Thứ tư, 15/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Báo Nhật đánh giá cao các khoản đầu tư của Việt Nam cho lĩnh vực y tế

Lý giải về thành công đó của Việt Nam, tác giả Mahbubani chỉ ra rằng sự ứng phó hiệu quả của Việt Nam đối với dịch COVID-19 một phần “do các khoản đầu tư sáng suốt cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe."


Xe chuyên dụng khử khuẩn hóa chất tiến hành phun xịt khu vực trước cổng Bệnh viện Đà Nẵng. (Ảnh: Quốc Dũng/TTXVN)

Tờ Japan Times số ra ngày 26/7 đã đăng tải bài phân tích của tác giả Kishore Mahbubani, nghiên cứu sinh tại Viện Nghiên cứu châu Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore, về những khác biệt trong cuộc chiến chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở khu vực Đông Á và phương Tây,.

Bài viết cũng đánh giá cao thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 và cho rằng các khoản đầu tư sáng suốt của Việt Nam cho lĩnh vực y tế là một trong những nguyên nhân dẫn tới thành công đó.

Theo tác giả Mahbubani, sự khác biệt đáng chú ý nhất giữa các quốc gia Đông Á và đa số các nước phương Tây là số lượng người tử vong vì dịch bệnh.

Cho đến thời điểm này, tỷ lệ tử vong vì dịch COVID-19 ở Nhật Bản chỉ là 7,8 người trên 1 triệu dân, Hàn Quốc (5,8), Singapore (4,6) và Trung Quốc (3,2).

Đáng chú ý nhất trong số các quốc gia Đông Á là Việt Nam - nước không có bất cứ trường hợp nào tử vong vì dịch COVID-19. Ngược lại, con số này ở Bỉ là 846, Vương quốc Anh (669), Tây Ban Nha (608), Italy (580) và Mỹ (429).

Lý giải về thành công đó của Việt Nam, tác giả Mahbubani chỉ ra rằng sự ứng phó hiệu quả của Việt Nam không chỉ do nước này có “một trong những chính phủ có kỷ luật nhất trên thế giới,” mà còn “do các khoản đầu tư sáng suốt cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe."

Tác giả viết: “Trong giai đoạn 2000-2016, chi tiêu cho y tế bình quân đầu người của Nhà nước tăng bình quân 9%/năm. Điều này cho phép Việt Nam thiết lập một trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng quốc gia và một hệ thống giám sát dịch bệnh sau khi đại dịch SARS bùng phát trong giai đoạn 2002-2003.”

“Thành tích của Việt Nam trở nên đáng ngạc nhiên hơn khi mà nước này có xuất phát điểm thấp. Khi Chiến tranh lạnh kết thúc ba thập kỷ trước, và Việt Nam cũng kết thúc các cuộc chiến tranh kéo dài gần như liên tục trong khoản 45 năm, nước này là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, bằng việc mở cửa cho hoạt động ngoại thương và đầu tư, Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. 

Như Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) lúc đó là ông Jim Yong Kim đã chỉ ra vào năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm gần 7% trong vòng 25 năm trước đó đã cho phép Việt Nam “lọt vào hàng ngũ các quốc gia có thu nhập trung bình chỉ trong một thế hệ.”

Ông Kim nhấn mạnh trong giai đoạn đó, Việt Nam đã đạt được “thành tựu đặc biệt nổi bật” là giảm tỷ lệ người cực nghèo từ 50% dân số xuống chỉ còn 3%."

Trong bài viết này, tác giả Mahbubani cũng đánh giá cao chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Bài viết có đoạn: “Sau khi Liên Xô sụp đổ, Việt Nam đã gia nhập nhiều tổ chức khu vực ở Đông Á, trong đó có Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Tại đó, nước này đã nhanh chóng học hỏi các nước láng giềng. Gần đây nhất, Việt Nam đã gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)”./.

Theo TTXVN

Paraguay bắt giữ xe chở 417kg cần sa ở biên giới với Argentina

Cơ quan phòng chống ma túy quốc gia Paraguay (SENAD) thông báo vừa bắt giữ được một xe chở 417kg cần sa đang trên đường đưa vào tiêu thụ ở thị trường nước láng giềng Argentina.

Rơi máy bay thương mại ở Nepal, ít nhất 50 người thiệt mạng

Ít nhất 50 người thiệt mạng trong vụ máy bay của Bangladesh gặp nạn khi hạ cánh tại một sân bay ở thủ đô Kathmandu của Nepal vào sáng 12/3.

WTO cảnh báo bùng phát "hiệu ứng domino" về thuế quan thương mại Mỹ

Tổng Giám đốc WTO nhấn mạnh sự leo thang liên quan tới việc Mỹ áp thuế thương mại cao đối với thép và nhôm nhập khẩu có thể gây ra hiệu ứng domino và rất khó để đảo ngược.

