Thứ năm, 16/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Sốt xuất huyết giảm, tay chân miệng tăng gấp đôi 

Ðoàn công tác của Sở Y tế TP Cần Thơ và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ vừa đến kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại quận Thốt Nốt và huyện Phong Ðiền. Qua kiểm tra, tình hình bệnh sốt xuất huyết

Ðoàn công tác của Sở Y tế TP Cần Thơ và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ vừa đến kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại quận Thốt Nốt và huyện Phong Ðiền. Qua kiểm tra, tình hình bệnh sốt xuất huyết (SXH) giảm, nhưng bệnh tay chân miệng (TCM) tăng. Ngành Y tế đã đưa ra các khuyến cáo phòng dịch đến cộng đồng.

Ông Phạm Phú Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Cần Thơ (ngoài cùng bên phải) kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại Trạm Y tế phường Thuận Hưng, quận Thốt Nốt. Ảnh: THIÊN THANH

Theo báo cáo của ngành Y tế, từ đầu năm đến ngày 23-4-2024, tại quận Thốt Nốt đã ghi nhận 34 ca SXH, giảm 84 ca so với cùng kỳ; 59 ca TCM, tăng 34 ca so với cùng kỳ 2023. Nhờ xử lý ổ dịch kịp thời nên không có ca tử vong. Trung tâm Y tế quận Thốt Nốt đã chủ động xây dựng, triển khai chiến dịch diệt lăng quăng, phòng chống SXH; triển khai kế hoạch giám sát cúm gia cầm (H5N1, H7N9), tham mưu UBND quận về công tác phối hợp với ban, ngành địa phương thực hiện công tác phòng, chống dịch cúm.

Đoàn công tác của Sở Y tế thành phố đã kiểm tra thực tế tại phường Thuận Hưng, quận Thốt Nốt. Ông Nguyễn Khoa Nam, Trưởng Trạm Y tế Thuận Hưng, cho biết: Nhằm chủ động phòng, chống SXH, UBND phường đã chỉ đạo Trạm Y tế cùng đơn vị liên quan tổ chức 3 đợt diệt lăng quăng dựa vào cộng đồng. Với khu vực có ca bệnh tăng, đã tổ chức diệt lăng quăng, phun thuốc kịp thời. Từ đó, không phát sinh ca bệnh mới. Với bệnh TCM, Trạm Y tế phát cloramin B cho tất cả các điểm trường học trên địa bàn, đặc biệt là 2 điểm trường mẫu giáo.

Tại huyện Phong Điền, đoàn kiểm tra ghi nhận 23 trường hợp mắc TCM. Đây là đơn vị có số ca mắc TCM thấp nhất trên toàn thành phố. Tuy nhiên, số ca mắc tăng 15 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023, chưa ghi nhận ca tử vong. Trong đó, tất cả 8 xã đều ghi nhận ca mắc TCM. Xã Giai Xuân có số ca mắc cao nhất (8 ca), tăng 6 ca so với cùng kỳ năm 2023. Về bệnh SXH, toàn huyện ghi nhận 11 ca, chưa nghi nhận ca tử vong, giảm 32 ca so với cùng kỳ 2023.

Theo CDC Cần Thơ, các địa phương cần tập trung, hỗ trợ các phường, xã có nguy cơ nhằm hạn chế ca mắc tăng cao vào các tháng tiếp theo, đánh giá các điểm nguy cơ tại từng khu vực, ấp cụ thể để thực hiện công tác phòng, chống dịch đạt hiệu quả. Căn cứ vào dữ liệu giám sát dịch tễ (ca bệnh, côn trùng…), tình hình thực hiện các hoạt động can thiệp và diễn biến của các yếu tố nguy cơ (khí hậu, thời tiết, biến động dân cư và tình hình phát triển kinh tế - xã hội), dự báo các tháng tiếp theo, ca mắc SXH có thể tăng.

Từ thực tế giám sát công tác phòng, chống SXH, CDC Cần Thơ đề nghị các địa phương đẩy mạnh hoạt động giám sát xét nghiệm, xác định tuýp virus lưu hành; duy trì hoạt động lấy mẫu gởi Viện Pasteur xét nghiệm, tuân thủ các quy trình điều tra, giám sát véc-tơ; duy trì thực hiện giám sát côn trùng thường xuyên ít nhất mỗi quận/huyện 1 điểm và thực hiện báo cáo định kỳ về CDC Cần Thơ. Các địa phương chủ động rà soát, xác định những khu vực nguy cơ và tiến hành giám sát xử lý định kỳ; thường xuyên theo dõi kết quả giám sát dịch tễ, đánh giá nguy cơ thông qua số liệu ca bệnh, côn trùng, xét nghiệm để sớm phát hiện điểm nóng và triển khai các hoạt động can thiệp kịp thời; tích cực phát hiện và xử lý triệt để ổ dịch...

