Thứ ba, 14/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Lãnh đạo Triều Tiên chỉ đạo tập trận phản công hạt nhân 

* Hàn, Mỹ đàm phán về chia sẻ chi phí quốc phòng

* Hàn, Mỹ đàm phán về chia sẻ chi phí quốc phòng

Ông Kim Jong Un kiểm tra một đầu đạn hạt nhân.

Hãng Thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) sáng 23-4 đưa tin nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã lần đầu tiên chỉ đạo cuộc tập trận chiến thuật mô phỏng phản công hạt nhân, với sự tham gia của các đơn vị pháo binh tên lửa đa nòng siêu lớn 600 mm.

Cuộc tập trận này diễn ra vào ngày 22-4 và là lần đầu tiên thực hiện theo hệ thống quản lý phối hợp kết hợp vũ khí hạt nhân quốc gia Haekbangashoe của Triều Tiên.

Theo KCNA, cuộc tập trận được tiến hành với mục đích chính là thể hiện độ tin cậy, tính ưu việt, sức mạnh và các phương tiện đa dạng của lực lượng hạt nhân Triều Tiên, đồng thời tăng cường sức mạnh hạt nhân cả về chất lượng và số lượng. Bình Nhưỡng coi đây là tín hiệu cảnh báo rõ ràng tới các nước đối thủ.

Thông báo của KCNA được đưa ra một ngày sau khi Triều Tiên phóng một số tên lửa đạn đạo tầm ngắn từ khu vực Bình Nhưỡng, bay xa khoảng 300 km trước khi rơi xuống vùng biển phía Đông Bán đảo Triều Tiên.

Vụ phóng ngày 22-4 diễn ra chỉ 3 ngày sau khi Triều Tiên tiến hành cuộc thử nghiệm sức mạnh “đầu đạn siêu lớn” cho tên lửa hành trình chiến lược và phóng thử tên lửa phòng không mới ở biển Hoàng Hải.

* Ngày 23-4, Hàn Quốc và Mỹ bắt đầu vòng đàm phán đầu tiên tại Hawaii về việc chia sẻ chi phí duy trì hoạt động của Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK).

Vòng đàm phán do trưởng đoàn Hàn Quốc Lee Tae-woo và người đồng cấp Mỹ Linda Specht chủ trì. Đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên của hai bên kể từ khi Seoul và Washington bổ nhiệm hai nhà ngoại giao này vào đầu tháng trước để chủ trì các cuộc đàm phán về việc xác định mức đóng góp của Hàn Quốc cho chi phí duy trì hoạt động của USFK, lực lượng gồm 28.500 binh sĩ.

Việc khởi động đàm phán diễn ra sớm hơn dự kiến, thể hiện sự nhất quán của hai nước đồng minh trong việc đẩy nhanh tiến trình đàm phán. Nền tảng cho quyết định này một phần xuất phát từ lo ngại về khả năng cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, người nổi tiếng với lập trường cứng rắn trong các cuộc đàm phán chia sẻ chi phí quốc phòng, có thể tái đắc cử.

Trong nhiệm kỳ của ông Trump, đàm phán về Thỏa thuận các biện pháp đặc biệt (SMA) là một điểm nóng khi ông yêu cầu Hàn Quốc tăng gấp 5 lần mức đóng góp lên 5 tỉ USD cho chi phí duy trì USFK. Theo SMA mới nhất, Hàn Quốc đồng ý tăng 13,9% mức đóng góp so với năm 2019, lên 1,03 tỉ USD cho năm 2021.

SMA hiện tại sẽ hết hạn vào cuối năm 2025 sau 6 năm áp dụng. Kể từ năm 1991, Hàn Quốc đã chia sẻ một phần chi phí hỗ trợ USFK, bao gồm chi phí xây dựng cơ sở quân sự, huấn luyện, giáo dục, hoạt động, thông tin liên lạc và hậu cần.

Vòng đàm phán đầu tiên này được đánh giá là bước khởi đầu quan trọng cho việc thống nhất thỏa thuận chia sẻ chi phí quốc phòng mới giữa Hàn Quốc và Mỹ.

THANH PHƯƠNG (TTXVN)

Nguy cơ Hamas trỗi dậy ở Dải Gaza 

Trả lời phỏng vấn trên chương trình Meet the Press của đài NBC News ngày 12-5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Israel có nguy cơ châm ngòi cuộc nổi dậy của phong trào Hồi giáo Hamas ở Gaza thời hậu chiến

Nga bất ngờ thay Bộ trưởng Quốc phòng 

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 12-5 đã đề xuất lên Hội đồng Liên bang (Thượng viện) bổ nhiệm ông Andrei Belousov, người giữ chức Phó Thủ tướng thứ nhất từ năm 2020, làm Bộ trưởng Quốc phòng, thay ông Sergei Shoigu.

