Thứ ba, 14/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành ở miền Nam châu Phi

Báo cáo mới nhất của Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại châu Phi (AFRO) cho biết dịch tả bùng phát ở châu lục đã ảnh hưởng đến 18 quốc gia trong hai năm qua.

Báo cáo mới nhất của Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại châu Phi (AFRO) cho biết dịch tả bùng phát ở châu lục đã ảnh hưởng đến 18 quốc gia trong hai năm qua.

Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân mắc bệnh tả tại bệnh viện ở Masisi, Cộng hòa Dân chủ Congo. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.

Báo cáo mới nhất của Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại châu Phi (AFRO) cho biết dịch tả bùng phát ở châu lục đã ảnh hưởng đến 18 quốc gia trong hai năm qua.

Sáu quốc gia được phân loại là đang trong tình trạng khủng hoảng nguy cấp, trong đó phần lớn đều ở khu vực miền Nam bao gồm Comoros, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ethiopia, Mozambique, Zambia và Zimbabwe, mặc dù tỷ lệ mắc bệnh hằng tuần ở Zambia và Zimbabwe đã giảm liên tục.

Theo WHO, khu vực phía Nam của lục địa, hiện trong mùa mưa, đang chứng kiến các đợt dịch tả bùng phát trở lại. Lượng mưa lớn kéo theo lũ lụt và lở đất ở các cộng đồng dân cư. Điều này làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh ở những quốc gia chưa báo cáo ca nhiễm mới.

Số liệu AFRO cho thấy, kể từ đầu năm nay, số ca mắc bệnh tả và tử vong được báo cáo đến hết tháng 3 lần lượt là 62.175 và 1.232, với tỷ lệ ca tử vong là 2%. Cộng hòa Dân chủ Congo, Ethiopia, Mozambique, Zambia và Zimbabwe chiếm 94,6% (58.802) tổng số ca mắc và 95,7% (1.179) tổng số ca tử vong.

Riêng tại Zambia, quốc gia miền Nam châu Phi đang bị tàn phá trong đợt bùng phát tồi tệ nhất từ trước đến nay, ghi nhận hơn 740 ca tử vong do bệnh tả từ khi bắt đầu mùa mưa từ tháng 10/2023.

Tả là căn bệnh do vi khuẩn rất dễ lây lan có thể gây tiêu chảy nặng và mất nước trong vòng vài giờ sau khi bị nhiễm. Khi người mắc bệnh được điều trị nhanh chóng, tỷ lệ tử vong sẽ là dưới 1%. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong ở Zambia, một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, hiện đã lên tới hơn 3%.

Tình hình ở Mozambique đang diễn biến theo chiều hướng xấu, với các dự báo cho thấy số ca nhiễm sẽ tăng mạnh.

Theo Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA), sự gia tăng tần suất, số lượng và phạm vi bùng phát dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi trở nên trầm trọng hơn một phần do tác động của tình trạng biến đổi khí hậu, làm giảm khả năng tiếp cận nước sạch và vệ sinh, đồng thời kéo theo việc di dân.

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc tả tại Harare, Zimbabwe. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo nhà dịch tễ học Yap Boum, người đứng đầu Viện Pasteur Bangui - một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận ở Cộng hòa Trung Phi, có rất nhiều lý do khiến dịch tả đồng thời bùng phát ở nhiều quốc gia phía Nam châu Phi.

Ông giải thích: “Dịch tả là dấu hiệu của sự bất bình đẳng, chủ yếu ảnh hưởng đến các quốc gia có xung đột, mất an ninh và nghèo đói." Những yếu tố đó đều hiện diện ở mỗi quốc gia châu Phi hiện đang phải chiến đấu với dịch tả bùng phát.

Một yếu tố khác là biến đổi khí hậu. Chuyên gia quản lý nước Anja du Plessis, Phó Giáo sư tại Đại học Nam Phi, cho biết lũ lụt ngày càng thường xuyên và nghiêm trọng hơn liên quan đến biến đổi khí hậu cũng có tác động đến sự bùng phát dịch tả. Theo chuyên gia này, lũ lụt dẫn đến nhiều dòng chảy chứa nhiều mầm bệnh hơn, làm tăng nguy cơ ô nhiễm.

Trong bối cảnh đó, các chuyên gia y tế đang cảnh báo kho dự trữ vaccine dịch tả duy nhất hiện có đang trống rỗng khi nhu cầu tăng cao. Hiện chỉ có một nhà sản xuất có trụ sở tại Hàn Quốc sản xuất vaccine phòng bệnh tả bằng đường uống.

Theo Tổ chức Bác sỹ không biên giới (MSF), hiện năng lực sản xuất là 700.000 liều vaccine mỗi tuần, nhưng nhu cầu thực tế lớn gấp 4 lần.

