Thứ hai, 13/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Cần tích cực chủ động phòng chống thiên tai

(ĐCSVN) - Trước tình hình mưa lũ, sạt lở đất có khả năng tiếp tục xảy ra tại các tỉnh miền núi phía Bắc, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy các cấp cần kiểm tra hệ thống thông tin truyền thông, đảm bảo cung cấp và tiếp nhận thông tin kịp thời, nhất là tới nhân dân vùng sâu, vùng xa.

(ĐCSVN) - Trước tình hình mưa lũ, sạt lở đất có khả năng tiếp tục xảy ra tại các tỉnh miền núi phía Bắc, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy các cấp cần kiểm tra hệ thống thông tin truyền thông, đảm bảo cung cấp và tiếp nhận thông tin kịp thời, nhất là tới nhân dân vùng sâu, vùng xa.

Đường cứu hộ thôn Sín Chải, xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai bị sạt lở trong đợt mưa lớn ngày 2-4/7 vừa qua (Ảnh: Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai) 

Thách thức khi mưa lớn, lũ quét vẫn đang gia tăng

Miền núi phía Bắc với khoảng 10,6 triệu người, sản xuất chủ yếu là lâm nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt trên địa hình núi cao, độ dốc lớn, chia cắt, địa chất phức tạp. Bên cạnh đó, nhiều sông, suối; thời tiết, khí hậu khắc nghiệt với mùa đông nhiệt độ xuống thấp; mùa mưa tập trung trên 80% lượng mưa. Vì vậy, thường xuyên xảy ra băng giá, rét đậm, rét hại, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt, mưa đá, dông lốc, sét, động đất, ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất của nhân dân.

Bên cạnh đó, nhiều hồ chứa thủy lợi, thủy điện, khu khai thác khoáng sản, đường giao thông,... được xây dựng để phát triển kinh tế - xã hội và phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng, song cũng đã và đang gia tăng rủi ro thiên tai, nhất là lũ quét, sạt lở đất; gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản.

Theo Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, từ đầu năm 2020 đến nay, về thiên tai, khu vực miền núi phía Bắc đã xảy ra hàng chục trận dông, lốc, mưa đá, mưa lớn. Trong đó, có nhiều đợt trên diện rộng. Đặc biệt mưa đá ngay trong đêm Giao thừa và sáng  mùng 1 Tết Nguyên đán là một hiện tượng dị thường rất hiếm gặp; 2 trận lũ quét, sạt lở đất.

Đặc biệt, những ngày vừa qua, tại các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, mưa lớn đã xảy ra gây lũ, sạt lở đất, gây thiệt hại cho các địa phương. Trong đó, tại Lào Cai, báo cáo nhanh của các huyện Bát Xát, Mường Khương, Bảo Thắng và thành phố Lào Cai cho biết, mưa lớn từ ngày 2-4/7, đã làm 28 nhà ở bị ảnh hưởng. Đồng thời, về cơ sở hạ tầng, ngập một số tuyến tỉnh lộ, nhiều vị trí sạt lở, hư hỏng nền đường,…Ước tổng giá trị thiệt hại trên 10 tỷ đồng.

Tại Lai Châu, mưa, sạt lở đất từ ngày 10/7 đến ngày 12/7/2020 trên địa bàn các huyện Tân Uyên, Than Uyên, Tam Đường đã làm nhiều nhà ở bị lũ cuốn trôi; 11,45ha lúa, hoa màu bị vùi lấp; sạt lở các tuyến đường Quốc lộ… Ước thiệt hại 4,8 tỷ đồng.

Theo nhận định của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, mặc dù đã có nhiều nỗ lực, song mưa lũ lớn, lũ quét, sạt lở đất vẫn đang gia tăng, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản đặt ra nhiều thách thức cho giai đoạn tới. Đó là việc dân số gia tăng, thiếu nơi ở, nơi sản xuất an toàn, tiếp nhận thông tin không được thường xuyên; hiểu biết, kỹ năng phòng chống thiên tai của cộng đồng còn hạn chế. Công tác dự báo, cảnh báo, giám sát thiên tai còn bất cập, nhất là dự báo trong phạm vi hẹp. Chưa xây dựng được các công trình cảnh báo sớm, cảnh báo tự động, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng, công trình ngăn lũ bùn đá,…

