Thứ năm, 16/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Sáng tạo giúp bà con Khmer thoát nghèo bền vững 

Những năm gần đây, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer ở các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không ngừng được cải thiện

Những năm gần đây, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer ở các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không ngừng được cải thiện. Đó là kết quả từ cách làm sáng tạo trong công tác xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đặc biệt là sự nỗ lực vươn lên của chính bà con dân tộc Khmer trong lao động sản xuất.

Hỗ trợ bà con nuôi bò phát triển kinh tế. Trong ảnh: Mô hình nuôi bò của hộ ông Cô Phanh, huyện Trà Cú, Trà Vinh.

Những cách làm hay

Để giúp bà con Khmer thoát nghèo bền vững, các địa phương trong vùng ĐBSCL đã có nhiều cách làm sáng tạo. Trong đó phải kể đến phong trào “Phát huy nguồn lực, thực hành tiết kiệm, giảm nghèo bền vững” của Hội Liên hiệp Phụ nữ; Hội Cựu chiến binh có phong trào “Cần, kiệm thoát nghèo, nâng cao mức sống”, huy động nguồn lực, hỗ trợ hộ nghèo về giống, vốn, ngày công; thành lập quỹ đồng đội giúp nhau không lãi suất… của các ban, ngành đoàn thể tỉnh Trà Vinh.

Ông Kiên Banh, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh cho biết, tỉnh có hơn 31% dân số là đồng bào Khmer. Trước đây, người dân chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa và một ít đất vườn dừa, cuộc sống chật vật, chưa thể thoát nghèo. “Với phương châm “không để người nghèo, cận nghèo đứng ngoài các mô hình sản xuất nông nghiệp thu nhập cao”, tỉnh chủ trương thành lập các Tổ hợp tác (THT), Hợp tác xã (HTX) để người bà con tương trợ nhau phát triển. Đồng thời khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tập huấn kỹ thuật giúp bà con tăng hiệu quả sản xuất. Nhờ vậy, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh hằng năm đều giảm đáng kể”- ông Banh nói.

Đánh thức tiềm năng của địa phương và khai thác hiệu quả các nguồn lực là cách mà tỉnh An Giang thực hiện để giúp bà con Khmer giảm nghèo bền vững. Trên địa bàn tình An Giang, những nghề truyền thống của bà con Khmer như: đan đệm bàng (Ba Chúc, Châu Lăng...), sản xuất đường thốt nốt (Vĩnh Trung, An Cư...), dệt thổ cẩm (Văn Giáo)... có từ lâu đời, sản phẩm đẹp, chất lượng khá tốt. Để hỗ trợ bà con phát triển nghề truyền thống, tỉnh An Giang hình thành các HTX với bộ khung hoàn chỉnh, quy hoạch vùng nguyên liệu và hỗ trợ bà con trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, vừa kết hợp với du lịch, đời sống của bà con ngày một đổi thay.

Cùng với đó, đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang còn được thụ hưởng nhiều chính sách hỗ trợ, như: xây dựng nhà ở, dạy nghề, học nghề ngắn hạn cho thanh niên dân tộc thiểu số, chính sách hỗ trợ tiền ăn học nghề ngắn hạn, hỗ trợ vay vốn thoát nghèo; hình thành một số mô hình khác như: nuôi bò, nuôi cá trong vèo, trồng nấm bào ngư, nấm rơm, hay buôn bán nhỏ... giúp bà con cải thiện cuộc sống. Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, thông tin: “Tỷ lệ hộ nghèo hằng năm tại An Giang giảm đều qua từng năm. Đời sống của các hộ nghèo ngày càng được nâng lên. Tỷ lệ hộ nghèo người dân tộc thiểu số giảm 3,79%/năm”.

Ngoài chính sách hỗ trợ, các tỉnh, thành vùng ĐBSCL còn thực hiện mô hình mỗi cán bộ, đảng viên đỡ đầu 1-2 hộ nghèo; đối thoại cùng hộ nghèo; nhân rộng các điển hình là người dân tộc thoát nghèo bền vững; phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc để tuyên truyền, vận động giúp bà con tự giác vươn lên thoát nghèo.

