Thứ ba, 14/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Tổng thống Putin: Nga kiên quyết giữ vững lập trường độc lập

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố các đòn trừng phạt dù cứng rắn tới đâu cũng sẽ không ép buộc được Moskva từ bỏ lập trường độc lập của nước này trên thế giới.

Theo RT, ngày 06/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố các đòn trừng phạt dù cứng rắn tới đâu cũng sẽ không ép buộc được Moskva từ bỏ lập trường độc lập của nước này trên thế giới.

Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Nguồn: AFP)

Nhà lãnh đạo này nói thêm, Nga sẽ không bao giờ chấp nhận những sự đánh đổi trả giá bằng chủ quyền. 

Trao đổi với kênh truyền hình Trung Quốc, ông Putin tin rằng các vòng trừng phạt Nga do Mỹ, các đồng minh và Liên minh châu Âu (EU) áp đặt chỉ có duy nhất một mục đích là cản trở sự phát triển kinh tế của nước này. 

Ông nhấn mạnh các lệnh trừng phạt và các biện pháp trừng phạt sẽ không bao giờ đủ để buộc Nga nhượng bộ và thay đổi chính sách. 

Tổng thống Putin nêu rõ: “Tôi tin rằng hoặc Nga sẽ giữ vững chủ quyền, hoặc sẽ không còn nước Nga nào cả. Và, dĩ nhiên, người Nga sẽ luôn luôn chọn phương án đầu tiên. Tôi nghĩ người Trung Quốc cũng sẽ vậy thôi. Chúng ta không có lựa chọn nào khác."

Tổng thống Nga lập luận rằng mọi nỗ lực của phương Tây nhằm phá hoại nền kinh tế Nga rốt cuộc sẽ tác dụng ngược trở lại, nhắm vào các bên đi theo sự dẫn dắt của Mỹ để "trừng phạt" Nga. 

Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh: “Với những nước đi theo sự lãnh đạo của Mỹ, bản thân họ đang bắt đầu hứng chịu tổn thất từ điều mà Mỹ đang thực hiện."

Mặc dù ông Putin không đề cập cụ thể đến bất kỳ nội dung gì, có nguồn tin cho rằng Chính phủ Mỹ đang xem xét trừng phạt các tập đoàn châu Âu dính líu đến đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2), dự kiến vận chuyển 55 tỷ m3 khí đốt tự nhiên của Nga tới người tiêu dùng châu Âu mỗi năm. 

Đức là một trong những nước thụ hưởng dự án này. Các đòn trừng phạt liên quan đến Ukraine, đưa ra sau khi Nga sáp nhập Crimea và nổ ra xung đột ở miền Đông Ukraine, hiện đang gây tác động xấu đến các nền kinh tế châu Âu. 

Những lời kêu gọi dỡ bỏ trừng phạt đã được một số nước châu Âu đưa ra, bao gồm Phó Thủ tướng Áo Heinz-Christian Strache và chính phủ mới của Italy. Ngoài các đòn trừng phạt Nga, EU đã buộc phải ứng phó với sự gia tăng nhanh chóng thuế nhập khẩu đánh vào thép và nhôm, được Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra và có hiệu lực hồi tuần trước. 

Đề cập tới khả năng cải thiện quan hệ giữa phương Tây và Nga vốn đang ở mức thấp nhất, ông Putin nói rằng ông hy vọng có các quan hệ “tích cực," đôi bên cùng có lợi. 

Nhà lãnh đạo Nga khẳng định: “Cuối cùng, tôi tin rằng chúng ta sẽ thành công cải thiện các mối quan hệ dù theo cách này hay cách khác."

Trong khi đó, theo AFP, ngày 6/6, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian khẳng định chỉ khi nào tiến trình hòa bình ở Ukraine đạt được tiến triển, Liên minh châu Âu (EU) mới dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga./.

Theo TTXVN

Nguy cơ Hamas trỗi dậy ở Dải Gaza 

Trả lời phỏng vấn trên chương trình Meet the Press của đài NBC News ngày 12-5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Israel có nguy cơ châm ngòi cuộc nổi dậy của phong trào Hồi giáo Hamas ở Gaza thời hậu chiến

Nga bất ngờ thay Bộ trưởng Quốc phòng 

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 12-5 đã đề xuất lên Hội đồng Liên bang (Thượng viện) bổ nhiệm ông Andrei Belousov, người giữ chức Phó Thủ tướng thứ nhất từ năm 2020, làm Bộ trưởng Quốc phòng, thay ông Sergei Shoigu.

An ninh nước - Thách thức toàn cầu Kỳ cuối: Những hình mẫu tái tạo và sử dụng các nguồn nước hiệu quả 

Thay vì xây dựng cơ sở hạ tầng như nhà máy xử lý hoặc đập chứa nước, các giải pháp dựa vào thiên nhiên ở Peru tập trung đầu tư vào việc bảo tồn và khôi phục cơ sở hạ tầng tự nhiên quan trọng như rừng, đầm lầy, đồng cỏ và rừng ngập mặn.