An ninh nước - Thách thức toàn cầu Kỳ cuối: Những hình mẫu tái tạo và sử dụng các nguồn nước hiệu quả 

Thay vì xây dựng cơ sở hạ tầng như nhà máy xử lý hoặc đập chứa nước, các giải pháp dựa vào thiên nhiên ở Peru tập trung đầu tư vào việc bảo tồn và khôi phục cơ sở hạ tầng tự nhiên quan trọng như rừng, đầm lầy, đồng cỏ và rừng ngập mặn.

An ninh nước - Thách thức toàn cầu Kỳ cuối: Những hình mẫu tái tạo và sử dụng các nguồn nước hiệu quả 

Thay vì xây dựng cơ sở hạ tầng như nhà máy xử lý hoặc đập chứa nước, các giải pháp dựa vào thiên nhiên ở Peru tập trung đầu tư vào việc bảo tồn và khôi phục cơ sở hạ tầng tự nhiên quan trọng như rừng, đầm lầy, đồng cỏ và rừng ngập mặn.

An ninh nước - Thách thức toàn cầu Kỳ cuối: Những hình mẫu tái tạo và sử dụng các nguồn nước hiệu quả 

Thay vì xây dựng cơ sở hạ tầng như nhà máy xử lý hoặc đập chứa nước, các giải pháp dựa vào thiên nhiên ở Peru tập trung đầu tư vào việc bảo tồn và khôi phục cơ sở hạ tầng tự nhiên quan trọng như rừng, đầm lầy, đồng cỏ và rừng ngập mặn.

Nghi phạm xả súng ở New Zealand ra tòa với cáo buộc giết người

Brenton Harrison Tarrant, công dân Australia sinh sống tại bang New South Wales, 28 tuổi, đã bị đưa ra tòa ở thành phố Christchurch của New Zealand, đối mặt với cáo buộc giết người.

Đức kêu gọi thế giới nỗ lực khẩn cấp kiểm soát vũ khí tự động

Bộ Ngoại giao Đức đã kêu gọi cộng đồng quốc tế cần phải nỗ lực khẩn cấp để đảm bảo rằng con người vẫn kiểm soát được các loại vũ khí sát thương tự động.

Vụ tai nạn máy bay Ethiopia: Đã xác định được danh tính các hành khách

Trên chiếc máy bay mang số hiệu ET302 bị tai nạn cùng ngày có các hành khách mang quốc tịch của hơn 30 nước khác nhau.

Thủ tướng Anh Theresa May phải đối mặt sức ép từ chức nặng nề

Cựu Bộ trưởng Giáo dục Nicky Morgan cho rằng nếu Thủ tướng May thất bại tại cuộc bỏ phiếu ý nghĩa quan trọng vào ngày 12/3 tới thì 'sẽ rất khó để Thủ tướng tiếp tục ở lại văn phòng dài lâu.'

Nước Anh tất bật chuẩn bị cho ngày chính thức rời khỏi EU

Báo chí châu Âu đưa tin rằng nước Anh dường như đang khá bận rộn chuẩn bị cho thời khắc này và nhất là khả năng Brexit không thỏa thuận dù rằng Chính phủ Anh đang nỗ lực tránh kịch bản đó.

Shinhan sẽ tập trung vào lĩnh vực tài chính tiêu dùng Việt Nam

(ĐCSVN) - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ hoan nghênh các doanh nghiệp Hàn Quốc, trong đó có Shinhan, tăng cường đầu tư tại Việt Nam và đánh giá cao các thành công của doanh nghiệp đã đóng góp vào sự phát triển của kinh tế, an sinh xã hội ở Việt Nam.

Shinhan sẽ tập trung vào lĩnh vực tài chính tiêu dùng Việt Nam

(ĐCSVN) - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ hoan nghênh các doanh nghiệp Hàn Quốc, trong đó có Shinhan, tăng cường đầu tư tại Việt Nam và đánh giá cao các thành công của doanh nghiệp đã đóng góp vào sự phát triển của kinh tế, an sinh xã hội ở Việt Nam.

Tăng cường hợp tác tư pháp giữa Việt Nam - Mông Cổ

(ĐCSVN) - Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình khẳng định, chính sách đối ngoại của Việt Nam là tăng cường quan hệ song phương, đa phương, luôn coi trọng củng cố quan hệ hữu nghị và tăng cường quan hệ hợp tác cùng có lợi với các nước bạn bè truyền thống, trong đó có Mông Cổ.

Thủ tướng tái khẳng định chính sách nhất quán cải cách kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam

(ĐCSVN) - Nhận lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Áo Sebastian Kurz, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thăm chính thức Cộng hòa Áo từ ngày 14 - 16/10/2018. Kết thúc chuyến thăm, Hai bên đã ra Tuyên bố báo chí chung.

Tăng cường trao đổi, tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh doanh nghiệp Việt Nam - Phần Lan

(ĐCSVN) - Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Việt Nam - Phần Lan cần tăng cường trao đổi các đoàn kinh tế, thương mại để doanh nghiệp hai bên có cơ hội tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tìm kiếm cơ hội kinh doanh, xây dựng các trung tâm khởi nghiệp, sáng tạo; thúc đẩy hợp tác trên lĩnh vực kinh tế số, thương mại điện tử, Chính phủ điện tử.
Top