Thứ ba, 14/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Ít cơ hội để các ứng viên nữ trở thành lãnh đạo 

2024 được gọi là năm “siêu bầu cử” khi gần một nửa dân số thế giới đi bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử được tổ chức khắp toàn cầu.

2024 được gọi là năm “siêu bầu cử” khi gần một nửa dân số thế giới đi bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử được tổ chức khắp toàn cầu. Tuy vậy, chỉ một vài quốc gia có ứng viên nữ cạnh tranh cơ hội trở thành lãnh đạo đất nước.

Bà Xóchitl Gálvez (trái) và bà Claudia Sheinbaum sẽ cạnh tranh để trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Mexico.

Phân tích của hãng tin Anh The Guardian cho thấy trong tổng số 42 cuộc bầu cử đã công bố danh sách các ứng viên, chỉ có 18 cuộc bầu cử là có ứng viên nữ. Trong các cuộc bầu cử ở Mỹ, Indonesia và Ấn Độ - những nước được mệnh danh là các nền dân chủ lớn nhất thế giới, với tổng dân số hơn 2 tỉ người - không có người phụ nữ nào dẫn đầu trong các chiến dịch tranh cử. Thực trạng tương tự cũng diễn ra với các cuộc bầu cử ở Anh, Pakistan và Nam Phi.

Những thách thức mà các nữ chính trị gia phải đối mặt có lẽ thấy rõ nhất ở Mỹ, quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới nhưng tỷ lệ đại diện nữ trong chính trị lại kém xa nhiều nước khác. Mặc dù cựu đệ nhất phu nhân Hillary Clinton từng làm nên lịch sử khi trở thành nữ ứng viên đầu tiên tranh chức tổng thống Mỹ vào năm 2016 và bà Kamala Harris làm nữ phó tổng thống Mỹ đầu tiên từ năm 2021, nhưng khả năng phụ nữ trở thành lãnh đạo nước này vẫn khó xảy ra. Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024, đảng Cộng hòa có một nữ ứng viên sáng giá là Nikki Haley, nhưng bà đã rút khỏi đường đua sau khi thua cựu Tổng thống Donald Trump trong ngày bầu cử Siêu thứ ba.

Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy nhìn chung người Mỹ rất cởi mở trong việc bầu một lãnh đạo nữ, song thực tế lại khác. Theo khảo sát năm 2023 của Trung tâm Nghiên cứu Pew, 53% số người được hỏi cho rằng có quá ít phụ nữ nắm giữ các chức vụ cấp cao và 81% thừa nhận các nữ chính trị gia phải làm nhiều hơn nữa để chứng tỏ họ tốt hơn đồng nghiệp nam. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford còn chỉ ra một hiện tượng mà họ gọi là “thành kiến thực dụng” - nghĩa là các cử tri có thể thích một ứng viên nữ hơn nhưng lại không bỏ phiếu cho người này vì họ tin rằng phụ nữ khó giành chiến thắng. Vấn đề này được xác nhận qua một cuộc khảo sát khác của Pew, với 80% người được hỏi tin rằng cử tri Mỹ chưa sẵn sàng bầu phụ nữ vào chức vụ cao nhất.

Ưu điểm khi tăng tỷ lệ đại diện nữ trong chính trị

Các nghiên cứu cho thấy việc tăng cường sự hiện diện của phụ nữ trong chính trị là một yếu tố quan trọng để cải thiện cuộc sống phụ nữ và trẻ em gái. Bà Jéromine Andolfatto, một chuyên gia chính sách và chiến dịch của Tổ chức Vận động vì Phụ nữ châu Âu, đã chỉ ra những trường hợp gần đây ở Tây Ban Nha và Pháp để minh chứng cho điều này.