Cùng với đó, kinh tế - xã hội, hệ thống cơ sở hạ tầng ở các tỉnh miền núi phía Bắc còn hạn chế, nhiều công trình xuống cấp, thiếu gắn kết với công tác phòng chống thiên tai, chịu tác động rất lớn của mưa lũ, sạt lở, nhất là các công trình hồ chứa thủy điện, thủy lợi, các tuyến đường giao thông liên huyện, liên xã, hệ thống lưới điện và thông tin liên lạc. Hiện, còn thiếu các thiết bị chuyên dùng để nắm bắt tình hình, tiếp cận nhanh chóng địa điểm xảy ra thiên tai và phát hiện, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn người bị ảnh hưởng.

Đặc biệt, còn nhiều tình huống chưa phát hiện kịp thời các khu dân cư, công trình có nguy cơ sạt lở, các ao hồ không an toàn, các khe suối đang tắc nghẽn, tích tụ nước nguy cơ gây lũ ống, lũ quét; ứng phó chưa kịp thời khi chưa có lực lượng chi viện của cấp trên đang phổ biến ở nhiều địa phương.

Kịp thời thông tin diễn biến mưa lũ đến người dân

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, tình hình thời tiết, về mưa, lũ, tập trung vào tháng 8 đến giữa tháng 10; lượng mưa tháng 7 ở mức thấp khoảng từ 10-25%, tháng 9 cao hơn từ 15-30% so với trung bình nhiều năm; các tháng 8, tháng 10, tháng 11 ở mức tương đương.

Đỉnh lũ lớn nhất trên các sông suối từ tháng 7-10 phổ biến ở mức báo động 1 - báo động 2, các sông suối nhỏ từ báo động 2 - báo động 3, cao hơn năm 2019. Lũ quét, sạt lở đất có nguy cơ cao xảy ra tại khu vực vùng núi, đặc biệt khu vực Tây Bắc. Đặc biệt, trong điều kiện vừa trải qua thời kỳ nắng hạn kéo dài, nguy cơ về xuất hiện mưa, lũ lớn tại khu vực miền núi phía Bắc có khả năng cao xảy ra.

Về bão, có xu hướng hoạt động muộn hơn so với trung bình nhiều năm, có khả năng xuất hiện khoảng 11-13 cơn bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực Biển Đông. Trong đó, có 5-6 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta vào những tháng cuối năm. Bão xảy ra muộn vào thời kỳ các hồ đã tích nước, hoàn lưu sau bão thường gây mưa lũ lớn sẽ ảnh hưởng đến an toàn đập và xả lũ ngập lụt hạ du, an toàn hệ thống đê điều.

Nhằm chủ động ứng phó với tình hình thiên tai có khả năng xảy ra trong thời gian tới, đặc biệt về mưa lũ tại khu vực miền núi phía Bắc, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy các cấp cần khẩn trương xây dựng kế hoạch công tác của Ban Chỉ huy các cấp, phân công nhiệm vụ các thành viên thực hiện kế hoạch, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu.

Đồng thời, chỉ đạo kiểm tra, rà soát công tác đảm bảo an toàn khu dân cư ven sông, suối; thấp trũng có nguy cơ xảy ra ngập lụt khi mưa lớn; khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi lũ quét, sạt lở đất; các hầm mỏ, khu khai thác khoáng sản trong mùa mưa lũ. Kiên quyết xử lý, ngăn chặn tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, tránh để xảy ra sạt lở, sập hầm cũng như việc người dân vớt củi trên sông, suối khi mưa lũ dẫn đến các sự cố đáng tiếc như đã xảy ra trong một số năm vừa qua.

Cùng với đó, sẵn sàng nhân lực, vật tư, trang thiết bị; đảm bảo kịp thời tiếp cận ứng cứu khi có tình huống xảy ra, nhất là lũ quét, sạt lở đất trên phạm vi rộng, gây chia cắt; không để bị động bất ngờ, ngay cả khi xảy ra tình huống mưa lũ đặc biệt lớn như hiện nay tại một số các quốc gia trong khu vực. Kiểm tra hệ thống thông tin truyền thông, các nhà mạng, đảm bảo cung cấp và tiếp nhận thông tin được kịp thời, chính xác, nhất là thông tin tới nhân dân vùng sâu, vùng xa, khu vực người dân sinh sống, sản xuất không được phủ sóng di động.

