Thứ ba, 14/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Đối thoại Shangri-La 16: Việt Nam đề xuất ASEAN và Trung Quốc thiết lập đường dây nóng giải quyết các sự cố trên biển

Thứ trưởng Bùi Văn Nam nêu rõ cộng đồng quốc tế cần nghiên cứu thiết lập cơ chế giúp tập hợp, liên kết các điều khoản trong các công ước quốc tế hiện có và bổ sung các điều khoản mới để xây dựng các quy tắc ứng xử chung, các cơ chế can thiệp tập thể trong tình huống đột xuất, bất ngờ trên biển.

Thứ trưởng Bùi Văn Nam nêu rõ cộng đồng quốc tế cần nghiên cứu thiết lập cơ chế giúp tập hợp, liên kết các điều khoản trong các công ước quốc tế hiện có và bổ sung các điều khoản mới để xây dựng các quy tắc ứng xử chung, các cơ chế can thiệp tập thể trong tình huống đột xuất, bất ngờ trên biển.

Phát biểu tại phiên thảo luận đặc biệt thứ tư diễn ra chiều 3/6 về những biện pháp thực tế để tránh xung đột trên biển, Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Nam nhấn mạnh một trong những biện pháp để ngăn ngừa xung đột là ASEAN và Trung Quốc cần triển khai việc áp dụng Bộ quy tắc tránh va chạm bất ngờ trên biển (CUES) cũng như vận hành đường dây nóng ngoại giao giải quyết sự cố trên biển một cách thực chất và hiệu quả.

Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Nam tại đối thoại Shangri-la 16 (Ảnh: Vũ Mạnh)

Thứ trưởng Bùi Văn Nam nhấn mạnh một nước không được viện lý do, như áp dụng nội luật, để né tránh khắc phục sự cố xảy ra trên biển khi được yêu cầu qua đường dây nóng. Mặt khác, CUES cần được áp dụng cho tất cả tàu thuyền của chính phủ hoạt động ở Biển Đông, bao gồm cả tàu quân sự và bán quân sự. Ngoài ra, ASEAN và Trung Quốc cần sớm đạt được một Bộ quy tắc về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) mang tính ràng buộc, toàn diện, thực chất và trở thành công cụ hữu hiệu giúp ngăn ngừa xung đột, duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông, với nguyên tắc COC phải là công cụ giải thích và giải quyết tranh chấp.

Mặt khác, các nước cũng cần đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển như hoạt động nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường biển, phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn và ứng phó với chủ nghĩa khủng bố, cướp biển, buôn người, di cư bất hợp pháp, qua đó tăng cường hiểu biết và hạn chế các hành động bộc phát có thể gây hiểu lầm, dẫn đến xung đột. Việc tăng cường hợp tác trên biển cần tuân thủ đầy đủ, nghiêm túc luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 và các thỏa thuận khu vực trong quá trình triển khai mọi hoạt động trên biển; tôn trọng chủ quyền và lợi ích hợp pháp của nước khác; đảm bảo sự tham gia tự nguyện, có trách nhiệm và vì lợi ích chung của tất cả các bên.

Thứ trưởng Bùi Văn Nam nêu rõ cộng đồng quốc tế cần nghiên cứu thiết lập cơ chế giúp tập hợp, liên kết các điều khoản trong các công ước quốc tế hiện có và bổ sung các điều khoản mới để xây dựng các quy tắc ứng xử chung, các cơ chế can thiệp tập thể trong tình huống đột xuất, bất ngờ trên biển. Một khung pháp lý mang tính tổng quát sẽ giúp gia tăng trách nhiệm thực thi các quy định của luật pháp quốc tế và giảm thiểu khả năng xảy ra xung đột trên biển.