Nhằm nỗ lực bảo toàn nguồn dự trữ, từ tháng 10/2022, Nhóm Điều phối Quốc tế (ICG) đã khuyến nghị về việc cung cấp vaccine tả, theo đó thay thế phác đồ hai liều lâu dài bằng một liều vaccine tả duy nhất.

Nhân viên y tế cho trẻ em uống vaccine phòng bệnh tả tại Harare, Zimbabwe. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo bà Edina Amponsah-Dacosta, chuyên gia về vaccine của tổ chức mang tên "Sáng kiến Vaccine cho châu Phi" có trụ sở tại Đại học Cape Town (Nam Phi), không giống như tiêm chủng thông thường cho trẻ em, vaccine tả được sản xuất trên “cơ sở nhu cầu thực tế."

Bà cho biết: “Chúng ta có xu hướng sử dụng vaccine phòng tả cho các chương trình tiêm chủng hàng loạt bất cứ khi nào dịch xuất hiện để kiểm soát sự bùng phát của bệnh. Điều đó có nghĩa là chúng ta có xu hướng sản xuất một số lượng hạn chế cho một số quốc gia hạn chế."

Thập kỷ qua đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể số lượng vaccine phòng tả được sản xuất, từ khoảng 2 triệu liều vào năm 2013 - thời điểm kho dự trữ dịch tả được thiết lập, lên 36 triệu liều vào năm 2022. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa đủ để theo kịp sự gia tăng chưa từng thấy hiện nay về số ca mắc bệnh tả toàn cầu.

Năm 2022, công ty Biovac có trụ sở tại Nam Phi đã ký hợp đồng cấp phép sản xuất vaccine phòng bệnh tả bằng đường uống. Tuy nhiên, vaccine của Biovac không thể được sử dụng để ngăn chặn các đợt bùng phát hiện tại vì việc sản xuất dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2026.

Các chuyên gia y tế và dịch tễ học đều cảnh báo vaccine sẽ không bao giờ là "viên đạn bạc" giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh tả ở miền Nam châu Phi. Đúng hơn, vaccine chỉ là một trong nhiều công cụ giúp phòng ngừa bệnh tật. Những vấn đề khác bao gồm tuyên truyền để người dân có ý thức thực hành vệ sinh tốt như rửa tay, uống nước sôi, đảm bảo nguồn nước an toàn và đáng tin cậy, đồng thời tăng cường kiểm tra và giám sát chất lượng nước./.

Theo TTXVN

Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/dich-ta-nguy-hiem-nhat-trong-hon-10-nam-qua-hoanh-hanh-o-mien-nam-chau-phi-post940907.vnp

Thổ Nhĩ Kỳ đẩy mạnh chiến dịch ở Afrin bất chấp nghị quyết LHQ

Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Bekir Bozdag tuyên bố rằng nghị quyết mới đây của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về một lệnh ngừng bắn tại Syria sẽ không ảnh hưởng đến chiến dịch quân sự 'Nhành Ô liu.'

Các nước châu Âu tiếp tục hứng chịu đợt giá lạnh khắc nghiệt mới

Một đợt không khí lạnh kèm theo gió buốt từ Siberia tràn vào châu Âu ngày 25/02 khiến tuyết rơi dày và nhiệt độ giảm sâu đến mức làm cho cảm giác thực tế có thể lạnh hơn mức mà nhiệt kế đo được.

Israel đóng cửa biên giới với Palestine trong ngày lễ Purim

Theo Bộ Quốc phòng Israel, các lực lượng quốc phòng nước này ngày 28/02 đã đóng cửa biên giới với các vùng lãnh thổ Palestine trong ngày lễ Purim và sẽ giữ nguyên trạng đến ngày 03/3.

Châu Âu tiếp tục gánh chịu hậu quả của bão tuyết nghiêm trọng

Thời tiết giá lạnh khắc nghiệt tiếp tục bao trùm khu vực phía Tây Trung Âu khiến số người thiệt mạng tiếp tục tăng, giao thông đường bộ, đường sắt và hàng không tê liệt.

Campuchia công bố kết quả chính thức cuộc bầu cử Thượng viện

Ngày 03/3, Ủy ban bầu cử Quốc gia Campuchia (NEC) đã công bố kết quả chính thức cuộc bầu cử Thượng viện khóa IV do Chủ tịch NEC, ông Sik Bunhoc ký.

Ngoại trưởng Mỹ: Triều Tiên chưa có bước đi lớn để phi hạt nhân hóa

Trong phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói rằng Triều Tiên chưa có 'bước đi lớn' tiến tới dỡ bỏ các chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo.

