Thứ ba, 14/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Nhật Bản khẩn trương tìm kiếm, cứu hộ hai trực thăng gặp nạn

(ĐCSVN) - Liên quan đến vụ hai trực thăng Nhật Bản gặp nạn, công tác tìm kiếm 7 nạn nhân mất tích vẫn đang được khẩn trương tiến hành trong ngày 22/4.

(ĐCSVN) - Liên quan đến vụ hai trực thăng Nhật Bản gặp nạn, công tác tìm kiếm 7 nạn nhân mất tích vẫn đang được khẩn trương tiến hành trong ngày 22/4.

 Một chiếc trực thăng SH-60K  (Ảnh: NHK)

Phát biểu trong một cuộc họp báo trên truyền hình ngày 22/4, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Minoru Kihara cho biết, Bộ Quốc phòng đang phân tích hai máy ghi dữ liệu chuyến bay đã được tìm thấy vào ngày trước đó.

“Tại thời điểm này, chúng tôi chưa xác nhận bất kỳ dữ liệu nào cho thấy máy bay có vấn đề gì đó trong chuyến bay”, ông  Kihara nói và cho biết thêm rằng các quan chức sẽ tiếp tục phân tích dữ liệu để xác định nguyên nhân vụ tai nạn.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Minoru Kihara, hai trực thăng gặp nạn là loại 4 chỗ, có số hiệu SH-60K, chở 8 người, đã gặp sự cố khi đang thực hiện công tác huấn luyện tác chiến chống tàu ngầm vào ban đêm trên vùng biển phía Đông đảo Torishima thuộc quần đảo Izu cách Tokyo khoảng 600 km về phía Nam. Hiện một người trên trực thăng được xác nhận đã thiệt mạng, trong khi 7 người khác vẫn mất tích. Nguyên nhân vụ tai nạn hiện chưa được làm rõ, nhưng các quan chức cho rằng hai chiếc trực thăng "rất có thể" đã va chạm với nhau trước khi lao xuống nước.

Hiện tại có khoảng 10 tàu và 5 máy bay của Lực lượng phòng vệ cùng 1 tàu tuần tra của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản tiến hành tìm kiếm những người mất tích còn lại. Với độ sâu tại khu vực xảy ra sự cố là 5.500m, công tác trục vớt máy bay được xem là gặp nhiều khó khăn kể cả trong điều kiện thời tiết thuận lợi.

Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã tạm dừng các chuyến bay huấn luyện đối với khoảng 80 máy bay mà lực lượng này sở hữu.

Được biết trực thăng SH-60K là loại trực thăng tuần tra được biên chế trong Lực lượng phòng vệ Nhật Bản từ năm 2005, có chiều dài 20m, chiều rộng 16m với tốc độ tối đa là 260km/h và phi hành đoàn gồm 4 người. SH-60K chủ yếu hoạt động từ các tàu hộ tống và được trang bị các thiết bị đặc biệt giúp phát hiện hoạt động của tàu ngầm đối phương./.

PG (theo NHK, Times of Japan)

Thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững trên phạm vi toàn cầu

“Việt Nam khẳng định chung tay hành động cùng với các Chính phủ thành viên của hội nghị hiện thực hóa mục tiêu xanh toàn cầu đến năm 2030”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh trong phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và các mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G).

Thủ tướng mong muốn doanh nghiệp Đan Mạch mở rộng đầu tư vào Việt Nam

Sáng 20/10, (theo giờ địa phương, tức chiều tối cùng ngày theo giờ Hà Nội), nhân dịp thăm chính thức Vương quốc Đan Mạch, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự buổi đối thoại bàn tròn cấp cao với các doanh nghiệp hàng đầu của Đan Mạch và Việt Nam trong các lĩnh vực tăng trưởng xanh, cảng biển, logistics và công nghệ cao.

Tăng cường quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh Vatican

Ngày 20/10, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã hội kiến Giáo hoàng Francis (Phran-xít) và gặp Thủ tướng Tòa thánh Vatican, Hồng Y Pietro Parolin (Pi-e-trô Pa-rô-lin).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Nữ hoàng Đan Mạch

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Đan Mạch và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và các mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G) lần đầu tiên được tổ chức tại Cô-pen-ha-gen, Đan Mạch, ngày 20/10/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp kiến Nữ hoàng Đan Mạch Margrethe Đệ nhị.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Nữ hoàng Đan Mạch

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Đan Mạch và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và các mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G) lần đầu tiên được tổ chức tại Cô-pen-ha-gen, Đan Mạch, ngày 20/10/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp kiến Nữ hoàng Đan Mạch Margrethe Đệ nhị.
Top