Vào năm 2019 - thời điểm mà tỷ lệ đại diện của phụ nữ chiếm khoảng 43% ghế Quốc hội, Tây Ban Nha đã thúc đẩy thông qua một luật mang tính bước ngoặt nhằm bảo vệ nữ giới, đó là việc quan hệ tình dục mà không có sự đồng thuận có thể bị coi là hành vi tấn công tình dục. Ở Pháp, làn sóng trỗi dậy của nữ chính trị gia vào năm 2017 và 2022 đã mở đường cho việc thông qua luật chống bạo lực phân biệt giới tính và một luật khác thúc đẩy bình đẳng giới ở nơi làm việc và môi trường giáo dục. “Bạn có thể thấy rằng có những cải tiến đang được thực hiện và quyền của phụ nữ được ưu tiên cao hơn một chút”, bà Andolfatto nhận xét.

Còn theo một nghiên cứu năm 2023, quy định ràng buộc tỷ lệ ứng viên nữ - giống như ở Bỉ, Tây Ban Nha và Pháp - là cách hiệu quả nhất để thúc đẩy sự đại diện của phụ nữ và nuôi dưỡng một nền văn hóa chính trị cho phép phụ nữ nắm giữ các vị trí quyền lực cao. Ở những quốc gia có luật quy định tỷ lệ ứng viên, tỷ lệ nữ nghị sĩ trong quốc hội đã tăng từ 18% vào năm 2004 lên 34% vào năm 2021.

NGUYỆT CÁT (Theo Guardian)

Thổ Nhĩ Kỳ đẩy mạnh chiến dịch ở Afrin bất chấp nghị quyết LHQ

Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Bekir Bozdag tuyên bố rằng nghị quyết mới đây của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về một lệnh ngừng bắn tại Syria sẽ không ảnh hưởng đến chiến dịch quân sự 'Nhành Ô liu.'

Các nước châu Âu tiếp tục hứng chịu đợt giá lạnh khắc nghiệt mới

Một đợt không khí lạnh kèm theo gió buốt từ Siberia tràn vào châu Âu ngày 25/02 khiến tuyết rơi dày và nhiệt độ giảm sâu đến mức làm cho cảm giác thực tế có thể lạnh hơn mức mà nhiệt kế đo được.

Israel đóng cửa biên giới với Palestine trong ngày lễ Purim

Theo Bộ Quốc phòng Israel, các lực lượng quốc phòng nước này ngày 28/02 đã đóng cửa biên giới với các vùng lãnh thổ Palestine trong ngày lễ Purim và sẽ giữ nguyên trạng đến ngày 03/3.

Châu Âu tiếp tục gánh chịu hậu quả của bão tuyết nghiêm trọng

Thời tiết giá lạnh khắc nghiệt tiếp tục bao trùm khu vực phía Tây Trung Âu khiến số người thiệt mạng tiếp tục tăng, giao thông đường bộ, đường sắt và hàng không tê liệt.

Campuchia công bố kết quả chính thức cuộc bầu cử Thượng viện

Ngày 03/3, Ủy ban bầu cử Quốc gia Campuchia (NEC) đã công bố kết quả chính thức cuộc bầu cử Thượng viện khóa IV do Chủ tịch NEC, ông Sik Bunhoc ký.

Ngoại trưởng Mỹ: Triều Tiên chưa có bước đi lớn để phi hạt nhân hóa

Trong phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói rằng Triều Tiên chưa có 'bước đi lớn' tiến tới dỡ bỏ các chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo.

Thủ tướng Israel tuyên bố sẵn sàng cho chiến dịch quân sự tại Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết nước này đang chuẩn bị sẵn sàng cho một chiến dịch quân sự quy mô lớn tại Gaza trong bối cảnh căng thẳng leo thang sau các vụ đụng độ mới đây.

Vụ tai nạn máy bay Ethiopia: Tập đoàn Boeing bị kiện ở Mỹ

Một đơn khởi kiện Tập đoàn Boeing của Mỹ đã được gửi tới tòa án liên bang thành phố Chicago liên quan đến vụ tại nạn máy bay Ethiopia hồi giữa tháng 3 vừa qua khiến 157 người thiệt mạng.

