triệu USD, tăng 6% về số lượt dự án và giảm 22,6% về số vốn so với cùng kỳ. Và có 604 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, với tổng số vốn góp đạt 466,2 triệu USD, giảm 14,1% về số lượt và giảm 61,7% về số vốn so với cùng kỳ.

Ba tháng đầu năm nay, vốn thực hiện của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt khoảng 4,63 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là tín hiệu cho thấy, giải ngân vốn đầu tư nước ngoài năm nay sẽ tiếp tục xu hướng tích cực trong những năm gần đây, khẳng định những cam kết của nhà đầu tư nước ngoài được hiện thực hóa.

Mặc dù thời gian qua thu hút FDI toàn cầu không ổn, nhưng dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam vẫn ổn định và có xu hướng tăng lên. Điều đó chứng tỏ, Việt Nam vẫn được đánh giá là điểm đến đầu tư của cả khu vực và thế giới.

Lắp ráp linh kiện điện tử dùng cho ngành máy in tại Công ty TNHH công nghệ điện tử Chee Yuen Việt Nam, vốn đầu tư của Đài Loan (Trung Quốc) ở Khu Công nghiệp An Dương, huyện An Dương. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Ngày càng nhiều các nhà sản xuất lớn, nằm trong chuỗi cung ứng toàn cầu đã đến và chọn Việt Nam. Có thể kể đến những tên tuổi như Intel, Bosch, Panasonics, Kyocera, Foxconn, Samsung, LG… ở những năm trước 2020 và từ 2021 đến nay là những tên tuổi đỉnh cao mới như ASML (Hà Lan), Amkor (Hàn Quốc), Lam Research (Mỹ), Seojin (Hàn Quốc), Infineon Technologies AG (Đức), Victory Giant Technology (Trung Quốc), Synopsys (Mỹ), BOE (Trung Quốc)…

Việt Nam đang có quyền chọn ai đến đầu tư

Tại Hội nghị-Diễn đàn Chuỗi Sản xuất Thông minh & Chuỗi cung ứng toàn cầu Việt Nam 2024 (VGMF2024) mới đây, nhiều doanh nghiệp bày tỏ mong muốn tìm kiếm cơ hội hợp tác tạo ra một mạng lưới sản xuất tại chỗ từ Việt Nam phục vụ cho các đơn hàng của các tập đoàn lớn tại Việt Nam và cho chuỗi sản xuất ngoài Việt Nam.

Như vậy, các nhà đầu tư đã đánh giá năng lực của doanh nghiệp Việt Nam đã cao hơn trước. Sự có mặt của Samsung Intel, Foxconn... cũng cho thấy môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam đã có nhiều cải thiện. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng rất tích cực tham gia và hội nhập kinh tế quốc tế. Mặc dù vẫn còn nhiều vấn đề cần cải thiện, nhưng các nhà đầu tư thấy yên tâm khi đầu tư tại Việt Nam. Khi càng nhiều các nhà đầu tư lựa chọn, Việt Nam có quyền lựa chọn ai vào đầu tư, chứ không thụ động đợi như thời gian trước.

Trong gần 40 năm đổi mới, Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau trong thu hút đầu tư nước ngoài, tuy vẫn có những khía cạnh chưa như kỳ vọng nhưng nhìn tổng thể thu hút đầu tư nước ngoài đã đạt nhiều kết quả rất tích cực.

Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 (Nghị quyết 50) của Bộ Chính trị đã xác định quan điểm: Hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu. Ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Trong bối cảnh hiện nay, xu thế đầu tư cũng khác trước rất nhiều. Và xu hướng dịch chuyển chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng đang xuất hiện. Việt Nam không thể thay đổi hay đứng ngoài xu hướng. Vì vậy, Việt Nam phải chủ động càng sớm càng tốt để đón nhận các dòng đầu tư mong muốn. Trong xu hướng dịch chuyển đó, làm sao Việt Nam đón được các dòng sản xuất thông minh vào Việt Nam. Chỉ khi chủ động đón nhận, Việt Nam mới giữ được chất lượng, giữ được định hướng, giữ được hợp tác quốc tế với tất cả các nước trong khu vực. Những sự hợp tác, liên kết này sẽ mang lại lợi ích, bảo đảm quyền lợi của tất cả các bên tham gia, bảo đảm nguyên tắc cùng thắng "win-win."

Nhưng để đón được dòng đầu tư mình mong muốn và lựa chọn nhà đầu tư chất lượng cao, đồng thời để đón nhận và hấp thụ dòng vốn đầu tư chất lượng cao, đón dòng sản xuất thông minh, Việt Nam cần chuẩn bị thêm nhiều vấn đề.

Cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển

Dự báo về sự xuất hiện của làn sóng đầu tư nước ngoài mới vào Việt Nam đang kéo theo nhu cầu lớn về khu công nghiệp. Sự phát triển các khu kinh tế trong cả nước cũng cần có sự biến chuyển trong xu thế mới, giai đoạn phát triển mới. Có như vậy mới đón được những dự án tỷ USD, công nghệ cao và sản xuất thông minh.

Xưởng sản xuất của Công ty Cơ khí Động lực Toàn Cầu, doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI tại Khu Công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Kể từ khi Khu chế xuất Tân Thuận là khu chế xuất đầu tiên được thành lập (năm 1991) đến nay đã 33 năm, hệ thống khu kinh tế và khu công nghiệp, khu chế xuất (gọi chung là khu công nghiệp) đã phát triển rộng trên khắp 61 tỉnh thành trong cả nước với 416 khu công nghiệp đã thành lập. Trong đó có 296 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động. 33 năm qua, hệ thống khu công nghiệp, đã đóng góp tích cực cho đất nước, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), khơi dậy và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển.

Hệ thống khu công nghiệp cả nước thu hút tới khoảng 40% trong tổng số vốn FDI tăng thêm mỗi năm, góp phần đẩy mạnh các ngành công nghệp phát triển, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, đồng thời mở rộng thị trường quốc tế và chuyển đổi không gian phát triển.

Trong bối cảnh mới, xu hướng mới khu công nghiệp cũng phải là những khu công nghiệp kiểu mới. Đó là khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp thông minh, khu công nghiệp chuyên ngành... Nhưng sự phát triển của khu công nghiệp cũng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập. Việc đầu tư, xây dựng khu công nghiệp còn gặp không ít khó khăn.

Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tại một số địa phương thiếu tầm nhìn tổng thể và dài hạn, chưa sát với nhu cầu phát triển và khả năng thu hút vốn đầu tư… Thể chế, chính sách chưa thống nhất, đồng bộ và chưa có sự đột phá để phát huy vai trò và đóng góp của khu công nghiệp. Thủ tục hành chính vẫn là một khó khăn.

Dẫu vậy, việc tập trung thu hút nguồn vốn đầu tư hình thành một hệ thống khu công nghiệp hiện đại theo xu thế mới như khu công nghiệp sinh thái, khu công nghệ cao, khu công nghiệp chuyên biệt, chuyên sâu… là rất cần thiết.

Ở trong nước có không ít doanh nghiệp lớn đủ tiềm lực, năng lực để xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp hiện đại, xanh, đáp ứng các tiêu chuẩn cao của các tập đoàn lớn.

Vấn đề là làm sao có được tinh thần "3 cùng" như Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh tại Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp FDI mới đây là "Cùng lắng nghe và thấu hiểu giữa doanh nghiệp với Nhà nước và người dân; cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động để phát triển kinh tế nói chung và phát triển xanh nói riêng; cùng làm cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển." Có như thế mới có được hệ thống khu công nghiệp Việt Nam đáp ứng xu thế mới, yêu cầu mới, không bỏ lỡ những dự án nhiều tỷ USD./.

Theo TTXVN

Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/kinh-te-quy-1-viet-nam-dang-chu-dong-don-dong-von-chat-luong-cao-post937469.vnp

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Bài 5: Gia tăng giá trị chè Việt Nam

(ĐCSVN) – Vấn đề đặt ra hiện nay là phải thực hiện nghiêm túc hiệu quả Đề án gia tăng giá trị nông sản nói chung trong đó có chè nói riêng mà ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tập trung đẩy mạnh. Theo đó, hướng đến xây dựng ngành chè theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Bài 5: Gia tăng giá trị chè Việt Nam

(ĐCSVN) – Vấn đề đặt ra hiện nay là phải thực hiện nghiêm túc hiệu quả Đề án gia tăng giá trị nông sản nói chung trong đó có chè nói riêng mà ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tập trung đẩy mạnh. Theo đó, hướng đến xây dựng ngành chè theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Xây dựng chương trình hành động sát thực, khả thi, bám sát thực tiễn địa phương

(ĐCSVN) - Các địa phương cần xây dựng những chương trình hành động sát thực, khả thi, bám sát thực tiễn gắn với xác định trách nhiệm cụ thể; lấy kết quả công việc, sự hài lòng và tín nhiệm của nhân dân làm tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tổ chức bộ máy và cán bộ, đảng viên. Đây cũng chính là thông điệp mạnh mẽ của Đối thoại phát triển địa phương 2021.

21 quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia hội nghị kết nối tiêu thụ nhãn và nông sản Hưng Yên

(ĐCSVN) - Với mục tiêu tăng cường quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại sản phẩm nhãn nói riêng và các mặt hàng nông sản nói chung của tỉnh với thị trường trong và ngoài nước, UBND tỉnh Hưng Yên đang phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức “Hội nghị kết nối cung cầu, tiêu thụ nhãn và nông sản tỉnh Hưng Yên năm 2021” vào ngày 15/7.