Đổi thay ở vùng quê

Số liệu từ Vụ địa phương III, Ủy ban Dân tộc, thể hiện: năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo vùng ĐBSCL là 6,08% giảm 1,89% so với năm 2017, trong đó tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào Khmer giảm bình quân 3-4%/ năm. Phần lớn những hộ thoát nghèo không có tình trạng tái nghèo…

Có dịp trở lại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên- một trong những địa phương nghèo  của tỉnh Sóc Trăng- chúng tôi rất ấn tượng về những câu chuyện thoát nghèo nơi đây. Anh Trầm Út đang tất bật chăm sóc các luống hẹ lá, ớt chuẩn bị bán cho thương lái, anh cho biết: “Cuộc sống trước đây vốn khó khăn, nhưng khi được chính quyền địa phương xây dựng cho căn nhà và hỗ trợ bò để nuôi, gia đình tôi có điều kiện vươn lên. Địa phương cũng cử cán bộ đến tận nhà hướng dẫn cách chăm sóc bò và hoa màu nên bò sinh trưởng tốt, số lượng đàn ngày càng tăng. Giờ thì chúng tôi đã thoát nghèo, cuộc sống khá giả và có điều kiện lo cho con cái học hành đàng hoàng”.

Nếu trước đây ở Trà Cú- nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống (chiếm hơn 62% dân số toàn huyện) và nghèo nhất tỉnh Trà Vinh, thì nay bức tranh quê hương có nhiều gam màu tươi sáng. Hầu hết tuyến đường từ huyện về xã, từ xã tới ấp đều được bê tông hóa, dọc hai bên là những ngôi nhà mới khang trang nằm san sát. Giờ đây khi nhắc đến huyện Trà Cú, nhiều người gọi vui là "quê của những triệu phú người Khmer". Điển hình như ông Cô Phanh ở ấp Bến Bạ, xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, từ nông dân không có đất sản xuất, nhờ địa phương hỗ trợ vốn chăn nuôi bò, hướng dẫn khoa học kỹ thuật, cộng thêm tính cần cù, nay ông Phanh đã có nhà cửa khang trang.

Ông Cô Phanh chia sẻ: “Thấy hoàn cảnh khó khăn, địa phương có cho 2 con bò để nuôi. Sau khi bán lứa bò đầu tiên, từ số tiền có được cộng thêm vốn vay ưu đãi từ địa phương, gia đình tôi thuê đất trồng lúa cao sản kết hợp hoa màu, nuôi bò thịt và bò sữa. Qua 3 năm thì trả hết nợ. Giờ gia đình tôi đã có 5 công đất trồng lúa, đàn bò hơn chục con. Trừ hết chi phí, mỗi năm gia đình lãi trên 100 triệu đồng”.

Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Khmer đã và đang thay đổi từng ngày, đó là thành quả từ việc hỗ trợ kịp thời của chính quyền địa phương, sự cần cù lao động của bà con Khmer.

Bài, ảnh: THÚY AN

Không để tái diễn tình trạng “ép” học sinh không thi vào lớp 10

(ĐCSVN) - Dù không phải là câu chuyện mới nhưng cứ đến trước thời điểm các địa phương tổ chức kỳ thi vào 10 THPT công lập, thì câu chuyện “ép” học sinh không thi vào lớp 10 lại “ nóng” các diễn đàn xã hội với nhiều phương thức gây bức xúc dư luận.

Trẻ em sử dụng mạng xã hội - lợi ích và rủi ro

(ĐCSVN) – Để bảo vệ giới trẻ khỏi những rủi ro ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Đưa nước sạch về với người dân vùng hạn, mặn

Nhằm giúp các hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt do ảnh hưởng hạn, mặn, Đoàn Thanh niên Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp tổ chức vận chuyển nước sinh hoạt đến hỗ trợ người dân xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc.

Sôi nổi hoạt động Tháng Công nhân

Hơn 10 năm qua, Tháng Công nhân thực sự trở thành ngày hội lớn của công nhân, lao động cả nước. Tại Long An, các cấp Công đoàn đã đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động hiệu quả và tạo sức lan tỏa mạnh mẽ...

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng - Tại sao không?!

(ĐCSVN)- Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Thiên tai khiến nhiều ngôi nhà bị tốc mái

(ĐCSVN) - Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai ngày 21/5, ảnh hưởng của thiên tai trong những ngày qua tại các tỉnh Lào Cai, Kiên Giang, Đồng Tháp đã làm nhiều ngôi nhà bị tốc mái và sập, nhiều cột điện bị gãy đổ.