NIS: Cơ sở làm giàu urani của Triều Tiên 'hoạt động bình thường'

Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS) của Hàn Quốc nói Triều Tiên dường như đang duy trì cơ sở làm giàu urani của mình trong tổ hợp hạt nhân chủ chốt ở Yongbyon, phía Bắc Bình Nhưỡng.

Moskva - Ankara nhất trí dự án đường ống khí đốt "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ"

Ngoại trưởng Nga tuyên bố, nước này và Thổ Nhĩ Kỳ đang thực hiện 2 dự án chung quan trọng, gồm nhà máy điện hạt nhân Akkuyu (NPP) và đường ống khí đốt 'Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ.'

Tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga

Ngày 30/10, trong khuôn khổ chuyến công tác Liên bang Nga, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã thăm, làm việc với Tập đoàn công nghệ cao Rostekh và Tập đoàn Đường sắt Nga RZD.

Việt Nam tham dự Hội nghị quốc tế về giáo dục tại Ấn Độ

(ĐCSVN) – Với sự hỗ trợ của Thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đại diện các trường đại học lớn của Việt Nam đã tham dự Hội nghị quốc tế lần thứ 14 và Hội chợ triển lãm quốc tế về giáo dục diễn ra từ ngày 30/10 – 01/11/2018 tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ.

Đưa hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Ba Lan lên tầm cao mới

(ĐCSVN) - Hoan nghênh Đại sứ Wojciech Gerwel nhận công tác tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, với kinh nghiệm làm việc nhiều năm tại Việt Nam trong vai trò tham tán thương mại, ông Wojciech Gerwel sẽ đưa hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Ba Lan lên tầm cao mới.

Thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và tỉnh Hyogo, Nhật Bản

(ĐCSVN - Tán thành với các đề xuất của Thống đốc Toshizo Ido, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn tỉnh Hyogo thúc đẩy hợp tác với Việt Nam và các địa phương của Việt Nam trong các lĩnh vực mà tỉnh có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu.

Lãnh đạo Lào đánh giá cao kết quả hợp tác giữa hai Cơ quan Kiểm tra Đảng của Việt Nam và Lào

Tổng Bí thư, Chủ tịch Lào và Thủ tướng Lào đánh giá cao kết quả hợp tác giữa hai Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng hai nước trên cơ sở triển khai biên bản hợp tác giữa hai Cơ quan trong thời gian qua.

Truyền thông Mỹ: Ông Joe Biden thắng ở Pennsylvania, đắc cử Tổng thống

Với chiến thắng tại bang chiến địa quan trọng Pennsylvania, ứng cử viên Joe Biden đã vượt qua cột mốc 270 phiếu đại cử tri cần thiết để trở thành Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ.

Tòa án Mỹ bác kiến nghị dừng kiểm phiếu qua bưu điện tại Pennsylvania

Quyết định mới nhất được Tòa án Tối cao đưa ra trong bối cảnh ứng cử viên tổng thống Biden của đảng Dân chủ đang duy trì ưu thế trước đương kim Tổng thống Trump tại bang 'chiến địa' Pennsylvania.

Hàn - Trung hội đàm cấp cao nhất kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát

Tại cuộc gặp, quan chức hai nước thảo luận về hợp tác trong việc phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, mối quan hệ song phương và tình hình bán đảo Triều Tiên.

Mỹ và Sudan thảo luận về các hồ sơ chiến lược

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tới Khartoum vào ngày 25/8 là chuyến thăm đầu tiên của Ngoại trưởng Mỹ tới Sudan sau 24 năm.

AMM 53: Nhật Bản cam kết chi 1 triệu USD hỗ trợ ASEAN chống dịch

Ngoại trưởng Toshimitsu Motegi nhấn mạnh Nhật Bản sẽ cung cấp cho các nước ASEAN thiết bị y tế và mở rộng các khoản vay khẩn cấp bằng đồng yen nhằm giúp các nước này khôi phục kinh tế sau đại dịch.
Top