An ninh nước - Thách thức toàn cầu Kỳ cuối: Những hình mẫu tái tạo và sử dụng các nguồn nước hiệu quả 

Thay vì xây dựng cơ sở hạ tầng như nhà máy xử lý hoặc đập chứa nước, các giải pháp dựa vào thiên nhiên ở Peru tập trung đầu tư vào việc bảo tồn và khôi phục cơ sở hạ tầng tự nhiên quan trọng như rừng, đầm lầy, đồng cỏ và rừng ngập mặn.

An ninh nước - Thách thức toàn cầu Kỳ cuối: Những hình mẫu tái tạo và sử dụng các nguồn nước hiệu quả 

Thay vì xây dựng cơ sở hạ tầng như nhà máy xử lý hoặc đập chứa nước, các giải pháp dựa vào thiên nhiên ở Peru tập trung đầu tư vào việc bảo tồn và khôi phục cơ sở hạ tầng tự nhiên quan trọng như rừng, đầm lầy, đồng cỏ và rừng ngập mặn.

Nghi phạm xả súng ở New Zealand ra tòa với cáo buộc giết người

Brenton Harrison Tarrant, công dân Australia sinh sống tại bang New South Wales, 28 tuổi, đã bị đưa ra tòa ở thành phố Christchurch của New Zealand, đối mặt với cáo buộc giết người.

Đức kêu gọi thế giới nỗ lực khẩn cấp kiểm soát vũ khí tự động

Bộ Ngoại giao Đức đã kêu gọi cộng đồng quốc tế cần phải nỗ lực khẩn cấp để đảm bảo rằng con người vẫn kiểm soát được các loại vũ khí sát thương tự động.

Vụ tai nạn máy bay Ethiopia: Đã xác định được danh tính các hành khách

Trên chiếc máy bay mang số hiệu ET302 bị tai nạn cùng ngày có các hành khách mang quốc tịch của hơn 30 nước khác nhau.

Thủ tướng Anh Theresa May phải đối mặt sức ép từ chức nặng nề

Cựu Bộ trưởng Giáo dục Nicky Morgan cho rằng nếu Thủ tướng May thất bại tại cuộc bỏ phiếu ý nghĩa quan trọng vào ngày 12/3 tới thì 'sẽ rất khó để Thủ tướng tiếp tục ở lại văn phòng dài lâu.'

Nước Anh tất bật chuẩn bị cho ngày chính thức rời khỏi EU

Báo chí châu Âu đưa tin rằng nước Anh dường như đang khá bận rộn chuẩn bị cho thời khắc này và nhất là khả năng Brexit không thỏa thuận dù rằng Chính phủ Anh đang nỗ lực tránh kịch bản đó.

Nhật Bản: Đâm xe liên hoàn trên cao tốc khiến ít nhất 3 người thiệt mạng

(ĐCSVN) - Ngày 14/5, Cảnh sát Nhật Bản cho biết ít nhất 3 người đã thiệt mạng trong vụ tai nạn đâm xe liên hoàn giữa 7 phương tiện (gồm 4 xe tải và 3 ô tô chở khách) xảy ra trên một tuyến đường cao tốc ngay bên ngoài thủ đô Tokyo.

Doanh nghiệp Bỉ vào Việt Nam tức là vào thị trường lớn gần như toàn cầu

Cùng với Hiệp định EVFTA sắp được ký kết, Việt Nam đã tham gia 15 Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới. “Điều đó cũng có nghĩa là doanh nghiệp Bỉ vào Việt Nam tức là vào thị trường lớn gần như toàn cầu” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.

Doanh nghiệp Bỉ vào Việt Nam tức là vào thị trường lớn gần như toàn cầu

Cùng với Hiệp định EVFTA sắp được ký kết, Việt Nam đã tham gia 15 Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới. “Điều đó cũng có nghĩa là doanh nghiệp Bỉ vào Việt Nam tức là vào thị trường lớn gần như toàn cầu” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.

Doanh nghiệp Bỉ vào Việt Nam tức là vào thị trường lớn gần như toàn cầu

Cùng với Hiệp định EVFTA sắp được ký kết, Việt Nam đã tham gia 15 Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới. “Điều đó cũng có nghĩa là doanh nghiệp Bỉ vào Việt Nam tức là vào thị trường lớn gần như toàn cầu” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.

Doanh nghiệp Bỉ vào Việt Nam tức là vào thị trường lớn gần như toàn cầu

Cùng với Hiệp định EVFTA sắp được ký kết, Việt Nam đã tham gia 15 Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới. “Điều đó cũng có nghĩa là doanh nghiệp Bỉ vào Việt Nam tức là vào thị trường lớn gần như toàn cầu” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.
Top