Thứ ba, 14/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Cùng con khám phá những điều thú vị khi dùng thiết bị số   

Việc cho trẻ sử dụng điện thoại, tivi không hề xấu mà còn giúp trẻ học được nhiều điều hay. Vấn đề đặt ra là phụ huynh cần quản lý thời gian sử dụng, nội dung trẻ xem và đồng hành cùng con khám phá những điều thú vị từ các thiết bị số.

Clip Ỏn gọi ba thu hút sự quan tâm của cộng đồng TikTok (Ảnh chụp màn hình)

Lời khuyên từ chuyên gia

Việc trẻ sử dụng điện thoại, tivi đang dần trở thành điều hiển nhiên, không thể cấm. Thậm chí, một số gia đình cho phép trẻ sử dụng điện thoại, tivi như một phần thưởng hoặc điều kiện cho các hoạt động khác: Ăn uống, học tập,... Điều đó gây ra ít nhiều hệ lụy! Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Mai Phương từng phát biểu(*): “Việc sử dụng điện thoại, tivi quá nhiều có thể gây ra căng thẳng đối với trẻ. Tập trung nhìn vào màn hình quá lâu sẽ gây ảnh hưởng đến thị lực và các vấn đề khác như kém tập trung, ảnh hưởng đến học tập”.

Việc lạm dụng tivi, điện thoại ở độ tuổi nhà trẻ còn dẫn đến tình trạng trẻ chậm nói, giao tiếp kém,... Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của trẻ, đôi khi làm gia tăng áp lực trong gia đình. Nhiều bậc cha mẹ phải nhờ đến sự can thiệp của y khoa hoặc hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý để điều trị cho trẻ.

Theo Nhà thực hành chuyên nghiệp về Trí tuệ cảm xúc và Chẩn đoán, trị liệu cho cha mẹ có hội chứng kiệt sức - Lê Thanh Tâm, đối với trẻ em, sự quan tâm và yêu thương của cha mẹ là điều cần thiết tối đa. Cách hiệu quả nhất để “tách” trẻ khỏi thiết bị điện tử thông minh chính là chơi cùng cha mẹ.

Các hoạt động có sự tham gia của cha mẹ luôn tạo cho trẻ sự hứng thú đặc biệt. “Nếu con bạn chần chừ không tắt tivi hoặc điện thoại, thay vì nổi nóng, quát mắng con, yêu cầu hãy tắt ngay, bạn hãy thử rủ con cùng mình làm một việc gì đó trong tâm thế vui vẻ và phấn khởi. Tôi tin chắc rằng con sẽ hợp tác” - chị Lê Thanh Tâm khẳng định.

Phụ huynh "đáp lời"

Cuối tháng 01/2024, đoạn clip ngắn được tài khoản ChiemBoiOn đăng tải, ghi lại hình ảnh cậu bé loay hoay gọi “ba, ba” trong khi ba đang làm việc trên điện thoại, thu hút sự chú ý của cộng đồng TikTok. Mặc kệ ba giải thích nhẹ nhàng là đang làm việc và mẹ cũng có mặt ở đó, cậu bé vẫn kiên quyết gọi ba để ba chơi cùng mình. Và cậu đã kiên trì đến lúc ba phải bỏ điện thoại xuống, ôm mình vào lòng.

Chị Trương Mỹ Ngọc (xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa) - chủ tài khoản ChiemBoiOn, cho biết, do Ỏn - con trai chị rất mến ba nên muốn chơi cùng ba. Thấy ba mải cầm điện thoại, cậu bé gọi ráo riết để ba chơi cùng mình.

“Điện thoại và tivi không chiếm vị trí quá quan trọng với các con tôi. Các bé thường thích chơi với ba mẹ nhiều hơn. Mỗi khi con xem điện thoại khoảng 20 phút, tôi gọi cùng đọc sách hoặc đi chơi là con nhanh chóng bỏ điện thoại xuống để chơi cùng tôi. Còn Ỏn thì chỉ thỉnh thoảng xem cùng chị chứ không thực sự hứng thú với điện thoại” - chị Ngọc nói.

Vì 2 con đều ở độ tuổi mầm non và nhà trẻ nên chị Ngọc là người chăm sóc chính. Hàng ngày, chị dành phần lớn thời gian để chơi cùng con. Hai con của chị Ngọc thường có nhiều hoạt động trong ngày như chơi đồ chơi trong nhà, ra sân vườn, đi thăm người thân ở gần nhà,...

Thỉnh thoảng, Bối và Ỏn còn được mẹ “lên đồ” làm mẫu ảnh,... Có quá nhiều hoạt động thú vị nên hầu như chị em Bối và Ỏn ít khi dùng đến điện thoại. Chị Ngọc cho biết, chị không cấm con xem điện thoại nhưng hạn chế thời gian và hầu như luôn đồng hành cùng con trong thời gian con sử dụng tivi, điện thoại.