Trong bối cảnh đó, Thứ trưởng Bùi Văn Nam khẳng định Việt Nam cam kết tích cực hợp tác với các nước thành viên ASEAN cũng như các quốc gia khác trong và ngooài khu vực, thông qua các diễn đàn khu vực và quốc tế như ASEAN, Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), góp phần thúc đẩy tiến trình xây dựng lòng tin và triển khai các biện pháp ngoại giao phòng ngừa nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra va chạm, xung đột trên biển. Việt Nam ủng hộ bất kỳ sáng kiến, cơ chế hợp tác nào có lợi cho việc duy trì hòa bình, ổn định, thúc đẩy giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển trên cơ sở luật pháp quốc tế; ủng hộ việc triển khai các sáng kiến, dự án hợp tác trên biển trên cơ sở tuân thủ luật pháp và các thỏa thuận quốc tế liên quan, tôn trọng và hài hòa lợi ích của tất cả các bên; tăng cường trao đổi thông tin và tích cực phối hợp hành động giữa các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các chuyên gia, học giả về biển và đại dương nhằm góp phần xây dựng và thực thi các biện pháp hiệu quả phòng tránh xung đột trên biển.

Phát biểu tại phiên thảo luận, đại diện nhiều nước cũng nhất trí cho rằng để giải quyết xung đột trên biển, vấn đề đầu tiên là các quốc gia phải thống nhất nhận thức với nhau, không làm phức tạp thêm tình hình và mọi việc phải giải quyết bằng biện pháp hòa bình. Các nước cũng đồng tình cần thường xuyên trao đổi để giải quyết kịp thời những vấn đề xung đột xảy ra cũng như sớm thiết lập những cơ chế, những đường dây nóng để kịp thời trao đổi và xử lý những vấn đề bất đồng trên biển.

Cũng trong buổi chiều cùng ngày, 3 phiên thảo luận đặc biệt khác về các mối nguy hiểm hạt nhân trong khu vực; cách thức mới trong hợp tác an ninh và ý nghĩa quốc phòng của những công nghệ mới phát triển cũng thu hút sự quan tâm của đông đảo các học giả và giới chuyên môn./.

Theo TTXVN

Anh: Biểu tình kêu gọi chính phủ hỗ trợ Hệ thống y tế công

Ngày 03/02, hàng nghìn người đã xuống đường biểu tình tại thủ đô London của Vương quốc Anh nhằm bày tỏ sự ủng hộ đối với Hệ thống y tế công, vốn đang đối mặt với cuộc khủng hoảng trầm trọng.

Thủ tướng Đức Merkel xác định khó khăn trong cuộc đàm phán cuối cùng

Thủ tướng Merkel xác định đối mặt với các cuộc đàm phán cứng rắn và khó khăn với đảng SPD trong cuộc đàm phán mang tính quyết định trong ngày 04/02 nhằm thành lập chính phủ 'đại liên minh' mới ở Đức.

Nga tăng cường công tác phòng thủ tại các căn cứ quân sự ở Syria

Bộ Quốc phòng Nga cho hay, Moskva đang tăng cường giám sát tình hình tại vùng giảm leo thang Idlib, trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa thiết lập các trạm quan sát trong khu vực này.

Bầu cử Tổng thống Nga: Phê chuẩn 8 ứng cử viên vào lá phiếu

Ngày 8/2, Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga đã phê chuẩn lá phiếu cho kỳ bầu cử tổng thống tới đây gồm tên của tám ứng cử viên.

Đặc phái viên LHQ: Hòa đàm Syria đang ở "thời điểm then chốt"

Phát biểu ngày 24/01, ông Mistura bày tỏ lạc quan về vòng đàm phán lần này với sự tham gia đầy đủ của cả phái đoàn chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và phe đối lập trong 2 ngày đàm phán.

Nghi phạm xả súng ở New Zealand ra tòa với cáo buộc giết người

Brenton Harrison Tarrant, công dân Australia sinh sống tại bang New South Wales, 28 tuổi, đã bị đưa ra tòa ở thành phố Christchurch của New Zealand, đối mặt với cáo buộc giết người.

Đức kêu gọi thế giới nỗ lực khẩn cấp kiểm soát vũ khí tự động

Bộ Ngoại giao Đức đã kêu gọi cộng đồng quốc tế cần phải nỗ lực khẩn cấp để đảm bảo rằng con người vẫn kiểm soát được các loại vũ khí sát thương tự động.

Vụ tai nạn máy bay Ethiopia: Đã xác định được danh tính các hành khách

Trên chiếc máy bay mang số hiệu ET302 bị tai nạn cùng ngày có các hành khách mang quốc tịch của hơn 30 nước khác nhau.