Các cơ sở kinh doanh cơ bản thực hiện tốt việc niêm yết giá

(ĐCSVN) - Theo báo cáo của lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) các tỉnh, thành phố ngày 12/7, nhìn chung các cơ sở kinh doanh cơ bản đã chấp hành tốt việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, nguồn cung các mặt hàng tại các tỉnh, thành phố có dịch COVID-19 tương đối đầy đủ.

Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp   

Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số - Trần Lưu Quang chủ trì hội nghị chuyên đề “Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp”.

Phát triển liên kết bền vững trong chuỗi giá trị lúa gạo 

ÐBSCL là vựa lúa lớn nhất của cả nước, tuy nhiên quá trình liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa gạo chưa mang lại hiệu quả cao, rất cần giải pháp nâng cao giá trị lúa gạo, vừa giúp nông dân duy trì và tăng sản lượng, tăng lợi nhuận trong sản xuất...

Thúc đẩy cơ giới hóa, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp 

(CT) - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, từ đầu năm đến nay, ngành Nông nghiệp tiếp tục triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách liên quan đến công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp.

Trồng chuối cấy mô thu nhập 10 triệu đồng/tháng

Thời gian qua, mô hình Trồng chuối cấy mô mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân tại xã Tân Bình, huyện Tân Trụ. Trong đó, ông Tôn Thọ Phát (xã Tân Bình) là một trong những người thành công với mô hình này.

Sâu, bệnh gây hại ít ở đầu vụ sản xuất lúa Hè Thu 2024   

Mặc dù sâu, bệnh gây hại trên lúa Hè Thu 2024 có tăng so với tuần trước nhưng tỷ lệ nhiễm và mật độ gây hại thấp, chủ yếu là bệnh đạo ôn lá, sâu đục thân, rầy phấn trắng, nông dân cần chủ động phòng ngừa.

Khát vọng thịnh vượng xây dựng đô thị loại I

Năm 2024, TP.Tân An tròn 15 tuổi và được xác định là năm tăng tốc để đạt những mục tiêu đề ra. Đó là hoàn thành sớm các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ TP.Tân An lần thứ XI;...

Đồng Nai: Cá chết nổi trắng hồ thủy lợi Sông Mây

Do lượng cá chết lên đến gần 200 tấn, nhằm tránh ô nhiễm nguồn nước, các công nhân đội nắng, làm việc xuyên lễ để vớt cá, dọn dẹp vệ sinh lòng hồ.

Thêm gần 200 cây xanh phải di dời, đốn hạ làm dự án kết nối metro số 1

Giấy phép chặt hạ, dịch chuyển số cây xanh dọc đường Võ Nguyên Giáp vừa được Trung tâm phát triển hạ tầng kỹ thuật TP Thủ Đức cấp cho Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (Sở GTVT TP.HCM).

Giao thông đi trước mở đường tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội

Với việc đầu tư hệ thống giao thông tương đối đồng bộ, hiện đại, có tính kết nối cao đã góp phần khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh trong phát triển KT-XH,...

Thế giới cần 4.000 tỷ USD mỗi năm để chuyển đổi năng lượng tái tạo

Chuyên gia của tập đoàn BlackRock nhận định châu Á-Thái Bình Dương thực sự là trung tâm của cơ hội đầu tư năng lượng xanh và hãng này cũng nhận thấy cơ hội tại nhiều khu vực trên thế giới.

Nhiều hoạt động hưởng ứng Tháng Hành động về An toàn, vệ sinh lao động

Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động diễn ra từ ngày 01 đến 31/5/2024 với nhiều hoạt động như tuyên truyền chính sách, pháp luật; tổ chức các đoàn thanh, kiểm tra tại doanh nghiệp; khen thưởng doanh nghiệp.

Tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng đạt 159.200 tỉ đồng 

(CT) - Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) - Chi nhánh TP Cần Thơ, ước đến cuối tháng 4-2024, tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn thành phố đạt 159.200 tỉ đồng, tăng 1,76% so với tháng 12-2023

Khai mở thị trường vốn Việt Nam 

Theo ước tính của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB), các biện pháp cải cách thị trường vốn đúng đắn có thể đem lại cho Việt Nam trên 78 tỉ USD vốn đầu tư mới cho đến năm 2030.

Cảng Quốc tế Long An đón đoàn Tổng lãnh sự quán Ấn Độ đến thăm và làm việc

Đoàn Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP.HCM, Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ tại TP.HCM thăm và làm việc Cảng Quốc tế Long An.

Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh sản xuất công nghiệp 

(CT) - UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Chỉ thị số 13/CT-UBND, ngày 7-5-2024, về việc tăng cường hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP Cần Thơ.
Top