Thứ tư, 15/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Khả thi và sòng phẳng! 

Sau 14 ngày làm việc, Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP26) đã bế mạc ngày 13-11 tại Glasgow (Vương quốc Anh).

Sau 14 ngày làm việc, Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP26) đã bế mạc ngày 13-11 tại Glasgow (Vương quốc Anh).

Vui mừng khi Hiệp ước Khí hậu Glasgow được thông qua. Ảnh: Reuters

Tất cả 197 quốc gia đã thông qua Hiệp ước Khí hậu Glasgow, theo đó khẳng định lại mục tiêu khống chế gia tăng nhiệt độ trung bình trên toàn cầu ở ngưỡng dưới 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp và quyết tâm theo đuổi các nỗ lực để đạt mục tiêu tăng ở mức 1,5 độ C nhằm tránh những tác động xấu nhất của biến đổi khí hậu. Có thể nói mục tiêu này khả thi bởi đi kèm với nó là các cam kết và giải pháp trước mắt lẫn lâu dài.

Cụ thể, mục tiêu này đòi hỏi phải giảm 45% lượng phát thải CO2 vào năm 2030 so với mức năm 2010 và về 0 vào khoảng giữa thế kỷ, cũng như giảm sâu phát thải các khí nhà kính khác.

Hiệp ước kêu gọi “giảm dần điện than không sử dụng công nghệ thu giữ carbon và trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả”, đồng thời thừa nhận “sự cần thiết phải hỗ trợ để hướng tới một quá trình chuyển đổi công bằng”.

Hiện đã có 40 quốc gia, bao gồm Việt Nam, cam kết loại bỏ điện than - chiếm khoảng 37% tổng điện năng trên thế giới trong năm 2019 - và là nhiên liệu đóng góp lớn nhất vào biến đổi khí hậu.

Các nước cũng đưa ra một loạt cam kết quan trọng, trong đó gần 100 nước khẳng định đến năm 2030 sẽ cắt giảm 30% lượng phát thải khí metan và hơn 100 quốc gia hứa chấm dứt nạn phá rừng vào thời điểm đó.

COP26 còn chứng kiến cam kết của 450 tổ chức tài chính, quản lý tổng số tài sản trị giá 130.000 tỉ USD, tương đương 40% tài sản tư nhân toàn cầu, trong việc sử dụng vốn đầu tư hỗ trợ công nghệ sạch như năng lượng tái tạo và loại bỏ tài trợ cho các ngành công nghiệp sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Điều bất hợp lý hiện nay là trong khi các nước giàu chịu trách nhiệm đối với phần lớn khí thải nhà kính, các nước nghèo lại chịu những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu.

Đáng mừng là tổn thất và thiệt hại - một vấn đề quan trọng đối với các nước đang phát triển - đã được đưa vào Hiệp ước Khí hậu Glasgow, với việc kêu gọi các nước phát triển và các tổ chức khác hỗ trợ nhiều hơn các quốc gia dễ bị tổn thương để ứng phó với những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và giải quyết những thiệt hại do các hiện tượng thời tiết cực đoan và nước biển dâng.

Hiệp ước nhấn mạnh sự cần thiết phải huy động tài trợ từ mọi nguồn để đạt mức cần thiết nhằm hiện thực hóa các mục tiêu của Hiệp định Paris, bao gồm việc tăng đáng kể hỗ trợ cho các nước đang phát triển, vượt quá 100 tỉ USD mỗi năm. Hiệp ước cũng thúc giục các nước phát triển đến năm 2025 tăng ít nhất gấp đôi tài trợ thích ứng với biến đổi khí hậu cho các nước đang phát triển so với mức năm 2019.

Ngoài tính khả thi, sự sòng phẳng của Hiệp ước là ở chỗ đó.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo thế giới vẫn có phản ứng khá thận trọng. Thủ tướng nước chủ nhà Anh Boris Johnson cho rằng Hiệp ước Khí hậu Glasgow là bước tiến lớn, song vẫn còn một khối công việc đồ sộ phải làm trong những năm tới. Trong khi đó, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres tỏ ra dè dặt: “Hành tinh mong manh của chúng ta đang ở trong thế ngàn cân treo sợi tóc. Chúng ta vẫn có nguy cơ đối mặt với thảm họa về khí hậu”. 

QUỐC KHÁNH

Trung Quốc phát triển máy bay thân rộng 

Sau khi tự khẳng định là nhà sản xuất máy bay thương mại với việc ra mắt máy bay thân hẹp C919, Trung Quốc đang bắt đầu phát triển C939, loại máy bay thân rộng mới và là chiếc thứ ba trong loạt máy bay chở khách nội địa.

