Thứ ba, 14/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Hạ viện Mỹ phê chuẩn gia hạn chương trình do thám tình báo nước ngoài

Điều khoản 702 của Đạo luật Do thám tình báo nước ngoài (FISA) cho phép Chính phủ Mỹ thu thập thông tin liên lạc của công dân nước ngoài ở bên ngoài lãnh thổ Mỹ mà không cần xin lệnh của tòa án.

Điều khoản 702 của Đạo luật Do thám tình báo nước ngoài (FISA) cho phép Chính phủ Mỹ thu thập thông tin liên lạc của công dân nước ngoài ở bên ngoài lãnh thổ Mỹ mà không cần xin lệnh của tòa án.


Toàn cảnh một phiên họp Hạ viện Mỹ ở Washington, DC. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Với 273 phiếu thuận và 147 phiếu chống, Hạ viện Mỹ ngày 12/4 đã phê chuẩn việc gia hạn Điều khoản 702 của Đạo luật Do thám tình báo nước ngoài (FISA) - chương trình do thám được đánh giá là rất quan trọng đối với an ninh quốc gia Mỹ, dự kiến hết hạn vào ngày 19/4.

Điều khoản 702 cho phép Chính phủ Mỹ thu thập thông tin liên lạc của công dân nước ngoài ở bên ngoài lãnh thổ Mỹ mà không cần xin lệnh của tòa án. Điều khoản này đã bị một số nhà lập pháp của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa cũng như một số tổ chức phản đối vì đôi khi chính phủ cũng thu thập dữ liệu của công dân Mỹ liên lạc với những người nước ngoài bị theo dõi.

Một điểm sửa đổi được đưa ra nhằm bổ sung quy định xin lệnh của tòa trong một số tình huống, nhưng điểm sửa đổi này đã không được thông qua trong cuộc bỏ phiếu sát sao với tỷ lệ 212-212.

Phe Cộng hòa bảo thủ và phe Dân chủ cấp tiến ủng hộ xin lệnh của tòa vì theo họ, điều này là cần thiết để bảo vệ quyền riêng tư của công dân Mỹ.

Tuy nhiên, Nhà Trắng và giới chức tình báo cảnh báo rằng việc xin lệnh của tòa sẽ làm hỏng FISA và khiến nước Mỹ “mù” tin tình báo giúp phát giác nguy cơ khủng bố và những rủi ro khác cho an ninh quốc gia.

Trước đó hai ngày, 19 hạ nghị sỹ Cộng hòa cứng rắn đã bỏ phiếu chống trong cuộc bỏ phiếu mang tính thủ tục về dự luật này.

Tuy nhiên, đến ngày 12/4, nhóm nghị sỹ này đã ngừng phản đối, cho phép dự luật được đưa ra bỏ phiếu sau khi đạt thỏa thuận với Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson của đảng Cộng hòa, đại diện cho bang Louisiana, cùng với nhóm của ông.

Theo thỏa thuận, FISA chỉ được gia hạn 2 năm chứ không phải 5 năm như đề nghị ban đầu.

Phía đảng Cộng hòa cho biết việc chỉ kéo dài FISA thêm 2 năm là để cựu Tổng thống Donald Trump có cơ hội xem lại đạo luật này nếu ông tái đắc cử vào tháng 11 tới.

Ngay trước cuộc bỏ phiếu ngày 10/4, ông Trump đã lên mạng xã hội kêu gọi các hạ nghị sỹ Cộng hòa “ngăn chặn FISA” vì theo ông, dự luật này bị lợi dụng để theo dõi chiến dịch tái tranh cử tổng thống của ông.

Sau khi được Hạ viện thông qua, dự luật này sẽ được chuyển lên Thượng viện xem xét phê chuẩn./.

Theo vietnamplus.vn

Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/ha-vien-my-phe-chuan-gia-han-chuong-trinh-do-tham-tinh-bao-nuoc-ngoai-post940047.vnp

An ninh nước - Thách thức toàn cầu Kỳ cuối: Những hình mẫu tái tạo và sử dụng các nguồn nước hiệu quả 

Thay vì xây dựng cơ sở hạ tầng như nhà máy xử lý hoặc đập chứa nước, các giải pháp dựa vào thiên nhiên ở Peru tập trung đầu tư vào việc bảo tồn và khôi phục cơ sở hạ tầng tự nhiên quan trọng như rừng, đầm lầy, đồng cỏ và rừng ngập mặn.

An ninh nước - Thách thức toàn cầu Kỳ cuối: Những hình mẫu tái tạo và sử dụng các nguồn nước hiệu quả 

Thay vì xây dựng cơ sở hạ tầng như nhà máy xử lý hoặc đập chứa nước, các giải pháp dựa vào thiên nhiên ở Peru tập trung đầu tư vào việc bảo tồn và khôi phục cơ sở hạ tầng tự nhiên quan trọng như rừng, đầm lầy, đồng cỏ và rừng ngập mặn.

