Thứ hai, 13/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

7 loại trà tốt nhất cho sức khỏe đường ruột 

Ngoài dùng men vi sinh, ngủ đủ giấc và tập thể dục nhiều hơn, uống trà là cách đơn giản để cải thiện đường ruột và sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 7 loại trà tốt nhất cho đường ruột,

Ngoài dùng men vi sinh, ngủ đủ giấc và tập thể dục nhiều hơn, uống trà là cách đơn giản để cải thiện đường ruột và sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 7 loại trà tốt nhất cho đường ruột, dựa trên 10 bài đánh giá của các chuyên gia sức khỏe về hàm lượng dinh dưỡng và chất chống ôxy hóa có lợi cho hệ tiêu hóa của chúng:

Trà bồ công anh. Ảnh: The Healthy

1. Trà bạc hà. Dù uống nóng hoặc lạnh, trà bạc hà đều rất tốt trong việc xoa dịu cơn đau ở bụng hoặc trị chứng khó tiêu. Loại trà này cũng giúp thải khí trong đường tiêu hóa nên có tác dụng làm giảm đầy hơi, các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS).

Theo chuyên trang sức khỏe Healthline, nhiều nghiên cứu cho thấy bạc hà giúp loại bỏ cơn đau trong hệ tiêu hóa bằng cách thư giãn cơ trơn trong ruột để giảm co thắt cơ. Bạc hà cũng có thể cải thiện dòng chảy của mật, giúp thức ăn được tiêu hóa và đi qua ruột nhanh chóng.

2.  Trà gừng. Gừng là một phương thuốc chữa bệnh tiêu hóa lâu đời trong Ðông y. Không chỉ xoa dịu cơn buồn nôn, gừng còn làm tăng nhu động ruột để tiêu hóa thức ăn. Hàng chục nghiên cứu đã chỉ ra rằng gừng giúp ức chế cảm giác buồn nôn trong khoảng 1-6 giờ, tốt cho cả phụ nữ mang thai bị ốm nghén, bệnh nhân đang hóa trị và người hay bị say tàu xe.

Trang tin sức khỏe Well and Good dẫn nghiên cứu cho thấy gừng làm cho quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn, nhờ đó ngăn ngừa chứng khó tiêu, giảm co thắt ruột và chống đầy hơi.

3. Trà thì là. Ðược làm từ hạt của cây thì là, trà thì là có thể ở dạng bột hoặc nguyên hạt. Giống như bạc hà, đây là một loại thảo dược giúp giảm đầy hơi. Bản thân hạt thì là có một lượng lớn chất xơ nên khi được tiêu thụ sẽ rất tốt cho quá trình tiêu hóa, còn khi dùng làm trà, chúng có đặc tính chống vi khuẩn và chống viêm có thể chữa chứng rối loạn tiêu hóa.

Ở nhiều nước Ðông Nam Á, hạt thì là cũng thường được tiêu thụ sau bữa ăn để hỗ trợ tiêu hóa.

4. Trà hoa cúc. Ngoài tác dụng giúp thư giãn và ngủ ngon, trà hoa cúc còn tốt cho hệ tiêu hóa, gồm giúp ngăn ngừa các triệu chứng trào ngược axit và đầy hơi.

Theo các chuyên gia, loại trà này từ xưa đã được sử dụng để đẩy lùi tình trạng viêm đường tiêu hóa, còn hiện nay nó được biết đến như một thảo mộc bảo vệ dạ dày, giúp thư giãn các mô cơ trơn của đường tiêu hóa. Ngoài ra, uống một tách trà hoa cúc trước hoặc sau bữa ăn cũng giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.

5. Trà rễ cam thảo. Trà rễ cam thảo làm tăng sản xuất chất nhầy và giúp bảo vệ dạ dày khỏi axit dư thừa. Các flavonoid trong trà này có thể giúp ngăn ngừa và điều trị loét dạ dày. Các nhà nghiên cứu thậm chí còn phát hiện cam thảo là một thảo dược có tác dụng kích thích sự phát triển của vi khuẩn có lợi hoặc tạo ra các thể thực khuẩn để tiêu diệt virus hoặc sinh vật có hại.