Thủ tướng Israel tuyên bố sẵn sàng cho chiến dịch quân sự tại Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết nước này đang chuẩn bị sẵn sàng cho một chiến dịch quân sự quy mô lớn tại Gaza trong bối cảnh căng thẳng leo thang sau các vụ đụng độ mới đây.

Vụ tai nạn máy bay Ethiopia: Tập đoàn Boeing bị kiện ở Mỹ

Một đơn khởi kiện Tập đoàn Boeing của Mỹ đã được gửi tới tòa án liên bang thành phố Chicago liên quan đến vụ tại nạn máy bay Ethiopia hồi giữa tháng 3 vừa qua khiến 157 người thiệt mạng.

NIS: Cơ sở làm giàu urani của Triều Tiên 'hoạt động bình thường'

Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS) của Hàn Quốc nói Triều Tiên dường như đang duy trì cơ sở làm giàu urani của mình trong tổ hợp hạt nhân chủ chốt ở Yongbyon, phía Bắc Bình Nhưỡng.

Moskva - Ankara nhất trí dự án đường ống khí đốt "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ"

Ngoại trưởng Nga tuyên bố, nước này và Thổ Nhĩ Kỳ đang thực hiện 2 dự án chung quan trọng, gồm nhà máy điện hạt nhân Akkuyu (NPP) và đường ống khí đốt 'Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ.'

Tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga

Ngày 30/10, trong khuôn khổ chuyến công tác Liên bang Nga, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã thăm, làm việc với Tập đoàn công nghệ cao Rostekh và Tập đoàn Đường sắt Nga RZD.

Việt Nam tham dự Hội nghị quốc tế về giáo dục tại Ấn Độ

(ĐCSVN) – Với sự hỗ trợ của Thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đại diện các trường đại học lớn của Việt Nam đã tham dự Hội nghị quốc tế lần thứ 14 và Hội chợ triển lãm quốc tế về giáo dục diễn ra từ ngày 30/10 – 01/11/2018 tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ.

Đưa hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Ba Lan lên tầm cao mới

(ĐCSVN) - Hoan nghênh Đại sứ Wojciech Gerwel nhận công tác tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, với kinh nghiệm làm việc nhiều năm tại Việt Nam trong vai trò tham tán thương mại, ông Wojciech Gerwel sẽ đưa hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Ba Lan lên tầm cao mới.

Thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và tỉnh Hyogo, Nhật Bản

(ĐCSVN - Tán thành với các đề xuất của Thống đốc Toshizo Ido, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn tỉnh Hyogo thúc đẩy hợp tác với Việt Nam và các địa phương của Việt Nam trong các lĩnh vực mà tỉnh có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu.

Lãnh đạo Lào đánh giá cao kết quả hợp tác giữa hai Cơ quan Kiểm tra Đảng của Việt Nam và Lào

Tổng Bí thư, Chủ tịch Lào và Thủ tướng Lào đánh giá cao kết quả hợp tác giữa hai Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng hai nước trên cơ sở triển khai biên bản hợp tác giữa hai Cơ quan trong thời gian qua.

Truyền thông Mỹ: Ông Joe Biden thắng ở Pennsylvania, đắc cử Tổng thống

Với chiến thắng tại bang chiến địa quan trọng Pennsylvania, ứng cử viên Joe Biden đã vượt qua cột mốc 270 phiếu đại cử tri cần thiết để trở thành Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ.

Tòa án Mỹ bác kiến nghị dừng kiểm phiếu qua bưu điện tại Pennsylvania

Quyết định mới nhất được Tòa án Tối cao đưa ra trong bối cảnh ứng cử viên tổng thống Biden của đảng Dân chủ đang duy trì ưu thế trước đương kim Tổng thống Trump tại bang 'chiến địa' Pennsylvania.

Hàn - Trung hội đàm cấp cao nhất kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát

Tại cuộc gặp, quan chức hai nước thảo luận về hợp tác trong việc phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, mối quan hệ song phương và tình hình bán đảo Triều Tiên.

Mỹ và Sudan thảo luận về các hồ sơ chiến lược

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tới Khartoum vào ngày 25/8 là chuyến thăm đầu tiên của Ngoại trưởng Mỹ tới Sudan sau 24 năm.

AMM 53: Nhật Bản cam kết chi 1 triệu USD hỗ trợ ASEAN chống dịch

Ngoại trưởng Toshimitsu Motegi nhấn mạnh Nhật Bản sẽ cung cấp cho các nước ASEAN thiết bị y tế và mở rộng các khoản vay khẩn cấp bằng đồng yen nhằm giúp các nước này khôi phục kinh tế sau đại dịch.
Top