Thứ ba, 14/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Ngoại giao hải quân của Nhật Bản 

Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (MSDF) trong thông cáo gần đây cho biết, đợt triển khai Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương 2024 (IPD24) sẽ diễn ra từ ngày 3-5 đến 15-12 nhằm hiện thực hóa chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (MSDF) trong thông cáo gần đây cho biết, đợt triển khai Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương 2024 (IPD24) sẽ diễn ra từ ngày 3-5 đến 15-12 nhằm hiện thực hóa chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở (FOIP)”. Mục tiêu chính của IPD24 là nâng cao trình độ chiến thuật, khả năng tương tác của MSDF với các nước đồng minh, đồng thời góp phần ổn định khu vực thông qua tăng cường hiểu biết lẫn nhau với hải quân đối tác.

Tàu sân bay Abraham Lincoln (Mỹ) trong một cuộc tập trận chung với MSDF. Ảnh: Yonhap

Giới chức Nhật Bản cho biết, lực lượng tham gia IPD24 gồm 2 tàu sân bay trực thăng lớp Izumo là JS Izumo và JS Kaga, tàu khu trục JS Ariake và JS Haguro, tàu hộ vệ JS Noshiro cùng tàu đổ bộ JS Kunisaki. Các tàu sẽ được chia thành 4 nhóm tác chiến độc lập, phối hợp với 2 máy bay tuần thám biển P-1 và một số tàu ngầm. Đây là lần đầu Nhật Bản điều động cùng lúc 2 tàu sân bay trực thăng lớp Izumo ra biển làm nhiệm vụ.

Trong thời gian trên, MSDF sẽ tham gia 8 cuộc tập trận và ghé thăm ít nhất 13 quốc gia, bao gồm 9 nước châu Đại Dương.

Đây là một phần trong nỗ lực của Nhật Bản nhằm tăng cường sự can dự của nước này trong khu vực trong bối cảnh xuất hiện nhiều lo ngại về sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương. Ngoài việc tiếp cận châu Đại Dương, Tokyo còn “tăng tốc” sử dụng MSDF như một công cụ ngoại giao nhằm thúc đẩy môi trường an ninh thuận lợi cũng như nhằm hiện thực hóa chiến lược FOIP, qua đó cho thấy vai trò mới của MSDF.

Theo tờ The Diplomat, sự thay đổi đáng kể trong chính sách ngoại giao hải quân của Nhật Bản diễn ra sau khi Hướng dẫn Chương trình Phòng thủ Quốc gia được giới thiệu hồi năm 2005 cũng như luật “Hình phạt và các biện pháp chống hành vi cướp biển” được ban hành năm 2009. Theo đó, MSDF được yêu cầu phải tích cực hội nhập quốc tế bằng cách tiến hành các hoạt động hàng hải trong khu vực trong thời bình như chống cướp biển, cứu trợ thiên tai. MSDF cũng được phép bảo vệ hoạt động vận chuyển trên toàn cầu và tham gia vào các hoạt động chống cướp biển quốc tế.

Tháng 2-2009, Nhật Bản triển khai lực lượng chống cướp biển đầu tiên, qua đó thể hiện cam kết của Tokyo với hệ thống quốc tế và làm gia tăng đáng kể các cơ hội ngoại giao hải quân. Đến năm 2017, Nhật Bản lần đầu triển khai IPD. Đợt triển khai này đã hỗ trợ chiến lược FOIP mới của Tokyo bằng cách thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực thông qua các cuộc tập trận hải quân. Năm 2019, IDP được triển khai ở Biển Đông. MSDF khi đó tham gia nhiều cuộc tập trận, qua đó báo hiệu sự sẵn sàng của Nhật Bản trong việc duy trì hiện trạng trước những thách thức đơn phương. Cuối năm 2019, sáng kiến an ninh Nhật Bản - ASEAN cập nhật đã vạch ra các cơ hội hợp tác và sự hỗ trợ chặt chẽ hơn dành cho chiến lược FOIP.

TRÍ VĂN (Tổng hợp)

 

Đưa quan hệ hợp tác Việt Nam và các đối tác đi vào chiều sâu

(ĐCSVN) - Từ ngày 14-20/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Áo, Bỉ, Đan Mạch, EU dự Hội nghị Cấp cao ASEM 12 và Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu đến năm 2030. Kết thúc chuyến thăm, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả chuyến công tác của Thủ tướng.

Thủ tướng khẳng định Việt Nam luôn chào đón các nhà đầu tư Hoa Kỳ

Tại cuộc tọa đàm, Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục vào Việt Nam để hợp tác, đầu tư để cùng thắng, cùng có lợi, lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, góp phần thúc đẩy quan hệ song phương.

Việt Nam là thị trường xuất khẩu hải sản lớn thứ 5 của Úc

Đại diện Hiệp hội ngành hải sản Úc cho hay Việt Nam đang là thị trường lớn thứ 5 của nước này về xuất khẩu hải sản và Úc muốn xuất khẩu thêm nhiều loại hải sản khác vào Việt Nam.

Không có lao động Việt Nam thiệt mạng trong vụ cháy tại Đài Loan

Trong số 16 lao động Việt Nam bị thương có 3 lao động bị thương nặng, 4 lao động bị thương mức trung bình, 9 lao động bị thương nhẹ, trong đó có 3 lao động đã được xuất viện.

Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43: 'Trái ngọt' và dấu ấn Việt Nam

Đại sứ Nguyễn Hải Bằng cho rằng trong năm 2023, với tâm thế sẵn sàng, chủ động, tích cực và có trách nhiệm, Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng cho thành công chung của các hội nghị của ASEAN.
Top