Giám sát thay vì cấm đoán cũng là quan điểm của nhiều bậc phụ huynh hiện nay. Trong một cuộc khảo sát nhỏ do phóng viên thực hiện, 100% các cha mẹ tham gia phỏng vấn có con ở độ tuổi THCS, tiểu học và mầm non đều đồng ý phương án kiểm soát thời gian sử dụng điện thoại của con thay vì cách ly hẳn trẻ và điện thoại.

Khi xã hội đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào đời sống thì việc cấm trẻ tiếp cận với tivi, điện thoại hoàn toàn không khả thi. Nhiều bậc phụ huynh đồng quan điểm rằng, cho phép và kiểm soát kỹ các nội dung trẻ tiếp cận tốt hơn nhiều so với cấm đoán dẫn đến trẻ lén lút tiếp cận khi không có sự giám sát của cha mẹ.

Để đồng hành cùng trẻ trong sử dụng tivi, điện thoại một cách phù hợp, điều đầu tiên phụ huynh cần làm là để tâm đến trẻ. Bên cạnh quy định thời gian cụ thể khi sử dụng tivi, điện thoại, nhiều phụ huynh còn quan tâm đến những nội dung trẻ tiếp cận.

Bằng cách dùng các app kiểm duyệt nội dung, xem lại lịch sử tìm kiếm, bật chế độ lọc từ khóa trên các ứng dụng,... phụ huynh có thể phần nào hạn chế được các nội dung “bẩn” nhưng quan trọng nhất vẫn là sự quan tâm của cha mẹ đến trẻ và các hoạt động của trẻ trên thiết bị điện tử thông minh.

Là mẹ của 2 con đang độ tuổi tiểu học, mỗi lúc cho con sử dụng điện thoại, tivi, chị Trần Thị Nhung (xã Long Trì, huyện Châu Thành) đều yêu cầu con ở gần bên mình để biết con đang xem chương trình gì, hình ảnh và ngôn ngữ có phù hợp với độ tuổi hay không.

“Hiện nay, có nhiều chương trình mang nhãn mác dành cho thiếu nhi nhưng lời lẽ rất thô tục, cổ xúy bạo lực nên tôi không yên tâm. Khi thấy hoặc nghe con xem các clip như vậy, tôi thường chuyển sang clip khác phù hợp hơn và nói chuyện, giải thích với con sau đó” - chị Nhung cho biết.

Việc để tâm đến con thực sự không quá khó và đang được nhiều bậc phụ huynh thực hành hiệu quả. Khi mọi thứ đều có thể thực hiện chỉ với một cú click chuột thì việc phụ huynh đồng hành, định hướng cho con trong việc sử dụng tivi, điện thoại thông minh sẽ giúp các bé tiếp thu, học tập những điều bổ ích, tránh xa những nội dung vô bổ./.

Quế Lâm

(*)Chương trình: Nhiều trẻ mắc hội chứng TIC do sử dụng điện thoại quá nhiều, phát trên VTC1

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng - Tại sao không?!

(ĐCSVN)- Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Không thể để giá vàng "nhảy múa", cần quản lý chặt chẽ thị trường vàng

(ĐCSVN) - Quản lý thị trường vàng còn nhiều bất cập, giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch lớn, tình trạng buôn lậu vàng diễn biến phức tạp. Đây là vấn đề được nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu ý kiến tại phiên họp sáng 13/5.

Đẩy mạnh triển khai thực hiện chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt   

UBND tỉnh Long An có văn bản yêu cầu đẩy mạnh triển khai thực hiện chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt.

Điều dưỡng - Những bông hoa lặng thầm tỏa hương

(ĐCSVN) – Những người làm công tác điều dưỡng ngày càng đóng vai trò quan trọng nhưng vẫn chưa được xã hội nhìn nhận đầy đủ về sứ mệnh nghề nghiệp cũng như vai trò trong cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Lấp “khoảng trống” pháp luật để bảo vệ trẻ em khi tham gia giao thông

(ĐCSVN) - Việt Nam hiện chưa quy định về việc sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô. Đây là một “khoảng trống” về pháp luật cần được sớm bổ sung hoàn thiện trong thời gian tới để bảo vệ trẻ em tốt hơn.

Hơn 530.000 người lao động rút khỏi Quỹ Bảo hiểm xã hội trong 9 tháng

Chỉ trong 9 tháng, số người lao động hưởng trợ cấp một lần đã lên tới 536.864 lượt người, như vậy tức là hơn 530.000 người đã rút khỏi Quỹ Bảo hiểm xã hội, quyết định không nhận lương hưu.