6. Trà xanh. Là “siêu thực phẩm” nổi tiếng của thế giới tự nhiên, trà xanh có khả năng trung hòa các độc tố có hại có trong môi trường nhờ dồi dào chất chống ôxy hóa. Trà xanh cũng rất giàu polyphenol và catechin có lợi cho hệ tiêu hóa, bao gồm có tác dụng chống viêm, giúp điều trị các bệnh viêm ruột, viêm dạ dày và viêm loét đại tràng.

Uống trà xanh còn thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn lành mạnh trong ruột, đồng thời củng cố thành ruột, phòng chống tình trạng rò rỉ ruột.

7. Trà bồ công anh. Một số nghiên cứu cho thấy bồ công anh có thể làm dịu một số rối loạn tiêu hóa như viêm dạ dày và viêm ruột. Bồ công anh chứa carbohydrate inulin, một loại chất xơ hòa tan hỗ trợ sự phát triển và duy trì vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh. Một nghiên cứu năm 2022 cho thấy loại thảo dược này có tác dụng giảm bớt tình trạng viêm ở toàn bộ đường tiêu hóa. “Trên thực tế, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận hiệu quả của nó trong việc giải quyết chứng trào ngược axit, khó tiêu, viêm dạ dày, loét và viêm đại tràng - những thủ phạm phổ biến gây ra tình trạng đầy hơi” - theo chuyên trang sức khỏe Healthline.

HOÀNG ÐIỂU (Theo Study Finds)

 

 

Đang sửa chuồng gà, người đàn ông bị kẽm gai đập vào mắt 

(CTO) - Trong lúc sửa chuồng gà, anh T.Q.N (59 tuổi, ở tỉnh Hậu Giang) không may bị dây kẽm gai đập vào mặt, khiến anh choáng váng, mắt phải chảy máu, đau nhức dữ dội.

Long An: Bệnh nhân 1978 là công dân nhập cảnh, được cách ly tập trung ngay

Tỉnh Long An tiếp nhận cách ly tập trung 210 công dân nhập cảnh từ Nhật Bản về Việt Nam trên chuyến bay VJ7139. Kết quả xét nghiệm ngày 04/02, phát hiện 1 trường hợp dương tính với vi rút SARS-CoV-2.

Chuyên gia WHO: Tốc độ lây lan của virus SARS-CoV-2 trên toàn thế giới đang chậm lại

Chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Maria van Kerkhoven mới đây thông báo, theo ghi nhận của WHO, tốc độ lây lan của virus SARS-CoV-2 trên toàn thế giới có vẻ như đang chậm lại.

Tin đồn 20 trường hợp nhiễm Covid-19 tại sân bay là chưa chính xác

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) vừa cho biết, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin về 20 trường hợp là nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất có kết quả dương tính SARS-CoV-2. Đây là thông tin chưa chính xác.

Thêm 30 ca mắc COVID-19 cộng đồng, trong đó Hải Dương có 18 ca

Bộ Y tế cho biết, đến 18h chiều 2/2, Việt Nam có thêm 30 ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng và 1 ca nhập cảnh được cách ly ngay.

Liên tục xảy ra ngộ độc thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ cơ sở không bảo đảm

Bộ Y tế yêu cầu kiên quyết xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, cơ sở không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Thông tin mới nhất vụ 19 sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM nhập viện trong đêm

Xung quanh vụ 19 sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM nhập viện trong đêm, PV Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với ông Lại Thế Tuân, Trưởng phòng Tổng hợp, Trung tâm quản lý ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM.

Đã tìm ra nguyên nhân gây vụ ngộ độc bánh mì ở Long Khánh

Chiều 07/5, Phó giám đốc Sở Y tế Võ Thị Ngọc Lắm cho biết, đã có kết quả xét nghiệm mẫu thực phẩm trong vụ ngộ độc bánh mì ở thành phố Long Khánh.

560 người ngộ độc sau ăn bánh mì, phát hiện khuẩn E.coli trong máu 3 trẻ

Đến nay đã ghi nhận 560 người nhập viện do bị ngộ độc sau ăn bánh mì tại TP Long Khánh, Đồng Nai.

Khuyến cáo khẩn của ngành y tế về ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm 

(CTO) - Thời gian qua, nhiều nơi trong cả nước liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, gây lo ngại trong cộng đồng về nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
Top