Thứ bảy, 18/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Long An chủ động phòng, chống Cúm A nguy hiểm trên người

Sở Y tế tỉnh Long An ban hành kế hoạch phòng, chống Cúm A nguy hiểm trên người năm 2024 với mục tiêu phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong do dịch bệnh Cúm A nguy hiểm gây ra.

Tăng cường giám sát chặt chẽ người nhập cảnh nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ, mắc bệnh

Tính từ đầu năm 2024 đến nay, tại Campuchia ghi nhận 5 người nhiễm Cúm A/H5N1 (trong đó có 1 trường hợp tử vong) xảy ra tại các tỉnh có đường biên giới giáp Việt Nam.

Việt Nam ghi nhận 1 ca mắc/tử vong do Cúm A/H5N1 xảy ra tại tỉnh Khánh Hòa; phát hiện 6 ổ dịch Cúm gia cầm A/H5N1 tại 6 tỉnh/thành phố. Tại Long An, theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản, toàn tỉnh ghi nhận 1 ổ dịch Cúm gia cầm A/H5N1 tại xã Hòa Khánh Đông, huyện Đức Hòa; chưa ghi nhận trường hợp mắc/tử vong do Cúm A/H5N1 trên người.

Theo nhận định của ngành Y tế, nguy cơ dịch bệnh có thể xâm nhập vào địa bàn cũng như có khả năng bùng phát thành dịch lớn nếu không chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống do tỉnh có chung đường biên giới tỉnh Prey Veng, Vương quốc Campuchia (nơi có dịch Cúm A/H5N1 xảy ra); nguy cơ xâm nhập Cúm A nguy hiểm là rất lớn do hoạt động giao thương biên giới.

Bên cạnh đó, Long An đã ghi nhận Cúm A/H5N1 trên đàn gia cầm, nếu không phát hiện và xử lý kịp thời thì nguy cơ dịch bệnh sẽ lây truyền sang người. Hiện chưa có vắc- xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp phòng bệnh hiện nay chủ yếu dựa vào vệ sinh cá nhân và ngăn ngừa lây truyền từ gia cầm sang người.

Không tiêu thụ, buôn bán, sử dụng gia cầm, sản phẩm gia cầm chết không rõ nguyên nhân

Để chủ động phòng, chống Cúm A nguy hiểm trên người, Sở Y tế đưa ra 4 tình huống dịch theo cấp độ cụ thể. Đó là, chưa có trường hợp bệnh trên người; có các trường hợp nhiễm Cúm A nguy hiểm trên người nhưng chưa phát hiện lây từ người sang người; phát hiện có các trường hợp nhiễm Cúm A nguy hiểm lây từ người sang người nhưng ở phạm vi hẹp hoặc những ca đơn lẻ; dịch bùng phát ra cộng đồng.

Ở mỗi tình huống, Sở Y tế đưa ra những hoạt động phòng, chống cụ thể như tăng cường năng lực giám sát Cúm A nguy hiểm; phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đầu tiên để có biện pháp cách ly, thu dung, điều trị kịp thời; phối hợp ngành Nông nghiệp phát hiện sớm các ổ dịch trên đàn gia cầm, thủy cầm, chim trời không để lây lan sang người hoặc không để lây lan từ người sang người.

Đồng thời, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, truyền thông phòng, chống dịch; cung cấp thông tin kịp thời để người dân không hoang mang lo lắng, thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh; thực hiện nghiêm việc giám sát người, động vật và hàng hóa tại các cửa khẩu và khu vực biên giới; thường xuyên cập nhật các hướng dẫn chẩn đoán điều trị, giám sát, dự phòng xử lý ổ dịch;…/.

Huỳnh Hương

Vĩnh Phúc: Hàng trăm công nhân nghi ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa

Một số công nhân cho biết sau bữa ăn trưa ở công ty (gồm các món: thịt gà tây xào sả ớt, rau súp lơ xào, dưa chua và canh rau giá đỗ), họ bắt đầu xuất hiện triệu chứng nôn ói, khó chịu…

Liên tục xảy ra ngộ độc thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ cơ sở không bảo đảm

Bộ Y tế yêu cầu kiên quyết xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, cơ sở không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Thông tin mới nhất vụ 19 sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM nhập viện trong đêm

Xung quanh vụ 19 sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM nhập viện trong đêm, PV Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với ông Lại Thế Tuân, Trưởng phòng Tổng hợp, Trung tâm quản lý ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM.

Đã tìm ra nguyên nhân gây vụ ngộ độc bánh mì ở Long Khánh

Chiều 07/5, Phó giám đốc Sở Y tế Võ Thị Ngọc Lắm cho biết, đã có kết quả xét nghiệm mẫu thực phẩm trong vụ ngộ độc bánh mì ở thành phố Long Khánh.

560 người ngộ độc sau ăn bánh mì, phát hiện khuẩn E.coli trong máu 3 trẻ

Đến nay đã ghi nhận 560 người nhập viện do bị ngộ độc sau ăn bánh mì tại TP Long Khánh, Đồng Nai.
Top