Sẵn sàng các giải pháp ứng phó với thiên tai tại khu vực miền núi phía Bắc

(ĐCSVN) - Những tháng đầu năm 2021, thiên tai đã gây ra những thiệt hại ban đầu tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Trong những tháng tiếp theo, dự báo tình hình thiên tai vẫn diễn biến phức tạp, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, đòi hỏi các địa phương trong khu vực cần sẵn sàng các giải pháp để ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Sẵn sàng các giải pháp ứng phó với thiên tai tại khu vực miền núi phía Bắc

(ĐCSVN) - Những tháng đầu năm 2021, thiên tai đã gây ra những thiệt hại ban đầu tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Trong những tháng tiếp theo, dự báo tình hình thiên tai vẫn diễn biến phức tạp, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, đòi hỏi các địa phương trong khu vực cần sẵn sàng các giải pháp để ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Sẵn sàng các giải pháp ứng phó với thiên tai tại khu vực miền núi phía Bắc

(ĐCSVN) - Những tháng đầu năm 2021, thiên tai đã gây ra những thiệt hại ban đầu tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Trong những tháng tiếp theo, dự báo tình hình thiên tai vẫn diễn biến phức tạp, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, đòi hỏi các địa phương trong khu vực cần sẵn sàng các giải pháp để ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Chi trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội vào tháng 5/2021

(ĐCSVN) - Do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, người nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội sẽ được chi trả cùng lúc số tiền của hai tháng 5 và 6 của năm 2021 vào cùng kỳ chi trả tháng 5. Việc chi trả này thực hiện xong trước ngày 20/5.

Phương án nào để người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

(ĐCSVN) - Chính phủ đưa ra 2 phương án quy định các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Còn Uỷ ban Xã hội trong báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo luật đã đưa ra 5 quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Có Quỹ hay không, sao mãi bàn?

(ĐCSVN) - Việc xây dựng một hành lang pháp lý đủ tầm là giải pháp hết sức cần thiết và quan trọng để các quỹ ngoài ngân sách nhà nước đi vào “nề nếp”; cũng để không phải "cứ ngồi bàn mãi là có quỹ hay không" với mỗi dự luật khi đưa ra bàn thảo.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề rất day dứt

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng rất day dứt. Trong giai đoạn 2016- 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người…

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Còn đó bất cập cần tháo gỡ!

(ĐCSVN) - Bộ GD&ĐT mới ban hành "chùm" Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học. Xung quanh vấn đề này còn đó những bất cập cần tiếp tục tháo gỡ.

Cần loại bỏ hiểm họa từ những thần tượng tai tiếng

(ĐCSVN) – Thời gian gần đây, hàng loạt các video có nội dung không lành mạnh của những người trẻ tuổi có xu hướng nổi loạn, xuất hiện với tần suất nhiều trên mạng xã hội đã làm dấy lên những nỗi lo...

Hỗ trợ 480 chị thoát nghèo, cận nghèo 

(CT) - Trong nửa nhiệm kỳ 2021-2026, các cấp Hội LHPN quận Cái Răng luôn chủ động, sáng tạo trong triển khai, quán triệt nghị quyết đại hội đại biểu phụ nữ các cấp đến cán bộ, hội viên, phụ nữ; huy động được sức mạnh tổng hợp

Phong Ðiền phát động “Tháng nhân đạo” năm 2024 

(CT) - Ngày 10-5, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Phong Điền và Hội CTĐ xã Tân Thới tổ chức lễ phát động “Tháng nhân đạo” năm 2024. Bà Lê Thị Bạch Đàng, Phó Chủ tịch Hội CTĐ TP Cần Thơ đến dự.

Chiến sĩ “sao vuông” trên các mặt trận

Bằng sự tận tâm, trách nhiệm, chiến sĩ “sao vuông” Nguyễn Chí Phương (SN 1996) - Tiểu đội trưởng Dân quân thường trực, Ban Chỉ huy Quân sự thị trấn Cần Giuộc, huyện Cần Giuộc, có nhiều đóng góp cho địa phương.

Hết lòng vì học sinh thân yêu

Gần 30 năm gắn bó với nghề, Nhà giáo Ưu tú Võ Thị Kim Phượng - giáo viên Trường Tiểu học Bình Thạnh (huyện Thủ Thừa), không ngại khó, luôn hết lòng vì học sinh thân yêu.

Hoạt động Mai táng 0 đồng - Khi nghĩa tử là nghĩa tận

Với suy nghĩ “Nghĩa tử là nghĩa tận”, trong suốt 3 năm hoạt động, Đội Mai táng 0 đồng của Hội Từ thiện chùa Ân Thọ (TP.Tân An, tỉnh Long An) đã hỗ trợ an táng thân nhân của 102 hộ gia đình qua đời do tai nạn giao thông,...
Top