Thứ ba, 14/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Bệnh gì nên hạn chế uống cà phê?

Nhiều người thường bắt đầu ngày mới với tách cà phê. Thói quen này thực sự mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo chuyên gia, cà phê có thể tương tác với một số loại thuốc.

Nhiều người thường bắt đầu ngày mới với tách cà phê. Thói quen này thực sự mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo chuyên gia, cà phê có thể tương tác với một số loại thuốc.

Cụ thể, caffeine có thể ngăn chặn sự hấp thu của một số loại thuốc hoặc có thể làm tăng tác dụng của chúng. Vì vậy, cần phải hỏi bác sĩ xem bạn có cần lưu ý gì về việc uống cà phê khi dùng loại thuốc cụ thể nào đó.

Một số loại thuốc nếu uống gần giờ uống cà phê có thể gây bồn chồn và khó ngủ

Pexels

Các loại thuốc nên tránh dùng cùng với cà phê

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe từ lâu đã khẳng định một số loại thuốc có thể tương tác tiêu cực với cà phê. Đó là thuốc điều trị trào ngược axit, thuốc điều trị tăng động giảm chú ý (ADHD), thuốc điều trị suy tim, huyết áp cao, thuốc tuyến giáp...

Theo nghiên cứu năm 2020 được công bố trên tạp chí khoa học BioMed Research International, caffeine có thể cản trở quá trình hấp thu, phân phối, chuyển hóa và bài tiết của nhiều loại thuốc khác nhau.

Ngoài ra, một số loại thuốc cảm và dị ứng, như thuốc trị nghẹt mũi, có chứa chất kích thích giúp tỉnh táo. Uống chúng gần giờ uống cà phê có thể gây bồn chồn và khó ngủ.

Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thuốc trị cảm và dị ứng đều gây ra vấn đề khi kết hợp với cà phê. Để chắc chắn, hãy hỏi bác sĩ xem thuốc có "kỵ" với cà phê không. Nếu không, nên dùng cách bao lâu thì an toàn.

Người bị cảm lạnh hoặc dị ứng, nếu uống cà phê, có thể gặp các vấn đề như mất nước, thiếu ngủ và đau bụng

Minh họa: Pexels

Đang bị bệnh có nên uống cà phê?

Người bị cảm lạnh hoặc dị ứng, nếu uống cà phê, có thể gặp các vấn đề như mất nước, thiếu ngủ và đau bụng.

Người bệnh cần phải giữ đủ nước để chống lại nhiễm trùng. Nhưng uống nhiều cà phê có thể có tác dụng lợi tiểu gây ra tình trạng mất nước.

Cảm cúm đôi khi cũng gây ra một số vấn đề về tiêu hóa, uống cà phê có thể gây khó chịu hơn, đặc biệt nếu đường ruột nhạy cảm với caffeine.

Tiến sĩ Daniel Monti, Trưởng khoa Khoa học Dinh dưỡng và y học tích hợp tại Bệnh viện Đại học Thomas Jefferson (Mỹ), giải thích: Đối với người bệnh nặng, bù nước là rất quan trọng, vì vậy cần phải cẩn thận hơn về việc uống cà phê.

Ngoài ra, người bệnh cần nghỉ ngơi, nhưng cà phê lại gây tỉnh táo, vì vậy cũng nên cân nhắc khi uống.

Cuối cùng, để hồi phục sau cơn bệnh, cần ăn thực phẩm bổ dưỡng, uống đủ nước, ngủ đủ giấc và dùng đúng loại thuốc. Nếu tiêu thụ caffeine gây cản trở điều nào kể trên, bạn nên ngừng uống cà phê, theo Health Digest./.

Theo thanhnien.vn

Nguồn: https://thanhnien.vn/benh-gi-nen-han-che-uong-ca-phe-185240421213745169.htm

Liên tục xảy ra ngộ độc thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ cơ sở không bảo đảm

Bộ Y tế yêu cầu kiên quyết xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, cơ sở không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Thông tin mới nhất vụ 19 sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM nhập viện trong đêm

Xung quanh vụ 19 sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM nhập viện trong đêm, PV Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với ông Lại Thế Tuân, Trưởng phòng Tổng hợp, Trung tâm quản lý ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM.

Đã tìm ra nguyên nhân gây vụ ngộ độc bánh mì ở Long Khánh

Chiều 07/5, Phó giám đốc Sở Y tế Võ Thị Ngọc Lắm cho biết, đã có kết quả xét nghiệm mẫu thực phẩm trong vụ ngộ độc bánh mì ở thành phố Long Khánh.

560 người ngộ độc sau ăn bánh mì, phát hiện khuẩn E.coli trong máu 3 trẻ

Đến nay đã ghi nhận 560 người nhập viện do bị ngộ độc sau ăn bánh mì tại TP Long Khánh, Đồng Nai.

Khuyến cáo khẩn của ngành y tế về ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm 

(CTO) - Thời gian qua, nhiều nơi trong cả nước liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, gây lo ngại trong cộng đồng về nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
Top