Chỉ đạo triển khai ngay lực lượng xung kích cấp xã trong việc kiểm tra các công trình công cộng, nơi ở, các ao hồ, đập không an toàn, các khe suối bị tắc nghẽn; có giải pháp sơ tán dân, cắm biển cảnh báo, tuần tra canh gác, tháo dỡ vật cản trên các dòng chảy, tránh tình trạng tích thủy tạo lũ ống, lũ quét.

Đối với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai cấp huyện, xã, ngoài việc khẩn trương triển khai các nhiệm vụ theo quy định, cần kiểm tra cụ thể lực lượng của địa phương, nhất là lực lượng xung kích cấp xã; vật tư, trang thiết bị, hậu cần tại các cơ sở và hộ dân đảm bảo sẵn sàng ứng phó thiên tai trên địa bàn theo phương châm “4 tại chỗ”.

Bên cạnh đó, để công tác phòng, chống thiên tai khu vực miền núi phía Bắc đảm bảo toàn diện, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đề nghị các Bộ, ngành chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp, hỗ trợ các địa phương theo chức năng, nhiệm vụ để triển khai công tác phòng, chống thiên tai.

Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp kịp thời các thông tin về mưa và dòng chảy phía thượng nguồn; cập nhật, nâng cấp bản đồ nguy cơ sạt lở đất đá để cung cấp cho các địa phương trong khu vực. Bộ Quốc phòng phối hợp với các địa phương sẵn sàng bố trí lực lượng, phương tiện, thiết bị để tiếp cận khu vực bị thiên tai nhanh chóng, có hiệu quả. Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo việc sẵn sàng xử lý sự cố, nhanh chóng thông tuyến các đoạn đường thường xuyên bị sạt lở; chỉ đạo các địa phương phối hợp, hỗ trợ để nhanh chóng thông suốt các tuyến đường giao thông liên tỉnh.

Đồng thời, Bộ Công Thương chỉ đạo việc rà soát, lắp đặt đầy đủ các trang thiết bị theo dõi, quan trắc, giám sát, cảnh báo xả lũ xuống hạ du; phối hợp với địa phương giám sát việc xả lũ theo quy trình đã được phê duyệt; chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn khu vực khai thác khoáng sản, ngăn chặn hiện tượng khai thác trái phép, tránh các sự cố không đáng có khi xảy ra mưa lũ./.

 

 

BT

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Agribank thông báo tài khoản tiếp nhận ủng hộ Quỹ vắc-xin phòng, chống COVID-19

(ĐCSVN) - Đồng hành cùng Chính phủ và cả nước trong công tác phòng chống dịch bệnh, Agribank được Ban quản lý Quỹ vắc -xin phòng, chống COVID-19 - Bộ Tài chính lựa chọn là ngân hàng có tài khoản mở để tiếp nhận các nguồn đóng góp, ủng hộ của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước vào Quỹ.

Bắc Giang: Mỗi ngày tiêu thụ từ 5 - 7 nghìn tấn vải thiều

(ĐCSVN) - Bước vào vụ thu hoạch vải thiều năm nay trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tỉnh Bắc Giang đã chủ động xây dựng, triển khai 3 kịch bản tiêu thụ vải thiều trong điều kiện vừa phải quyết liệt chống dịch vừa phải giữ ổn định sản xuất. Nhờ đó đến nay Bắc Giang đã tiêu thụ được khoảng 50% tổng sản lượng vải.

Giá vàng thế giới và trong nước giảm mạnh

(ĐCSVN) – Đầu tuần, giá vàng quốc tế giảm trong bối cảnh lo ngại tăng cao về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) rút lại các chính sách tiền tệ nới lỏng. Giá vàng trong nước theo đà thế giới cũng giảm mạnh.

Bến Tre: Quỹ hỗ trợ nông dân hỗ trợ vốn cho 800 lượt dự án

(ĐCSVN) - Sau 24 năm xây dựng và phát triển, đến nay nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Bến Tre đạt 33,4 tỷ đồng, đã hỗ trợ vốn cho 800 lượt dự án, với trên 12 ngàn lượt hộ vay vốn

Xuất khẩu gỗ và đồ gỗ đạt mức tăng trưởng cao

(ĐCSVN) - Mặc dù diễn biến dịch bệnh trong nước nói riêng, trong khu vực và trên thế giới nói chung còn phức tạp nhưng ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và đồ gỗ Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng vượt ngoài mong đợi.