Nỗ lực hạn chế những thói quen nấu ăn xấu 

Khai mạc tại thủ đô Paris của Pháp vào ngày 14-5, Hội nghị thượng đỉnh về năng lượng nhằm tìm cách ngăn chặn hàng triệu ca tử vong sớm trên khắp thế giới, đặc biệt là ở châu Phi, và huy động hàng tỉ USD để tài trợ cho việc mở rộng

Quân đội Nga tăng cường sức mạnh của Hạm đội Biển Đen

Ngày 21/3, báo Krasnaya Zvezda đăng bài phỏng vấn Tư lệnh Hạm đội Biển Đen của Nga Alexander Vikto, trong đó cho biết hạm đội này đã nhận được một loạt tàu mới các loại trong vòng 3 năm qua.

Nghi can chính vụ đánh bom nhằm vào Thủ tướng Palestine bị bắn chết

Nghi can số một trong vụ đánh bom đoàn xe chở Thủ tướng Palestine Rami Hamdallah khi nhà lãnh đạo này thăm Dải Gaza đã chết do bị trọng thương sau khi bị bắt trong cuộc vây ráp ngày 22/3.

Hàn-Mỹ-Nhật ngăn hoạt động hàng hải bất hợp pháp của Triều Tiên

Nhất trí duy trì hợp tác chặt chẽ chống lại hoạt động trên biển của Triều Tiên, vốn bị cấm theo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an, bất chấp bầu không khí yên bình hiện nay trên Bán đảo

Tiếp tục đẩy mạnh tinh thần tự cường và sáng tạo ASEAN

Phát biểu tại Phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 33, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trên nền tảng đà thuận lợi có được của năm 2018, tinh thần tự cường và sáng tạo ASEAN cần tiếp tục được đẩy mạnh trong các năm tiếp theo.

Tiếp tục đẩy mạnh tinh thần tự cường và sáng tạo ASEAN

Phát biểu tại Phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 33, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trên nền tảng đà thuận lợi có được của năm 2018, tinh thần tự cường và sáng tạo ASEAN cần tiếp tục được đẩy mạnh trong các năm tiếp theo.

Việt Nam coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu

(ĐCSVN) - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu và mong muốn đưa quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ lên tầm cao mới.

Việt Nam coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu

(ĐCSVN) - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu và mong muốn đưa quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ lên tầm cao mới.

CPTPP góp phần thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Mexico

(ĐCSVN) – Kể từ khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (5/1975), quan hệ Việt Nam – Mexico đã phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực. Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) khi đi vào hiệu lực, sẽ góp phần tạo môi trường thuận lợi đẩy mạnh hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Mexico.

Bước tiến mới cho phụ nữ Saudi Arabia 

Một quảng cáo mới đây của Công ty vận hành đường sắt Tây Ban Nha Renfe về việc tuyển 30 nữ lái tàu tại Saudi Arabia đã thu hút đến 28.000 người nộp đơn. Ðiều này cho thấy nhu cầu việc làm của các chị em tại quốc gia Trung Ðông đã tăng cao

Hàn Quốc thay đổi cách chống COVID-19 

Do biến thể Omicron lây lan nhanh, Hàn Quốc buộc phải từ bỏ chiến lược “3T” (xét nghiệm, theo dõi và điều trị) để tập trung vào những đối tượng dễ tổn thương nhất, trong khi yêu cầu những người nhiễm khác tự chăm sóc tại nhà.

Hàn Quốc thay đổi cách chống COVID-19 

Do biến thể Omicron lây lan nhanh, Hàn Quốc buộc phải từ bỏ chiến lược “3T” (xét nghiệm, theo dõi và điều trị) để tập trung vào những đối tượng dễ tổn thương nhất, trong khi yêu cầu những người nhiễm khác tự chăm sóc tại nhà.

Giới trẻ Trung Quốc không “sính ngoại” 

Nghiên cứu mới đây cho thấy, trái với những người thuộc tầng lớp trung lưu Trung Quốc từ 40 tuổi trở lên vốn thích tích lũy bất động sản và đi du lịch nước ngoài, những người có cùng thu nhập nhưng ở độ tuổi 20 và 30 của nước này tập trung đầu tư cho giáo dục, phát triển sự nghiệp tại quê nhà.

Dân Trung Quốc ngại cưới, ngán ly hôn 

Ðối mặt với tỷ lệ ly hôn tăng vọt, Trung Quốc hồi năm ngoái đã đưa ra quy tắc gọi là “30 ngày hòa giải”, trong đó yêu cầu các cặp vợ chồng phải đợi 1 tháng sau khi nộp đơn ly hôn mới có thể tiếp tục hoàn tất thủ tục chia tay.
Top