Thứ hai, 13/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Quan hệ “kỳ lạ” giữa Mỹ và Israel 

Sự ủng hộ của Mỹ dành cho Israel vốn là một tồn tại đặc biệt ở Trung Đông kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, nhưng gần đây, giới quan sát đánh giá mối quan hệ chiến lược này
MAI QUYÊN (Theo Al Jazeera)

Sự ủng hộ của Mỹ dành cho Israel vốn là một tồn tại đặc biệt ở Trung Đông kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, nhưng gần đây, giới quan sát đánh giá mối quan hệ chiến lược này đang trở nên “kỳ lạ” khi Washington tìm cách thích nghi phản ứng “hất hủi” công khai từ Nhà nước Do Thái.

Khói bốc lên trong cuộc đột kích của Israel vào Bờ Tây. Ảnh: Reuters

Cuối tuần rồi, đại sứ Mỹ tại Israel Tom Nides đăng trên Twitter đoạn video quay cảnh ông và các binh sĩ Israel ở biên giới giáp Lebanon, trong đó mọi người cùng hô câu chúc an lành. Việc quan chức Mỹ thể hiện hình ảnh sát cánh bên cạnh lực lượng vũ trang Israel bị cho có chút bất thường, đặc biệt giữa lúc hoạt động quân sự Nhà nước Do Thái tiến hành đang khiến khu vực và cộng đồng quốc tế lo ngại.

Đại sứ Nides không phải quan chức Mỹ duy nhất có màn thể hiện “ngoại giao nguy hiểm” khi Washington đối mặt chủ nghĩa hoài nghi và bất mãn từ Chính phủ Israel. Theo giới quan sát, các quan chức Israel gần đây nhiều lần thách thức lập trường chính thức của Mỹ ủng hộ tư cách nhà nước Palestine. Không chỉ tỏ thái độ lạnh nhạt với chính quyền Tổng thống Joe Biden, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu còn công khai phớt lờ cảnh báo của Washington về việc thúc đẩy quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc. Trước đó, ông Netanyahu thậm chí cáo buộc nhà lãnh đạo Mỹ “can thiệp” công việc nội bộ của Israel sau khi Tổng thống Biden đưa ra bình luận về tiến trình cải cách tư pháp gây tranh cãi tại quốc gia đồng minh.

Trong động thái làm dịu, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong chuyến công du Trung Đông tháng rồi đã nỗ lực vận động Saudi Arabia bình thường hóa quan hệ với Israel, bất chấp việc nước này tiếp tục mở rộng các khu định cư bất hợp pháp và gia tăng bạo lực chống lại người Palestine khiến Washington cùng những đối tác mới ở vùng Vịnh không hài lòng. Quốc hội Mỹ trước đó còn mời Tổng thống Israel Isaac Herzog phát biểu trước lưỡng viện nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày độc lập Nhà nước Israel.

Vinh dự trên từng được trao cho Thủ tướng Netanyahu 3 lần, lần cuối là vào năm 2015 khi ông Netanyahu kích động giới lập pháp Mỹ chống lại chính quyền Tổng thống khi đó là Barack Obama vì ký thỏa thuận hạt nhân với Iran. Năm 2011, ông Netanyahu từng công khai làm bẽ mặt Tổng thống Obama tại Nhà Trắng nhưng điều này không ngăn Washington cam kết viện trợ quân sự trị giá 38 tỉ USD cho Tel Aviv trong 10 năm. Dưới thời Tổng thống Donald Trump, Mỹ còn công nhận việc Israel đơn phương sáp nhập Jerusalem và Cao nguyên Golan tranh chấp với Syria. Kể từ khi kế nhiệm vào năm 2021, Tổng thống Biden không đảo ngược bất kỳ nhượng bộ lớn nào, đồng thời mở rộng các cam kết quân sự với Israel trong bản ghi nhớ chiến lược mới.

Đằng sau nhượng bộ của Mỹ

Theo giới phân tích, sự ủng hộ “thái quá” hiện nay của Mỹ dành cho Israel một phần vì để ổn định tình hình chính trị trong nước. Với thế đa số mỏng manh của đảng Dân chủ tại Thượng viện, Tổng thống Biden muốn tránh mất đi sự ủng hộ của phe có truyền thống chủ trương ủng hộ Israel trong đảng. 

Sự nhượng bộ này vốn cũng là truyền thống chính sách đối ngoại của Mỹ, xoay quanh việc đáp ứng nhu cầu của Israel để khuyến khích nước này tiết chế lập trường trong đàm phán hòa bình với người Palestine, đôi lúc sẽ đưa ra những “thỏa hiệp” cần thiết. Cuối cùng là tư duy chiến lược của Washington. Trong lịch sử, Mỹ duy trì quan hệ hợp tác chiến lược mạnh mẽ và nhất quán với Israel, coi nước này là đồng minh đáng tin cậy nhất ở Trung Đông bất chấp những thăng trầm về chính trị và ngoại giao. Nhưng với Israel thì ngược lại, giới phân tích nói rằng mục tiêu của Tel Aviv là khiến Mỹ “kẹt” ở Trung Đông để dọn dẹp trở ngại cho mình. Điều này từng được ông Netanyahu đề cập trước Quốc hội khi nói rằng sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực có thể “không quá tệ” vì điều đó buộc Mỹ phải tiếp tục can dự.

