Thứ ba, 14/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong doanh nghiệp

(ĐCSVN) – Trong chiến lược phát triển hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực thực hiện mục tiêu cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, trong đó thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm giữ vai trò quan trọng.

(ĐCSVN) – Trong chiến lược phát triển hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực thực hiện mục tiêu cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, trong đó thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm giữ vai trò quan trọng.

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu châu Âu phối hợp với Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thực hành kinh doanh có trách nhiệm: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam”. Đây là hội thảo nằm trong chuỗi hoạt động theo định hướng hợp tác chung giữa hai Viện về phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế.

Phát biểu mở đầu Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Chiến Thắng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Âu khẳng định, trong chiến lược phát triển hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực thực hiện mục tiêu cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, trong đó thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm giữ vai trò quan trọng. Thực hành kinh doanh có trách nhiệm đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc tuân thủ pháp luật mà còn phải thực hiện các biện pháp đánh giá rủi ro đối với các yếu tố con người, xã hội và môi trường, đồng thời giải quyết các nguy cơ tiềm ẩn như phòng ngừa, giảm thiểu hoặc tiến hành biện pháp khắc phục thích hợp khi xảy ra các vi phạm. Đây là trách nhiệm chính của doanh nghiệp nhưng Nhà nước và xã hội cũng có trách nhiệm để thúc đẩy và bảo đảm tuân thủ. 

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Chiến Thắng, nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa nội dung thực hành kinh doanh có trách nhiệm vào chương trình nghị sự phát triển, tuy nhiên đối với Việt Nam, đây là một vấn đề mới và đặt ra nhiều thách thức trong quá trình thực hiện. “Vì thế, việc nghiên cứu so sánh kinh nghiệm của các nước đi trước cũng như kinh nghiệm của Việt Nam trong một số lĩnh vực và tại một số địa phương, từ đó, rút ra một số gợi mở chính sách là hết sức cần thiết” – Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Âu nhấn mạnh. 

Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm.

Phát biểu tại Hội thảo, Chuyên gia cao cấp về kinh doanh có trách nhiệm – Luật sư Nguyễn Văn Huấn cho rằng, kinh doanh có trách nhiệm là một khái niệm phức tạp, bao trùm và còn tương đối mới tại Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển của khung khổ về kinh doanh có trách nhiệm đang diễn ra nhanh chóng, đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam cần cập nhật và chuẩn bị thực hành kinh doanh có trách nhiệm để nắm bắt những cơ hội mới. Điều này đặt ra nhiều thách thức cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Doanh nghiệp không chỉ cần sự nỗ lực tự thân mà còn cần sự trợ giúp từ rất nhiều bên liên quan để bắt kịp xu thế, trước hết tập trung vào việc nâng cao nhận thức và năng lực. Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, góc tiếp cận, xu thế thực hành và tham vấn chính sách là những hoạt động cốt lõi nhất giúp doanh nghiệp bắt đầu con đường thực hành kinh doanh có trách nhiệm đầy thử thách nhưng cũng nhiều cơ hội.

Chia sẻ kinh nghiệm của Liên minh châu Âu trong thực hành kinh doanh có trách nhiệm, TS. Bùi Việt Hưng đến từ Viện Nghiên cứu châu Âu cho rằng, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp hay kinh doanh có trách nhiệm được xem là một công cụ quan trọng của Liên minh châu Âu trong việc thúc đẩy đổi mới và tăng tính cạnh tranh, hướng đến phát triển bền vững. Nhằm thúc đẩy sự lan tỏa, trách nhiệm hơn của các doanh nghiệp trên toàn cầu, Liên minh châu Âu cũng đã và đang nỗ lực hơn trong việc đưa các vấn đề thương mại và phát triển bền vững vào trong các Hiệp định thương mại FTA thế hệ mới.