Đối với công tác phòng chống TCM, CDC Cần Thơ khuyến cáo tăng cường truyền thông trong trường học bằng nhiều hình thức đưa thông tin đến phụ huynh, người nuôi trẻ; hướng dẫn các dấu hiệu nhận biết về triệu chứng bệnh; hướng dẫn giáo viên, bảo mẫu, phụ huynh vệ sinh khử khuẩn phòng ngừa lây lan khi xuất hiện ca bệnh TCM.

Trước tình hình dịch cúm A (H5N1, H7N9) đã xuất hiện ở một số tỉnh/thành, lãnh đạo Sở Y tế thành phố đề nghị các địa phương cần nhanh chóng kiện toàn và triển khai kế hoạch phòng, chống dịch trên địa bàn; đặc biệt là công tác phối hợp với các ban, ngành kiểm tra giám sát; dự trù cơ số thuốc, vật tư hóa chất, sẵn sàng công tác phòng, chống dịch; không lơ là, chủ quan với bệnh SXH và TCM; chủ động theo dõi chặt chẽ dịch bệnh trên địa bàn, không để dịch bệnh lan rộng ra cộng đồng; tăng cường truyền thông bằng nhiều hình thức để đưa thông tin đến người dân.

H.HOA

 

11 nhóm đối tượng ưu tiên tiêm vắcxin phòng COVID-19 tại Việt Nam

Các nhân viên y tế, nhân viên tham gia phòng chống dịch, lực lượng quân đội, công an, giáo viên, người trên 65 tuổi... là các đối tượng được ưu tiên tiêm vắcxin phòng COVID-19 tại Việt Nam.

Khoảng 600.000 nhân viên y tế, nhân viên tham gia chống dịch được tiêm vaccine COVID-19

Trong quý I/2021, hai nhóm được ưu tiên tiêm vaccine đầu tiên là nhân viên y tế và nhân viên tham gia chống dịch, với khoảng 600.000 người tương đương khoảng 1,2 triệu liều.

Đảm bảo đưa vắcxin COVID-19 an toàn nhất đến với người dân

Bộ Y tế cho biết Bộ chọn mua các vắcxin an toàn, có hiệu lực bảo vệ cao, được Tổ chức Y tế thế giới tiền thẩm định, đã được phê chuẩn bởi một cơ quan quản lý dược nghiêm ngặt (SRA), giá cả phù hợp.

Ghi nhận thêm 6 ca mắc COVID-19 tại Hải Dương và Quảng Ninh

Chiều 23/2, Việt Nam ghi nhận thêm 6 ca mắc mới COVID-19 tại Hải Dương và Quảng Ninh, trong đó riêng Hải Dương có 5 ca, đều là các trường hợp F1, đã được cách ly tập trung trước đó.

Hướng dẫn xét nghiệm SARS-CoV-2 cho công dân nhập ngũ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Long An hướng dẫn xét nghiệm SARS-CoV-2 cho công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân năm 2021.

Vĩnh Phúc: Hàng trăm công nhân nghi ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa

Một số công nhân cho biết sau bữa ăn trưa ở công ty (gồm các món: thịt gà tây xào sả ớt, rau súp lơ xào, dưa chua và canh rau giá đỗ), họ bắt đầu xuất hiện triệu chứng nôn ói, khó chịu…

Liên tục xảy ra ngộ độc thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ cơ sở không bảo đảm

Bộ Y tế yêu cầu kiên quyết xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, cơ sở không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Thông tin mới nhất vụ 19 sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM nhập viện trong đêm

Xung quanh vụ 19 sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM nhập viện trong đêm, PV Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với ông Lại Thế Tuân, Trưởng phòng Tổng hợp, Trung tâm quản lý ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM.

Đã tìm ra nguyên nhân gây vụ ngộ độc bánh mì ở Long Khánh

Chiều 07/5, Phó giám đốc Sở Y tế Võ Thị Ngọc Lắm cho biết, đã có kết quả xét nghiệm mẫu thực phẩm trong vụ ngộ độc bánh mì ở thành phố Long Khánh.

560 người ngộ độc sau ăn bánh mì, phát hiện khuẩn E.coli trong máu 3 trẻ

Đến nay đã ghi nhận 560 người nhập viện do bị ngộ độc sau ăn bánh mì tại TP Long Khánh, Đồng Nai.
Top