Thứ ba, 14/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Tiến trình phi hạt nhân mới chỉ bắt đầu

Liệu khi Triều Tiên đồng ý từ bỏ vũ khí hạt nhân, thì đây có phải là một thỏa thuận như Mỹ mong muốn?

Liệu khi Triều Tiên đồng ý từ bỏ vũ khí hạt nhân, thì đây có phải là một thỏa thuận như Mỹ mong muốn?

Cuộc gặp Thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un một lần nữa đã trở lại đúng lộ trình, mở ra triển vọng về một thỏa thuận phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên. Những phát ngôn của Tổng thống Trump giờ đây thiên về một tiến trình, với thêm nhiều cuộc gặp Thượng đỉnh nữa cho mục tiêu phi hạt nhân hóa.

Tổng thống Trump (giữa) cùng Ngoại trưởng Mike Pompeo (phải) tiếp Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong-chol (trái) tại Nhà Trắng. Ảnh: AP

Mọi chú ý đang hướng vào thỏa thuận phi hạt nhân có thể đạt được giữa Mỹ và Triều Tiên. Thỏa thuận này sẽ như thế nào? Giới chuyên gia cho rằng, nếu “phi hạt nhân hóa” ở đây đáp ứng được các yêu cầu của cả Mỹ và Triều Tiên thì đây sẽ là một thỏa thuận “lịch sử”.

“Phi hạt nhân hóa”

“Vấn đề lớn nhất trong tất cả là Mỹ định nghĩa “phi hạt nhân hóa” như thế nào và với Triều Tiên định nghĩa này là gì?”, ông Victor Cha, một cựu quan chức Mỹ từng làm việc tại Nhà Trắng dưới thời Tổng thống W. Bush nhận định.

Khi Mỹ và Triều Tiên rút ngắn bất đồng và có cùng một cái nhìn về “phi hạt nhân hóa” thì một thỏa thuận lịch sử liệu có nằm trong tầm tay Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại bàn thảo luận Thượng đỉnh ngày 12/6 tới?

Hãy quên đi kịch bản Libya, với “cái kết bi thảm” của nhà lãnh đạo Muammar Qaddafi sau khi từ bỏ vũ khí hạt nhân. Tổng thống Mỹ Donald Trump giờ đây đang nói đến cả một tiến trình sau đó để tiến tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên. Theo đó, cuộc gặp Thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un mới là bước khởi đầu.

Còn chưa đầy một tuần nữa, ông Trump và ông Kim sẽ “mặt đối mặt” ngồi vào bàn thảo luận tại Singapore. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia tại Bắc Á, với kinh nghiệm và đã chứng kiến nỗ lực giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên trong nhiều thập kỷ qua, một thỏa thuận “tương tự trong quá khứ” có thể lặp lại. Một số ý kiến chuyên gia nói đến sự “khoa trương” mà họ từng chứng kiến và thỏa thuận như vậy chỉ dẫn tới đổ bể sau đó.

Các nhà phân tích chỉ ra những yếu tố then chốt mà Mỹ và Triều Tiên cần đạt được để tiến tới thỏa thuận lần này.

Thứ nhất là định nghĩa “phi hạt nhân hóa”. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton và giới chức Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Trump khẳng định mục tiêu “phi hạt nhân hóa toàn diện, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược” trên Bán đảo Triều Tiên, gọi tắt là “CVID”.

Về phần mình, Bình Nhưỡng cũng khẳng định kịch bản phi hạt nhân hóa đầy tham vọng và dài hạn, bao gồm cả vấn đề hiện diện khí tài hạt nhân của Mỹ trên Bán đảo Triều Tiên cũng như các chương trình hạt nhân của Washington.

Theo ông Victor Cha, quan chức trong Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ phụ trách Các vấn đề châu Á dưới thời cựu Tổng thống W. Bush, “phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên” là cụm từ Triều Tiên đã sử dụng trong nhiều thập kỷ qua và hồ sơ Triều Tiên giờ đây còn phức tạp hơn, khi Bình Nhưỡng đã có vũ khí hạt nhân, với tên lửa tầm xa và thậm chí là đầu đạn hạt nhân.

Bất cứ thỏa thuận nào theo mong muốn của Mỹ sẽ là kiểm chứng chi tiết kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, từ các hệ thống vũ khí đến công nghệ phát triển. Hay nói một cách khác, Triều Tiên sẽ phải công khai hoàn toàn chương trình hạt nhân và tên lửa của mình.