Bắc Giang tạm dừng vận tải bằng ô tô để chống dịch

(ĐCSVN) - Từ 0 giờ ngày 21/5, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Bắc Giang đã dừng toàn bộ hoạt động vận tải khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh để ngăn chặn dịch COVID-19.

Thí điểm camera phạt nguội vi phạm giao thông tại Đà Lạt

(ĐCSVN) – Công an TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) phối hợp với UBND TP và công ty VNPT Lâm Đồng tiến hành lắp đặt thí điểm camera giao thông tại 6 vị trí trên địa bàn thành phố nhằm tăng cường quản lý trật tự an toàn giao thông đô thị .

Nhiều người lao động ở Bắc Giang được hỗ trợ vì dịch bệnh

(ĐCSVN) - Những ngày này, cùng với nỗ lực không ngừng nghỉ của các nhân viên y tế trong việc điều tra, truy vết trường hợp liên quan đến dịch COVID - 19, các cấp Công đoàn tỉnh Bắc Giang đang tích cực hỗ trợ đoàn viên, người lao động chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Chủ động ứng phó với mưa lớn, lốc, sét

(ĐCSVN) - Theo dự báo, từ ngày 24-27/5, lượng mưa ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ phổ biến 150-300mm/đợt, ở Tây Nguyên phổ biến 200-450mm/đợt. Từ 23-25/5, Bắc Bộ có mưa rào và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ tại các tỉnh miền núi.

Phương án nào để người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

(ĐCSVN) - Chính phủ đưa ra 2 phương án quy định các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Còn Uỷ ban Xã hội trong báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo luật đã đưa ra 5 quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Có Quỹ hay không, sao mãi bàn?

(ĐCSVN) - Việc xây dựng một hành lang pháp lý đủ tầm là giải pháp hết sức cần thiết và quan trọng để các quỹ ngoài ngân sách nhà nước đi vào “nề nếp”; cũng để không phải "cứ ngồi bàn mãi là có quỹ hay không" với mỗi dự luật khi đưa ra bàn thảo.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề rất day dứt

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng rất day dứt. Trong giai đoạn 2016- 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người…

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Còn đó bất cập cần tháo gỡ!

(ĐCSVN) - Bộ GD&ĐT mới ban hành "chùm" Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học. Xung quanh vấn đề này còn đó những bất cập cần tiếp tục tháo gỡ.

Cần loại bỏ hiểm họa từ những thần tượng tai tiếng

(ĐCSVN) – Thời gian gần đây, hàng loạt các video có nội dung không lành mạnh của những người trẻ tuổi có xu hướng nổi loạn, xuất hiện với tần suất nhiều trên mạng xã hội đã làm dấy lên những nỗi lo...

Cô giáo trẻ nhiều năm liền đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi

Trải qua nhiều năm với nhiều lớp học, được trải nghiệm với trẻ ở các độ tuổi từ lớp mầm đến lớp lá đã giúp cô hiểu tâm lý của các bé, từ đó hoàn thiện dần cách nuôi dạy trẻ của một GV mầm non.

Có một phòng khám thiện nguyện như thế!

Từng bị chứng đau khớp hành hạ và đã được điều trị khỏi, sư cô Thích Nữ Trí Hải mong muốn lan tỏa điều này đến người dân. Và thế là, phòng khám tại chùa Trúc Lâm Phước An (ấp 3, xã An Thạnh, huyện Bến Lức) ra đời.

Tấm lòng của chị Phan Thị Kim Ngân 

Chị Phan Thị Kim Ngân ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, phụ trách Bếp ăn 0 đồng Giác Ngộ, thường xuyên tặng hàng trăm suất cơm 0 đồng đến bệnh nhân, người nuôi bệnh ở các bệnh viện ở Cần Thơ. Gần đây, chia sẻ với tình cảnh khó khăn

Thấy tài khoản tăng thêm gần 400 triệu đồng, người đàn ông vội báo công an

Anh Hồ Xuân Hoàng (Hà Tĩnh) bất ngờ thấy tài khoản ngân hàng thông báo tăng thêm gần 400 triệu đồng, biết có ai đó chuyển nhầm tiền vào tài khoản của mình, nên anh đã trình báo công an tìm người trả lại.

Tâm huyết của người đảng viên

Chuyển sinh hoạt đảng về địa phương năm 2019, đến năm 2022, ông Trần Văn Hòa (ấp Phú Xuân 2, xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành) được tín nhiệm bầu vào vị trí Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận ấp.
Top