EU khẳng định tiếp tục ủng hộ và củng cố hợp tác với Campuchia

Tại Hội nghị Ủy ban hỗn hợp Liên minh châu Âu (EU)-Campuchia lần thứ 10 đang diễn ra, EU đã bày tỏ quyết tâm tiếp tục ủng hộ và củng cố quan hệ hợp tác với Campuchia.

Khủng hoảng tại Maldives: Chính phủ không gia hạn tình trạng khẩn cấp

Bộ trưởng Shukoor nêu rõ: 'Hiện cuộc sống tại Maldives trong trạng thái bình thường. Không có trường học hay cửa hàng nào bị đóng cửa. Các văn phòng và doanh nghiệp đã mở cửa và đang hoạt động.'

Hạ viện Anh duyệt dự luật ngăn chặn nguy cơ Brexit không thỏa thuận

Hạ viện Anh đã thông qua dự luật buộc Thủ tướng nước này Theresa May tìm cách hoãn thời điểm Brexit để ngăn chặn nguy cơ Anh rời Liên minh châu Âu mà không có thỏa thuận vào ngày 12/4.

Đức cam kết nỗ lực ngăn chặn kịch bản Brexit không thỏa thuận

Thủ tướng Đức cam kết nỗ lực 'đến giờ phút cuối cùng' để ngăn chặn kịch bản Brexit không thỏa thuận, đồng thời cảnh báo những tác động an ninh đối với Ireland và Bắc Ireland.

Brexit: Thủ tướng Anh Theresa May tìm kiếm sự ủng hộ của Công đảng

Bà May đã chủ trì các cuộc đối thoại với ông Jeremy Corbyn - lãnh đạo Công đảng đối lập nhằm tìm cách phá vỡ thế bế tắc Brexit, khiến một số nghị sỹ trong đảng của bà nổi giận.

Một số nước EU trục xuất công dân Anh nếu Brexit không thoả thuận

Trong trường hợp Brexit diễn ra không có thỏa thuận, một số nước EU có thể trục xuất công dân Anh.

Chuyên gia Nga giải thích về tổ hợp S-300 tại Venezuela

Giám đốc Trung tâm phân tích Thương mại Vũ khí Thế giới cho biết lực lượng vũ trang Venezuela đã nhiều năm sử dụng các hệ thống phòng không S-300 của Nga và chuyện này không có gì bất ngờ.

Tiếp tục củng cố EAS là cơ chế hàng đầu đối thoại về các vấn đề chiến lược ở khu vực

(ĐCSVN) - Các nước nhất trí tiếp tục củng cố EAS là cơ chế hàng đầu đối thoại về các vấn đề chiến lược ở khu vực, trong một cấu trúc rộng mở, bao trùm và dựa trên luật lệ, với ASEAN ở vị trí trung tâm.

Đại sứ quán Việt Nam tổ chức họp báo trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Ấn Độ

Trước thềm chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind (Ram Nát Cô-vin) tới Việt Nam từ ngày 18-20/11, trưa 15/11, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã tổ chức cuộc họp báo công bố một số thông tin liên quan đến chuyến thăm và điểm lại tình hình quan hệ giữa hai nước trong thời gian qua.

Đại sứ quán Việt Nam tổ chức họp báo trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Ấn Độ

Trước thềm chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind (Ram Nát Cô-vin) tới Việt Nam từ ngày 18-20/11, trưa 15/11, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã tổ chức cuộc họp báo công bố một số thông tin liên quan đến chuyến thăm và điểm lại tình hình quan hệ giữa hai nước trong thời gian qua.

Đại sứ quán Việt Nam tổ chức họp báo trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Ấn Độ

Trước thềm chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind (Ram Nát Cô-vin) tới Việt Nam từ ngày 18-20/11, trưa 15/11, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã tổ chức cuộc họp báo công bố một số thông tin liên quan đến chuyến thăm và điểm lại tình hình quan hệ giữa hai nước trong thời gian qua.

Nổi bật hình ảnh đất nước Việt Nam đổi mới, chủ động hội nhập quốc tế

(ĐCSVN) - Với hơn 25 hoạt động song phương và đa phương, chuyến tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 33 và các hội nghị cấp cao liên quan của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kết thúc tốt đẹp; các hoạt động phong phú và phát biểu quan trọng của Thủ tướng đã làm nổi bật hình ảnh đất nước Việt Nam đổi mới, chủ động hội nhập quốc tế, là thành viên có trách nhiệm trong khu vực và trên thế giới.
Top