Thứ ba, 14/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Chi tiêu quân sự toàn cầu cao kỷ lục 

Lần đầu tiên, chi tiêu quân sự năm 2023 đã tăng ở cả 5 khu vực địa lý trên thế giới, theo báo cáo công bố ngày 22-4 của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI).

Israel tăng chi tiêu quân sự chủ yếu do cuộc xung đột với phong trào Hamas ở Gaza. Ảnh: Shutterstock

Theo báo cáo, chi tiêu quân sự toàn cầu tăng mạnh nhất trong hơn một thập niên, đạt mức cao kỷ lục với 2.440 tỉ USD. Chi tiêu quân sự năm 2023 đã tăng 6,8% - mức tăng theo năm cao nhất kể từ 2009.

“Sự gia tăng chưa từng có trong chi tiêu quân sự phản ứng trực tiếp sự suy thoái hòa bình và an ninh trên toàn cầu. Các quốc gia đang ưu tiên sức mạnh quân sự, nhưng họ có nguy cơ rơi vào vòng xoáy phản ứng hành động trong bối cảnh an ninh và địa chính trị ngày càng biến động”, Nan Tian, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại SIPRI, nhận định.

Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Saudi Arabia lần lượt là 5 quốc gia chi tiêu quân sự nhiều nhất trong năm ngoái. Cụ thể, chi tiêu quân sự của Mỹ tăng 2,3% so với năm 2022, lên 916 tỉ USD.

Mức chi tiêu quân sự của Trung Quốc là khoảng 296 tỉ USD, tăng 6% so với năm 2022 và là năm thứ 29 liên tiếp quốc gia Đông Bắc Á này tăng chi tiêu quân sự.

Trong khi đó, mức chi tiêu của Nga và Ấn Độ lần lượt là 109 tỉ USD và gần 83,7 tỉ USD. Với chi tiêu quân sự chiếm 5,9% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tương đương 16% tổng chi tiêu của Chính phủ Nga, năm ngoái đánh dấu mức cao nhất được ghi nhận kể từ khi Liên Xô tan rã.

Trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng với Trung Quốc và Pakistan, chi tiêu quân sự của Ấn Độ đã tăng 4,2% so với năm 2022, phản ánh sự gia tăng về nhân sự và chi phí hoạt động. Các nhà phân tích lưu ý rằng 75% vốn đầu tư của Ấn Độ là dành cho các thiết bị nội địa, tỷ lệ cao nhất từ ​​trước đến nay, khi quốc gia Nam Á hướng tới mục tiêu tự chủ trong phát triển và sản xuất vũ khí.

Ở Trung Đông, chi tiêu quân sự của Saudi Arabia trong năm ngoái tăng 4,3% so với năm 2022, lên khoảng 75,8 tỉ USD, tương đương 7,1% GDP. Đây là mức chi tiêu quân sự cao nhất trong khu vực.

Chi tiêu quân sự của Israel, đứng thứ hai ở Trung Đông sau Saudi Arabia và trên Thổ Nhĩ Kỳ, đã tăng 24% đạt 27,5 tỉ USD, chủ yếu do cuộc tấn công vào Dải Gaza. Trong khi đó, Iran là nước chi tiêu quân sự lớn thứ tư trong khu vực khi chi tiêu của nước này tăng nhẹ (0,6%), lên 10,3 tỉ USD.

Ukraine trở thành quốc gia chi tiêu quân sự lớn thứ 8 trên thế giới vào năm ngoái, với mức tăng hàng năm là 51%, đạt 64,8 tỉ USD, nhưng chỉ tương đương 59% chi tiêu quân sự của Nga trong cùng năm. Cũng ở châu Âu, Ba Lan chứng kiến mức tăng chi tiêu quân sự lớn nhất từ trước đến nay, với 31,6 tỉ USD, tăng 75% so với năm 2022.

Ở khu vực Trung Mỹ và Caribe, chi tiêu quân sự của các nước cũng tăng mạnh. Việc sử dụng quân đội để chống lại các băng đảng có vũ trang được cho là yếu tố dẫn đến sự gia tăng chi tiêu ở Trung Mỹ và Caribe. Theo Diego Lopes da Silva, nhà nghiên cứu cấp cao tại SIPRI, việc sử dụng quân đội để trấn áp bạo lực băng đảng là xu hướng ngày càng tăng trong khu vực trong nhiều năm vì các chính phủ không thể giải quyết vấn đề bằng các biện pháp thông thường.

Tại châu Phi, căng thẳng, xung đột và bạo lực cũng khiến các nước tăng chi tiêu quân sự.

HẠNH NGUYハN (Theo Guardian)

 

Syria đề nghị LHQ duy trì các nghị quyết yêu cầu Israel rút khỏi Golan

Đại sứ Syria tại LHQ đề nghị Hội đồng Bảo an tiến hành các biện pháp thiết thực nhằm đảm bảo cơ quan này thực thi đầy đủ nhiệm vụ trong việc thực hiện các nghị quyết liên quan đến Cao nguyên Golan.