Hơn thế nữa, thỏa thuận này cũng sẽ đặt ra thời hạn để Triều Tiên phải giảm số lượng đầu đạn hạt nhân và hệ thống vũ khí, trong đó có những tên lửa liên lục địa có thể chạm tới bờ biển phía Tây nước Mỹ mà Triều Tiên đã thử nghiệm trong năm 2017, năm đầu tiên ông Trump lên nắm quyền.

Mỹ đang kỳ vọng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đồng ý phơi bày chi tiết chương trình hạt nhân của mình. Ông Victor Cha cho rằng, việc thuyết phục ông Kim từ bỏ các đầu đạn hạt nhân là “không thể thành hiện thực”. Thực tế, chương trình hạt nhân vẫn đóng vai trò đảm bảo sự sống còn cho Bình Nhưỡng và là "lá bài chiến lược" trên bàn đàm phán của Triều Tiên.

“Tiến trình phi hạt nhân hóa dài hạn”

Trong tuyên bố cuối tuần trước sau khi tiếp Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong-chol tại Nhà Trắng, ông Trump nói rằng, cuộc gặp Thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un mới chỉ là bước khởi đầu và tiến trình phi hạt nhân hóa sẽ còn tiếp diễn với thêm nhiều cuộc gặp Thượng đỉnh nữa.

Harry Kazianis, Giám đốc bộ phận nghiên cứu Quốc phòng và an ninh châu Á tại Trung tâm Lợi ích quốc gia tại Washington vạch ra lộ trình cho tiến trình phi hạt nhân hóa của Tổng thống Trump.

“Kế hoạch này có thể hiệu quả với từng bước một. Triều Tiên sẽ từ bỏ một số vũ khí hạt nhân trước, còn Mỹ sẽ dỡ bỏ một số trừng phạt. Sau đó, Bình Nhưỡng sẽ từ bỏ thêm một số tên lửa đạn đạo liên lục địa và Mỹ sẽ có thêm các bước tiếp theo”, ông Harry Kazianis nói.

Theo kế hoạch mà ông Harry Kazianis đưa ra, tiến trình phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên sẽ đạt được những kết quả đáng kể vào tháng 01/2021- thời điểm Tổng thống Trump kết thúc nhiệm kỳ đầu tiên.

“Tôi cho rằng, lộ trình này có thể hiệu quả”, ông Harry Kazianis khẳng định.

Từ trước khi Tổng thống Trump đề cập tiến trình phi hạt nhân hóa, giới chức Mỹ đã để ngỏ khả năng này nhằm thực hiện một kế hoạch đồng bộ và một tiến trình không thể đảo ngược.

“Miễn là Triều Tiên chấp nhận “cuộc chơi”, Mỹ sẽ mở ra một tiến trình”,  bà Susan Thornton, nhà Ngoại giao trưởng phụ trách Đông Á của Mỹ phát biểu tại Tokyo (Nhật Bản) hồi tháng 5.

Với các chuyên gia phân tích kỳ cựu, một phần quan trọng trong cuộc gặp Thượng đỉnh với Triều Tiên lần này là việc Mỹ phải tính đến các bước thúc đẩy thực hiện tiến trình phi hạt nhân hóa, thay vì để thỏa thuận đổ bể như trước đây và khiến căng thẳng leo thang trở lại.

Với Tổng thống Trump, chính sách cứng rắn một mực yêu cầu xóa bỏ hoàn toàn chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng có thể sẽ khiến tham vọng giải quyết vấn đề hạt nhân và tên lửa Triều Tiên ngay trong nhiệm kỳ đầu tiên rơi vào bế tắc. Việc ông Trump tuyên bố không áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt mới với Bình Nhưỡng, cũng như không sử dụng cụm từ quen thuộc lâu nay “sức ép tối đa” sẽ là “tiến hiệu” mới để giới quan sát đặt hy vọng vào bàn thảo luận Thượng đỉnh Mỹ-Triều./.

Hoàng Lê/VOV.VN

Syria đề nghị LHQ duy trì các nghị quyết yêu cầu Israel rút khỏi Golan

Đại sứ Syria tại LHQ đề nghị Hội đồng Bảo an tiến hành các biện pháp thiết thực nhằm đảm bảo cơ quan này thực thi đầy đủ nhiệm vụ trong việc thực hiện các nghị quyết liên quan đến Cao nguyên Golan.