Ngày 3-7, chính quyền Palestine quyết định ngừng mọi liên lạc, các cuộc gặp gỡ và hợp tác an ninh với Chính phủ Israel. Thông báo được đưa ra sau khi Tel Aviv tiến hành chiến dịch tấn công lớn nhất ở Bờ Tây trong 20 năm qua, nhắm vào các tay súng thuộc Lữ đoàn Jenin. Các vụ tấn công khiến ít nhất 8 người Palestine thiệt mạng và 100 người khác bị thương.

Anh: Biểu tình kêu gọi chính phủ hỗ trợ Hệ thống y tế công

Ngày 03/02, hàng nghìn người đã xuống đường biểu tình tại thủ đô London của Vương quốc Anh nhằm bày tỏ sự ủng hộ đối với Hệ thống y tế công, vốn đang đối mặt với cuộc khủng hoảng trầm trọng.

Thủ tướng Đức Merkel xác định khó khăn trong cuộc đàm phán cuối cùng

Thủ tướng Merkel xác định đối mặt với các cuộc đàm phán cứng rắn và khó khăn với đảng SPD trong cuộc đàm phán mang tính quyết định trong ngày 04/02 nhằm thành lập chính phủ 'đại liên minh' mới ở Đức.

Nga tăng cường công tác phòng thủ tại các căn cứ quân sự ở Syria

Bộ Quốc phòng Nga cho hay, Moskva đang tăng cường giám sát tình hình tại vùng giảm leo thang Idlib, trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa thiết lập các trạm quan sát trong khu vực này.

Bầu cử Tổng thống Nga: Phê chuẩn 8 ứng cử viên vào lá phiếu

Ngày 8/2, Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga đã phê chuẩn lá phiếu cho kỳ bầu cử tổng thống tới đây gồm tên của tám ứng cử viên.

Đặc phái viên LHQ: Hòa đàm Syria đang ở "thời điểm then chốt"

Phát biểu ngày 24/01, ông Mistura bày tỏ lạc quan về vòng đàm phán lần này với sự tham gia đầy đủ của cả phái đoàn chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và phe đối lập trong 2 ngày đàm phán.

Thủ tướng Anh tiếp tục điện đàm với Chủ tịch Ủy ban châu Âu về Brexit

Người phát ngôn của Thủ tướng Anh cho biết bà Theresa May tiếp tục điện đàm với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker ngày 11/3, đồng thời nhấn mạnh các cuộc đàm phán Brexit vẫn đang diễn ra.

Iraq khẳng định nền an ninh chung ở khu vực đòi hỏi hợp tác sâu rộng

Tổng thống Iraq Barham Salih tuyên bố, an ninh chung tại Iraq và Iran cũng như các quốc gia khác trong khu vực Trung Đông đòi hỏi sự hợp tác hơn nữa.

Truyền thông Triều Tiên khẳng định cam kết phi hạt nhân hóa hoàn toàn

Uriminzokkiri, một trong những trang web tuyên truyền của Triều Tiên, và DPRK Today có bài viết khẳng định nước này vẫn duy trì cam kết vững chắc đối với mục tiêu phi hạt nhân hóa.

Đàm phán thương mại Trung Mỹ có thể xuất hiện “khúc quanh”?

Trưởng đoàn đàm phán thương mại Trung Quốc sáng 12/3 đã có cuộc điện đàm với Trưởng đoàn đàm phán của Mỹ về văn bản có thể sẽ ký kết giữa hai bên.

Venezuela ra hạn chót yêu cầu nhân viên ngoại giao Mỹ rút về nước

Venezuela không cho phép kéo dài sự hiện diện của các nhân viên ngoại giao Mỹ trên lãnh thổ nước này, đồng thời yêu cầu toàn bộ nhân viên Đại sứ quán Mỹ phải rút về nước trong vòng 72 tiếng.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm chính thức Iran

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Iran Mohammad Baqer Qalibaf, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Hồi giáo Iran từ ngày 8-10/8.

Tăng cường quan hệ song phương Việt Nam - Nhật Bản

Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc bày tỏ vui mừng và đánh giá cao sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện và thực chất của quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản, trao đổi về các biện pháp tăng cường quan hệ song phương và kêu gọi Nhật Bản tăng cường đầu tư vào Việt Nam...

Thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc

Đồng chí Phạm Minh Chính hoan nghênh đồng chí Triệu Lạc Tế dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc sang thăm Việt Nam; bày tỏ tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần tăng cường hiểu biết, củng cố tin cậy chính trị, thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước tiếp tục phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài trong thời gian tới.

Mozambique là đối tác ưu tiên hợp tác của Việt Nam tại châu Phi

Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nêu rõ, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Mozambique, xem Mozambique là đối tác ưu tiên hợp tác của Việt Nam tại châu Phi. Trên tinh thần này, Quyền Chủ tịch nước đề nghị hai nước duy trì việc trao đổi đoàn, đặc biệt là đoàn lãnh đạo cấp cao trong thời gian tới.

Các nước khẳng định ủng hộ Việt Nam vào Hội đồng bảo an Liên hợp quốc

(ĐCSVN) - Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã trao đổi với các đối tác về các biện pháp nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại, tăng cường trao đổi đoàn; đề nghị các nước EU sớm ký, phê chuẩn Hiệp định EVFTA, ủng hộ Việt Nam làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021.
Top