Sâu, bệnh gây hại ít ở đầu vụ sản xuất lúa Hè Thu 2024   

Mặc dù sâu, bệnh gây hại trên lúa Hè Thu 2024 có tăng so với tuần trước nhưng tỷ lệ nhiễm và mật độ gây hại thấp, chủ yếu là bệnh đạo ôn lá, sâu đục thân, rầy phấn trắng, nông dân cần chủ động phòng ngừa.

Phát huy vai trò của kinh tế hợp tác trong xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, kinh tế hợp tác (KTHT) mà nòng cốt là các hợp tác xã (HTX) đã từng bước khẳng định được vai trò quan trọng trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh.

Cây khóm trên đất Thủ Thừa

Cây khóm dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, vốn đầu tư thấp lại ít sâu, bệnh. Đặc biệt, cây khóm chịu phèn, mặn rất tốt nên phù hợp trồng ở vùng “rốn phèn”.

Hỗ trợ sản xuất lúa theo hướng VietGAP tại Tân Hưng   

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Long An phối hợp ngành Nông nghiệp huyện Tân Hưng tổ chức triển khai mô hình điểm sản xuất lúa theo hướng VietGAP lúa vụ Hè Thu 2024 tại huyện Tân Hưng.

Nỗ lực phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể   

UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành tỉnh, Liên minh Hợp tác xã, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp triển khai các giải pháp xây dựng, phát triển HTX

Khát vọng thịnh vượng xây dựng đô thị loại I

Năm 2024, TP.Tân An tròn 15 tuổi và được xác định là năm tăng tốc để đạt những mục tiêu đề ra. Đó là hoàn thành sớm các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ TP.Tân An lần thứ XI;...

Đồng Nai: Cá chết nổi trắng hồ thủy lợi Sông Mây

Do lượng cá chết lên đến gần 200 tấn, nhằm tránh ô nhiễm nguồn nước, các công nhân đội nắng, làm việc xuyên lễ để vớt cá, dọn dẹp vệ sinh lòng hồ.

Thêm gần 200 cây xanh phải di dời, đốn hạ làm dự án kết nối metro số 1

Giấy phép chặt hạ, dịch chuyển số cây xanh dọc đường Võ Nguyên Giáp vừa được Trung tâm phát triển hạ tầng kỹ thuật TP Thủ Đức cấp cho Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (Sở GTVT TP.HCM).

Giao thông đi trước mở đường tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội

Với việc đầu tư hệ thống giao thông tương đối đồng bộ, hiện đại, có tính kết nối cao đã góp phần khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh trong phát triển KT-XH,...

Thế giới cần 4.000 tỷ USD mỗi năm để chuyển đổi năng lượng tái tạo

Chuyên gia của tập đoàn BlackRock nhận định châu Á-Thái Bình Dương thực sự là trung tâm của cơ hội đầu tư năng lượng xanh và hãng này cũng nhận thấy cơ hội tại nhiều khu vực trên thế giới.

Tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng đạt 159.200 tỉ đồng 

(CT) - Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) - Chi nhánh TP Cần Thơ, ước đến cuối tháng 4-2024, tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn thành phố đạt 159.200 tỉ đồng, tăng 1,76% so với tháng 12-2023

Khai mở thị trường vốn Việt Nam 

Theo ước tính của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB), các biện pháp cải cách thị trường vốn đúng đắn có thể đem lại cho Việt Nam trên 78 tỉ USD vốn đầu tư mới cho đến năm 2030.

Cảng Quốc tế Long An đón đoàn Tổng lãnh sự quán Ấn Độ đến thăm và làm việc

Đoàn Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP.HCM, Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ tại TP.HCM thăm và làm việc Cảng Quốc tế Long An.

Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh sản xuất công nghiệp 

(CT) - UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Chỉ thị số 13/CT-UBND, ngày 7-5-2024, về việc tăng cường hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP Cần Thơ.

Agribank dành hơn 180.000 tỉ đồng vốn ưu đãi lãi suất thấp hỗ trợ khách hàng sản xuất, kinh doanh 

Thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg, ngày 2-5-2024 của Thủ tướng Chính phủ, về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô
Top