Trên thực tế, phần lớn các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu của Việt Nam hiện vẫn là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực nội tại về vốn, con người còn hạn chế, điều này khó khăn trong việc tiếp cận thị trường, nắm bắt thông tin, quy định về thị trường của EU… “Như vậy, để tận dụng được cơ hội này, các doanh nghiệp nông nghiệp của Việt Nam phải vượt qua hàng loạt những thách thức đến từ EVFTA cũng như chính những vấn đề nội tại của mình trong việc tuân thủ và thực hiện đầy đủ các quy định về kinh doanh có trách nhiệm” - TS. Bùi Việt Hưng khuyến nghị.

Thực hành kinh doanh có trách nhiệm là xu hướng và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Đặc biệt, khi Việt Nam tham gia nhiều hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, với việc đề cao thương mại bền vững trong các Hiệp định thương mại tự do, thì việc thực hành kinh doanh có trách nhiệm là cơ sở và điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp tận dụng cơ hội xuất khẩu và phát triển bền vững.

Những năm gần đây, Việt Nam đã ban hành hệ thống quy định về thực hành kinh doanh có trách nhiệm và nhiều chính sách, hành lang pháp lý cũng đã được bổ sung, hoàn thiện để hướng doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm đối với nền kinh tế, môi trường và xã hội. Ngày 14/7/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 843/QĐ-TTg ban hành Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023 - 2027.

Thực hành kinh doanh có trách nhiệm là một nội dung quan trọng nhằm đạt được mục tiêu kép về tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.Theo định nghĩa của UNDP (2023), kinh doanh có trách nhiệm là hoạt động kinh doanh tuân thủ pháp luật và thực hiện các biện pháp đánh giá, ngăn ngừa, giảm thiểu và khắc phục các tác động bất lợi của hoạt động kinh doanh đối với con người, môi trường và xã hội.
T.Lan

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Tổ chức tín dụng kỳ vọng nhu cầu vay vốn nhiều hơn trong quý III/2021

(ĐCSVN) – Các tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp tục kỳ vọng lạc quan đối với nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng trong quý III/2021 và cả năm 2021, trong đó nhu cầu vay vốn được kỳ vọng “tăng” nhiều hơn nhu cầu gửi tiền và thanh toán.

Vietnam Airlines vay 4 nghìn tỷ đồng

(ĐCSVN) – Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, sáng nay (7/7), Vietnam Airlines đã ký kết hợp đồng tín dụng với 3 ngân hàng thương mại với tổng số tiền cho vay 4.000 tỷ đồng.

Vietnam Airlines vay 4 nghìn tỷ đồng

(ĐCSVN) – Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, sáng nay (7/7), Vietnam Airlines đã ký kết hợp đồng tín dụng với 3 ngân hàng thương mại với tổng số tiền cho vay 4.000 tỷ đồng.

Vietnam Airlines vay 4 nghìn tỷ đồng

(ĐCSVN) – Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, sáng nay (7/7), Vietnam Airlines đã ký kết hợp đồng tín dụng với 3 ngân hàng thương mại với tổng số tiền cho vay 4.000 tỷ đồng.

TP Hồ Chí Minh đáp ứng đủ nhu cầu hàng hóa của người dân

(ĐCSVN) - Giám đốc Sở Công thương TP Hồ Chí Minh khẳng định, việc chợ đầu mối đóng cửa thì không có nghĩa khan hàng hoá. Ngược lại, các chợ truyền thông và các siêu thị khác vẫn hoạt động bình thường. Thành phố sẽ điều phối để các khu vực đều đáp ứng đủ hàng hóa thiết yếu của người dân

Phát triển liên kết bền vững trong chuỗi giá trị lúa gạo 

ÐBSCL là vựa lúa lớn nhất của cả nước, tuy nhiên quá trình liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa gạo chưa mang lại hiệu quả cao, rất cần giải pháp nâng cao giá trị lúa gạo, vừa giúp nông dân duy trì và tăng sản lượng, tăng lợi nhuận trong sản xuất...

