Thứ bảy, 18/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

“Lật mặt 7” một phim chữa lành đúng nghĩa 

“Lật mặt” - thương hiệu phim ăn khách của Lý Hải - gắn liền các yếu tố hành động, cháy nổ, kinh dị, hài hước… với những tình huống bất ngờ, lật mặt liên tục.

“Lật mặt” - thương hiệu phim ăn khách của Lý Hải - gắn liền các yếu tố hành động, cháy nổ, kinh dị, hài hước… với những tình huống bất ngờ, lật mặt liên tục. Nhưng ở phần phim thứ 7 mang tên “Một điều ước”, khán giả hoàn toàn bất ngờ bởi cách chọn đề tài và khai thác câu chuyện mới mẻ, ấn tượng và nhân văn.

Tại Cần Thơ, phim đang chiếu ở các cụm rạp của CGV và Lotte Cinema.

Bà Hai và con cháu trong phim.

Phim xoay quanh bà Hai (nghệ sĩ Thanh Hiền), đã 73 tuổi, vẫn trồng trọt, buôn bán hoa bất tử tại làng K’long K’lanh (Lâm Đồng). Chồng mất sớm nên một mình bà vất vả nuôi nấng 5 người con trưởng thành. Bà Hai sống cùng chị Ba Lành (Đinh Y Nhung) và biến cố xảy đến khi bà bị tai nạn gãy chân, cùng lúc con gái Ba Lành bị bệnh phải nhập viện phẫu thuật. Vì vậy Ba Lành nhờ các anh chị em giúp đỡ, nhưng ai cũng có gia đình, công việc riêng. Cuối cùng, họ chia nhau mỗi người rước bà Hai về nhà mình chăm sóc 1 tuần. Từ đây, người mẹ mới thấy hết những vấn đề trong gia đình nhỏ của các con. Bà đưa ra quyết định bất ngờ: chọn một cuộc sống mới để không làm gánh nặng cho các con. Nhưng liệu quyết định của bà có thật sự đúng đắn?

Diễn biến mở đầu phim khiến người xem tưởng rằng mâu thuẫn giữa 5 người con bà Hai sẽ được đẩy lên thành kịch tính chính với nhiều tình tiết lật mặt chồng chéo. Thế nhưng, càng xem, khán giả càng nhận ra: đây là một bộ phim chữa lành, đề cao tình mẫu tử, tình cảm gia đình và đó cũng là điều bất ngờ mà phim mang đến, chứ không phải yếu tố lật mặt kịch tính quen thuộc của thương hiệu.

Đạo diễn dẫn dắt khán giả theo bước chân người mẹ đến từng gia đình các con: Hai Khôn (Trương Minh Cường) ở Hà Nội, Tư Hậu (Quách Ngọc Tuyên) ở một làng chài miền Trung, Năm Thảo (Trâm Anh) ở Lâm Đồng và Sáu Tâm (Trần Kim Hải) ở TP Hồ Chí Minh. Mỗi nhà là mỗi cảnh đời gần gũi, dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống, từ đó khơi gợi đồng cảm với người xem. Quan trọng là dù giàu sang hay nghèo khó, những người con đều rất yêu thương mẹ, có người vì muốn mẹ vui mà giả bộ thành công, phát đạt. Đây là điều khiến khán giả ấm lòng vì phim không sa vào bi kịch hay tạo các tình huống về sự bất hiếu của con cái.   

Ở với từng người con, bà Hai nhận ra gia đình ai cũng có vấn đề: người khá giả thì gia đình thiếu sự kết nối, thấu hiểu; người vợ chồng con cái yêu thương nhau thì lại khó khăn về kinh tế; người vì mưu sinh mà đánh cược mạng sống với biển cả; người khốn đốn vì “sai một ly, đi một dặm” trong công việc… Và người mẹ với sự tinh tế, thấu hiểu đã góp phần giúp các con giải quyết những vấn đề. Tuy nhiên, khi trở về căn nhà của mình, đối diện với nỗi cô đơn và những hồi ức đẹp, bà lại không vượt qua được nỗi buồn vì điều ước chụp một tấm hình đầy đủ các thành viên của đại gia đình vẫn chưa thực hiện được. Quyết định cuối cùng của bà khiến 5 người con bất ngờ, nhưng đây cũng là điều khiến các con bà nhận ra điều gì mới là quan trọng nhất…

Ngoài kịch bản ý nghĩa, điểm mạnh của phim tiếp tục là bối cảnh quy mô, nối dài nhiều tỉnh, thành trong cả nước, khai thác những nét đẹp văn hóa, đời sống từng vùng miền. Tác phẩm quy tụ gần 50 diễn viên chính lẫn phụ, không có diễn viên ngôi sao nhưng ai cũng tròn vai và để lại ấn tượng tốt. Dàn diễn viên nhí trong vai các cháu nội, ngoại của bà Hai diễn rất tự nhiên, đáng yêu. Điểm sáng của phần phim này còn ở những miếng hài nhẹ nhàng mà duyên dáng, khiến người xem có những nụ cười thoải mái bên những giây phút lắng đọng.

Tuy một số tình huống giải quyết còn khá dễ dàng; lời thoại ở một vài phân cảnh chưa tự nhiên nhưng phim vẫn được khán giả yêu thích, xúc động với những thông điệp tích cực và nhân văn. “Lật mặt 7: Một điều ước” đã thành công tô thêm mảng màu mới cho thương hiệu “trăm tỉ” của Lý Hải. Phim cũng đạt doanh thu rất cao với lượt người xem đông đảo và các suất chiếu tại các rạp vẫn chưa “hạ nhiệt”.

CÁT ĐẰNG

Ra mắt lịch Trường Sa trên nền tảng số

(ĐCSVN) - Ứng dụng lịch Trường Sa trên nền tảng số sẽ trở thành cầu nối những người đã từng đến Trường Sa, Nhà giàn DK1 (thuộc thềm lục địa phía Nam), kết nối những người yêu mến biển, đảo, từ đó, xây dựng được mối đoàn kết, thống nhất cùng nhau hướng về biển đảo thân yêu thông qua những việc làm ý nghĩa.

Kỳ họp thứ Bảy Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương

(ĐCSVN) - Chiều 5/12, tại Vĩnh Phúc, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức kỳ họp thứ Bảy, (nhiệm kỳ 2016 - 2021). PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương chủ trì kỳ họp.

Kỳ họp thứ Bảy Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương

(ĐCSVN) - Chiều 5/12, tại Vĩnh Phúc, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức kỳ họp thứ Bảy, (nhiệm kỳ 2016 - 2021). PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương chủ trì kỳ họp.

Kỳ họp thứ Bảy Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương

(ĐCSVN) - Chiều 5/12, tại Vĩnh Phúc, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức kỳ họp thứ Bảy, (nhiệm kỳ 2016 - 2021). PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương chủ trì kỳ họp.

Kỳ họp thứ Bảy Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương

(ĐCSVN) - Chiều 5/12, tại Vĩnh Phúc, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức kỳ họp thứ Bảy, (nhiệm kỳ 2016 - 2021). PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương chủ trì kỳ họp.
Top