Thủ tướng Anh Theresa May phải đối mặt sức ép từ chức nặng nề

Cựu Bộ trưởng Giáo dục Nicky Morgan cho rằng nếu Thủ tướng May thất bại tại cuộc bỏ phiếu ý nghĩa quan trọng vào ngày 12/3 tới thì 'sẽ rất khó để Thủ tướng tiếp tục ở lại văn phòng dài lâu.'

Nước Anh tất bật chuẩn bị cho ngày chính thức rời khỏi EU

Báo chí châu Âu đưa tin rằng nước Anh dường như đang khá bận rộn chuẩn bị cho thời khắc này và nhất là khả năng Brexit không thỏa thuận dù rằng Chính phủ Anh đang nỗ lực tránh kịch bản đó.

Phát triển quan hệ Việt Nam-Nhật Bản toàn diện và sâu sắc hơn nữa

(ĐCSVN) - Trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản, ngày 10/10, tại Trụ sở Quốc hội Nhật Bản, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Tadamori Oshima và Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Chuichi Date.

Phát triển quan hệ Việt Nam-Nhật Bản toàn diện và sâu sắc hơn nữa

(ĐCSVN) - Trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản, ngày 10/10, tại Trụ sở Quốc hội Nhật Bản, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Tadamori Oshima và Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Chuichi Date.

Anh cam kết thúc đẩy phê chuẩn Hiệp định Thương mại Việt Nam- EU

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Ngoại giao Anh Jerremy Hunt khẳng định trong khi còn là thành viên của EU, Anh sẽ thúc đẩy quan hệ Việt Nam – EU và việc sớm ký kết và phê chuẩn Hiệp định Thương mại Việt Nam - EU (EVFTA).

Anh cam kết thúc đẩy phê chuẩn Hiệp định Thương mại Việt Nam- EU

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Ngoại giao Anh Jerremy Hunt khẳng định trong khi còn là thành viên của EU, Anh sẽ thúc đẩy quan hệ Việt Nam – EU và việc sớm ký kết và phê chuẩn Hiệp định Thương mại Việt Nam - EU (EVFTA).

Anh cam kết thúc đẩy phê chuẩn Hiệp định Thương mại Việt Nam- EU

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Ngoại giao Anh Jerremy Hunt khẳng định trong khi còn là thành viên của EU, Anh sẽ thúc đẩy quan hệ Việt Nam – EU và việc sớm ký kết và phê chuẩn Hiệp định Thương mại Việt Nam - EU (EVFTA).

Bộ trưởng Giáo dục Brazil vướng bê bối khai man bằng cấp 

Trước búa rìu dư luận liên quan những cáo buộc gian dối bằng cấp, Bộ trưởng Giáo dục Brazil Carlos Alberto Decotelli đã đệ đơn từ chức ngày 30-6, chỉ 5 ngày sau khi ông được bổ nhiệm vào cương vị này.

Vì sao Tổng thống Pháp thay đổi nội các? 

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 3-7 đã chỉ định ông Jean Castex (ảnh), làm Thủ tướng mới, thay thế ông Edouard Philippe - người vừa từ chức không rõ lý do.

Cuộc khủng hoảng tâm thần của người tị nạn Nam Sudan 

Màn đêm buông xuống, Rebecca đóng sập cánh cửa ngôi nhà tạm bợ của mình. Người phụ nữ 29 tuổi ngồi trên chiếc giường 4 đứa con đang ngủ, và khoảng 10 giờ tối hôm đó, chị cố gắng tự kết liễu đời mình.

Đặc phái viên hạt nhân Hàn Quốc đến Mỹ bàn về căng thẳng Triều Tiên

Đặc phái viên hạt nhân hàng đầu của Hàn Quốc Lee Do-hoon đã đến Washington ngày 17/6 để trao đổi với các quan chức Mỹ trong bối cảnh căng thẳng với Triều Tiên đang leo thang.

Ngoại trưởng các nước Arab sẽ họp khẩn về tình hình Libya

Cuộc họp, được tổ chức theo đề nghị của Ai Cập thông qua hình thức trực tuyến, sẽ diễn ra trong bối cảnh tình hình chiến sự giữa các phe đối lập tại Libya vẫn tiếp diễn.
Top