Thủ tướng Anh: Sẽ không bỏ phiếu Brexit nếu không đủ phiếu ủng hộ

Bà May tuyên bố: 'Nếu rõ ràng là không có đủ sự ủng hộ để đưa thỏa thuận trở lại vào tuần tới, hoặc Hạ viện một lần nữa phủ quyết, chúng ta có thể đề nghị gia hạn thêm trước ngày 12/4.'

Anh: Hàng trăm nghìn người tuần hành phản đối Brexit tại London

Cuộc biểu tình, là một trong những hoạt động phản đối lớn nhất ở thủ đô London trong nhiều thập kỷ qua, xảy ra sau khi các nhà lãnh đạo EU trong tuần này đã cho phép lùi thời hạn Brexit.

EU không thể đưa ra cam kết mạnh mẽ hơn trong chống biến đổi khí hậu

Ngoài chủ đề Brexit, Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) vừa kết thúc tại Brussels, Bỉ được hâm nóng bằng cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Nga: Tuyên bố về Cao nguyên Golan có thể phá vỡ thỏa thuận Israel-Arab

Thứ trưởng Ngoại giao Nga tuyên bố quyết định công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan có thể phá vỡ triển vọng đạt được một thỏa thuận hòa bình giữa Israel và thế giới Arab.

Bộ Ngoại giao khuyến cáo đối với công dân Việt Nam tại Israel

Trước tình hình xung đột diễn biến phức tạp, Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam nếu đang ở Israel thì cần có phương án sớm sơ tán an toàn người và tài sản đến nước thứ ba hoặc về Việt Nam.

Việt Nam là nguồn cảm hứng, truyền thêm động lực cho Nam Phi

Tổng Thư ký đảng cầm quyền Đại hội Dân tộc Phi (ANC) nhấn mạnh chiến thắng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam là nguồn cảm hứng, truyền thêm động lực và sức mạnh cho đảng ANC và nhân dân Nam Phi.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị CABIS ở Trung Quốc

Sáng 16/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính rời Hà Nội lên đường dự Hội chợ Trung Quốc-ASEAN (CAEXPO) và Hội nghị Thượng đỉnh Thương mại-Đầu tư Trung Quốc-ASEAN (CABIS) lần thứ 20.

Hơn 120 doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ CAEXPO 2023

Tại Hội chợ Trung Quốc-ASEAN (CAEXPO), doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội làm việc và giao dịch với khoảng 50.000 thương nhân Trung Quốc, doanh nghiệp lớn của các nước ASEAN và quốc tế.

Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất trong ASEAN của Trung Quốc

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, với việc hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư tăng trưởng tích cực và liên tiếp đạt kỷ lục mới, Trung Quốc nhiều năm liền là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.

Liên hợp quốc ra tuyên bố nhân kỷ niệm 75 năm thành lập

Hội nghị cấp cao kỷ niệm 75 năm thành lập LHQ diễn ra trong bối cảnh đại dịch vẫn đang hoành hành, khiến nhiều người nghi ngại về tinh thần hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các thách thức chung.

Palestine đề nghị LHQ tổ chức hội nghị quốc tế về Trung Đông

Tổng thống Palestine Abbas đề nghị LHQ triệu tập một hội nghị quốc tế vào năm 2021 nhằm 'chấm dứt sự chiếm đóng, mang lại quyền tự do và độc lập cho người dân Palestine trên chính mảnh đất của mình.'

Kyrgyzstan hủy bỏ kết quả bầu cử Quốc hội sau khi nổ ra biểu tình

Những người phản đối cho rằng có nhiều vi phạm trong bầu cử, làm bùng phát làn sóng biểu tình bạo lực phản đối kết quả bầu cử Quốc hội, khiến 1 người thiệt mạng và nhiều người bị thương.

Chống biến đổi khí hậu kiểu Paris 

Thủ đô Paris của Pháp đang hướng tới xây dựng một cơ chế cho phép các cá nhân và doanh nghiệp đền bù lượng phát thải khí carbon của họ bằng cách tài trợ cho các dự án xanh.

Nobel Hòa bình 2020 tôn vinh Chương trình Lương thực thế giới

Chiều 9/10 (giờ Việt Nam), Ủy ban Nobel Na Uy tại Oslo đã công bố giải Nobel Hòa bình 2020 thuộc về Chương trình Lương thực thế giới (WFP) của Liên hợp quốc.
Top