Thủ tướng Anh: Sẽ không bỏ phiếu Brexit nếu không đủ phiếu ủng hộ

Bà May tuyên bố: 'Nếu rõ ràng là không có đủ sự ủng hộ để đưa thỏa thuận trở lại vào tuần tới, hoặc Hạ viện một lần nữa phủ quyết, chúng ta có thể đề nghị gia hạn thêm trước ngày 12/4.'

Anh: Hàng trăm nghìn người tuần hành phản đối Brexit tại London

Cuộc biểu tình, là một trong những hoạt động phản đối lớn nhất ở thủ đô London trong nhiều thập kỷ qua, xảy ra sau khi các nhà lãnh đạo EU trong tuần này đã cho phép lùi thời hạn Brexit.

EU không thể đưa ra cam kết mạnh mẽ hơn trong chống biến đổi khí hậu

Ngoài chủ đề Brexit, Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) vừa kết thúc tại Brussels, Bỉ được hâm nóng bằng cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Nga: Tuyên bố về Cao nguyên Golan có thể phá vỡ thỏa thuận Israel-Arab

Thứ trưởng Ngoại giao Nga tuyên bố quyết định công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan có thể phá vỡ triển vọng đạt được một thỏa thuận hòa bình giữa Israel và thế giới Arab.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam coi trọng quan hệ với Malaysia

(ĐCSVN) - Thủ tướng khẳng định, Việt Nam coi trọng quan hệ với Malaysia, một trong những đối tác hàng đầu ở khu vực. Hai nước có quan hệ chính trị tốt đẹp và tin cậy, chia sẻ nhiều lợi ích chiến lược chung...

Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nước ASEAN trong vấn đề bình đẳng giới

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, Quốc hội Việt Nam luôn chú trọng đến vấn đề bình đẳng giới và phát triển phụ nữ. Việt Nam luôn sẵn sàng hợp tác với các nước ASEAN trong vấn đề này để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và phát triển.

Góp phần tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản trị rừng và giảm nghèo

(ĐCSVN) – Sau gần 4 năm thực hiện, dự án “Khuyến khích người dân tham gia cải thiện quản trị rừng và giảm nghèo Việt Nam” (PFG – Việt Nam) đã tạo nên những thay đổi, tác động tích cực đến cộng đồng tại các địa phương được hưởng lợi từ dự án.

Góp phần tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản trị rừng và giảm nghèo

(ĐCSVN) – Sau gần 4 năm thực hiện, dự án “Khuyến khích người dân tham gia cải thiện quản trị rừng và giảm nghèo Việt Nam” (PFG – Việt Nam) đã tạo nên những thay đổi, tác động tích cực đến cộng đồng tại các địa phương được hưởng lợi từ dự án.

Việt Nam và Campuchia tăng cường hợp tác về công tác dân vận

(ĐCSVN) - Nhận lời mời của Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng ta sang thăm và làm việc tại Campuchia, từ ngày 25-28/10/2018.

Bầu cử Mỹ: 4 bang bắt đầu bỏ phiếu sớm theo hình thức trực tiếp

Bang Minnesota, Virginia, Nam Dakota và Wyoming đã mở cửa vào ngày 18/9, cho phép cử tri bỏ phiếu sớm theo hình thức trực tiếp trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020.

Liên hợp quốc ra tuyên bố nhân kỷ niệm 75 năm thành lập

Hội nghị cấp cao kỷ niệm 75 năm thành lập LHQ diễn ra trong bối cảnh đại dịch vẫn đang hoành hành, khiến nhiều người nghi ngại về tinh thần hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các thách thức chung.

Palestine đề nghị LHQ tổ chức hội nghị quốc tế về Trung Đông

Tổng thống Palestine Abbas đề nghị LHQ triệu tập một hội nghị quốc tế vào năm 2021 nhằm 'chấm dứt sự chiếm đóng, mang lại quyền tự do và độc lập cho người dân Palestine trên chính mảnh đất của mình.'

Kyrgyzstan hủy bỏ kết quả bầu cử Quốc hội sau khi nổ ra biểu tình

Những người phản đối cho rằng có nhiều vi phạm trong bầu cử, làm bùng phát làn sóng biểu tình bạo lực phản đối kết quả bầu cử Quốc hội, khiến 1 người thiệt mạng và nhiều người bị thương.

Chống biến đổi khí hậu kiểu Paris 

Thủ đô Paris của Pháp đang hướng tới xây dựng một cơ chế cho phép các cá nhân và doanh nghiệp đền bù lượng phát thải khí carbon của họ bằng cách tài trợ cho các dự án xanh.
Top