Thúc đẩy cơ giới hóa, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp 

(CT) - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, từ đầu năm đến nay, ngành Nông nghiệp tiếp tục triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách liên quan đến công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp.

Trồng chuối cấy mô thu nhập 10 triệu đồng/tháng

Thời gian qua, mô hình Trồng chuối cấy mô mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân tại xã Tân Bình, huyện Tân Trụ. Trong đó, ông Tôn Thọ Phát (xã Tân Bình) là một trong những người thành công với mô hình này.

Sâu, bệnh gây hại ít ở đầu vụ sản xuất lúa Hè Thu 2024   

Mặc dù sâu, bệnh gây hại trên lúa Hè Thu 2024 có tăng so với tuần trước nhưng tỷ lệ nhiễm và mật độ gây hại thấp, chủ yếu là bệnh đạo ôn lá, sâu đục thân, rầy phấn trắng, nông dân cần chủ động phòng ngừa.

Phát huy vai trò của kinh tế hợp tác trong xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, kinh tế hợp tác (KTHT) mà nòng cốt là các hợp tác xã (HTX) đã từng bước khẳng định được vai trò quan trọng trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh.

Khát vọng thịnh vượng xây dựng đô thị loại I

Năm 2024, TP.Tân An tròn 15 tuổi và được xác định là năm tăng tốc để đạt những mục tiêu đề ra. Đó là hoàn thành sớm các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ TP.Tân An lần thứ XI;...

Đồng Nai: Cá chết nổi trắng hồ thủy lợi Sông Mây

Do lượng cá chết lên đến gần 200 tấn, nhằm tránh ô nhiễm nguồn nước, các công nhân đội nắng, làm việc xuyên lễ để vớt cá, dọn dẹp vệ sinh lòng hồ.

Thêm gần 200 cây xanh phải di dời, đốn hạ làm dự án kết nối metro số 1

Giấy phép chặt hạ, dịch chuyển số cây xanh dọc đường Võ Nguyên Giáp vừa được Trung tâm phát triển hạ tầng kỹ thuật TP Thủ Đức cấp cho Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (Sở GTVT TP.HCM).

Giao thông đi trước mở đường tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội

Với việc đầu tư hệ thống giao thông tương đối đồng bộ, hiện đại, có tính kết nối cao đã góp phần khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh trong phát triển KT-XH,...

Thế giới cần 4.000 tỷ USD mỗi năm để chuyển đổi năng lượng tái tạo

Chuyên gia của tập đoàn BlackRock nhận định châu Á-Thái Bình Dương thực sự là trung tâm của cơ hội đầu tư năng lượng xanh và hãng này cũng nhận thấy cơ hội tại nhiều khu vực trên thế giới.

Nhiều hoạt động hưởng ứng Tháng Hành động về An toàn, vệ sinh lao động

Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động diễn ra từ ngày 01 đến 31/5/2024 với nhiều hoạt động như tuyên truyền chính sách, pháp luật; tổ chức các đoàn thanh, kiểm tra tại doanh nghiệp; khen thưởng doanh nghiệp.

Tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng đạt 159.200 tỉ đồng 

(CT) - Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) - Chi nhánh TP Cần Thơ, ước đến cuối tháng 4-2024, tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn thành phố đạt 159.200 tỉ đồng, tăng 1,76% so với tháng 12-2023

Khai mở thị trường vốn Việt Nam 

Theo ước tính của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB), các biện pháp cải cách thị trường vốn đúng đắn có thể đem lại cho Việt Nam trên 78 tỉ USD vốn đầu tư mới cho đến năm 2030.

Cảng Quốc tế Long An đón đoàn Tổng lãnh sự quán Ấn Độ đến thăm và làm việc

Đoàn Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP.HCM, Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ tại TP.HCM thăm và làm việc Cảng Quốc tế Long An.

Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh sản xuất công nghiệp 

(CT) - UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Chỉ thị số 13/CT-UBND, ngày 7-5-2024, về việc tăng cường hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP Cần Thơ.
Top