An ninh nước - Thách thức toàn cầu Kỳ cuối: Những hình mẫu tái tạo và sử dụng các nguồn nước hiệu quả 

Thay vì xây dựng cơ sở hạ tầng như nhà máy xử lý hoặc đập chứa nước, các giải pháp dựa vào thiên nhiên ở Peru tập trung đầu tư vào việc bảo tồn và khôi phục cơ sở hạ tầng tự nhiên quan trọng như rừng, đầm lầy, đồng cỏ và rừng ngập mặn.

An ninh nước - Thách thức toàn cầu Kỳ cuối: Những hình mẫu tái tạo và sử dụng các nguồn nước hiệu quả 

Thay vì xây dựng cơ sở hạ tầng như nhà máy xử lý hoặc đập chứa nước, các giải pháp dựa vào thiên nhiên ở Peru tập trung đầu tư vào việc bảo tồn và khôi phục cơ sở hạ tầng tự nhiên quan trọng như rừng, đầm lầy, đồng cỏ và rừng ngập mặn.

An ninh nước - Thách thức toàn cầu Kỳ cuối: Những hình mẫu tái tạo và sử dụng các nguồn nước hiệu quả 

Thay vì xây dựng cơ sở hạ tầng như nhà máy xử lý hoặc đập chứa nước, các giải pháp dựa vào thiên nhiên ở Peru tập trung đầu tư vào việc bảo tồn và khôi phục cơ sở hạ tầng tự nhiên quan trọng như rừng, đầm lầy, đồng cỏ và rừng ngập mặn.

Nghi phạm xả súng ở New Zealand ra tòa với cáo buộc giết người

Brenton Harrison Tarrant, công dân Australia sinh sống tại bang New South Wales, 28 tuổi, đã bị đưa ra tòa ở thành phố Christchurch của New Zealand, đối mặt với cáo buộc giết người.

Đức kêu gọi thế giới nỗ lực khẩn cấp kiểm soát vũ khí tự động

Bộ Ngoại giao Đức đã kêu gọi cộng đồng quốc tế cần phải nỗ lực khẩn cấp để đảm bảo rằng con người vẫn kiểm soát được các loại vũ khí sát thương tự động.

Vụ tai nạn máy bay Ethiopia: Đã xác định được danh tính các hành khách

Trên chiếc máy bay mang số hiệu ET302 bị tai nạn cùng ngày có các hành khách mang quốc tịch của hơn 30 nước khác nhau.

Thủ tướng Anh Theresa May phải đối mặt sức ép từ chức nặng nề

Cựu Bộ trưởng Giáo dục Nicky Morgan cho rằng nếu Thủ tướng May thất bại tại cuộc bỏ phiếu ý nghĩa quan trọng vào ngày 12/3 tới thì 'sẽ rất khó để Thủ tướng tiếp tục ở lại văn phòng dài lâu.'

Nước Anh tất bật chuẩn bị cho ngày chính thức rời khỏi EU

Báo chí châu Âu đưa tin rằng nước Anh dường như đang khá bận rộn chuẩn bị cho thời khắc này và nhất là khả năng Brexit không thỏa thuận dù rằng Chính phủ Anh đang nỗ lực tránh kịch bản đó.

Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với Belarus

Trưa 9/10 (theo giờ địa phương), bên lề Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á Âu lần thứ 3 (MSEAP 3), tại thành phố Antalya (An-ta-li-a), Thổ Nhĩ Kỳ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã hội kiến Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Belarus Vladimir Andreichenko (Vla-đi-mi-a An-đrây-chên-cô).

Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với Belarus

Trưa 9/10 (theo giờ địa phương), bên lề Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á Âu lần thứ 3 (MSEAP 3), tại thành phố Antalya (An-ta-li-a), Thổ Nhĩ Kỳ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã hội kiến Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Belarus Vladimir Andreichenko (Vla-đi-mi-a An-đrây-chên-cô).

Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với Belarus

Trưa 9/10 (theo giờ địa phương), bên lề Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á Âu lần thứ 3 (MSEAP 3), tại thành phố Antalya (An-ta-li-a), Thổ Nhĩ Kỳ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã hội kiến Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Belarus Vladimir Andreichenko (Vla-đi-mi-a An-đrây-chên-cô).

Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với Belarus

Trưa 9/10 (theo giờ địa phương), bên lề Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á Âu lần thứ 3 (MSEAP 3), tại thành phố Antalya (An-ta-li-a), Thổ Nhĩ Kỳ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã hội kiến Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Belarus Vladimir Andreichenko (Vla-đi-mi-a An-đrây-chên-cô).

Việt Nam sẵn sàng ủng hộ những hoạt động hợp tác với các nghị viện Á Âu

Chiều 9/10 (giờ địa phương), tại Antalya (A-na-ta-li-a), Thổ Nhĩ Kỳ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã phát biểu tại Phiên họp toàn thể thứ nhất Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á Âu lần thứ ba (MSEAP 3).
Top