Thứ hai, 29/04/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Long An sẽ đào tạo ngắn hạn 829 nhân lực ngành Y tế trong giai đoạn 2024-2025

Tỉnh Long An đã ban hành đề án đào tạo ngắn hạn nguồn nhân lực ngành Y tế với 829 chỉ tiêu trong giai đoạn 2024-2025

Theo Sở Y tế Long An, tính từ năm 2020 đến ngày 30/9/2023, ngành Y tế tỉnh đã tổ chức đào tạo ngắn hạn được 776 lượt cán bộ, công chức, viên chức.

Qua đó, góp phần hiệu quả nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh, giảm tỷ lệ chuyển tuyến, giảm gánh nặng chi phí điều trị cho người dân.

Nghị quyết số 53/NQ-HĐND, ngày 17/8/2021 của HĐND tỉnh về việc đào tạo nguồn nhân lực ngành Y tế giai đoạn 2021-2025 của tỉnh (áp dụng đào tạo dài hạn trình độ đại học và sau đại học) đã góp phần nâng cao trình độ nguồn nhân lực cho ngành Y tế của tỉnh.

Tuy nhiên, cán bộ y tế được đào tạo dài hạn theo Nghị quyết này cần phải được tiếp tục đào tạo để có chứng chỉ phù hợp với chuyên môn, bảo đảm phục vụ công tác khám, chữa bệnh.

Hiện nay, nhân lực ngành Y tế tỉnh có trên 5.200 người. Trong đó, có 1.040 bác sĩ, 557 dược sĩ, hơn 1.300 điều dưỡng, hơn 600 hộ sinh, 732 y sĩ,...

Theo rà soát, trong tổng số nguồn nhân lực ở trên thì mới có 1 tiến sĩ, 43 chuyên khoa II, 75 thạc sĩ, 476 chuyên khoa I, 2.055 đại học, 877 cao đẳng, 1.576 trung cấp và 102 sơ cấp.

Từ thực tế trên cho thấy, hiện nay, các cơ sở khám, chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh đang thiếu nhân lực có trình độ chuyên sâu để đáp ứng triển khai các chuyên môn kỹ thuật mới, kỹ thuật cao và sử dụng, vận hành các trang thiết bị, máy móc, vật tư y tế.

Để bảo đảm nâng cao chất lượng, chăm sóc sức khỏe nhân dân trong thời gian tới, đáp ứng nhu cầu của xã hội, tỉnh đã ban hành đề án đào tạo ngắn hạn nguồn nhân lực ngành Y tế giai đoạn 2024-2025 của tỉnh.

Theo đó, đề án đào tạo ngắn hạn giai đoạn 2024-2025 có 829 chỉ tiêu. Đối tượng đào tạo là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trực thuộc Sở Y tế có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học phù hợp với chuyên môn được đào tạo, bồi dưỡng.

Trong đó, đào tạo các chuyên khoa: Chẩn đoán hình ảnh;  Khoa Y học cổ truyền; Khoa Nội soi chẩn đoán can thiệp; Khoa Mắt; Khoa Ngoại Tổng quát - Niệu - Ung Bướu; Khoa Ngoại Chấn thương - Lồng ngực mạch máu; Khoa Sản; Khoa Nhi; Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc; Khoa Phẫu thuật Gây mê Hồi sức,...

Kinh phí thực hiện đề án này là hơn 20,8 tỉ đồng, từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị, nguồn ngân sách nhà nước và kinh phí hợp pháp khác theo quy định. Trong đó, năm 2024 phân bổ trên 15,3 tỉ đồng; năm 2025 hơn 5,4 tỉ đồng./.

Lê Đức

Phòng tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm 

Thời tiết nắng nóng kéo dài là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và làm thức ăn nhanh hư, dễ gây ngộ độc thực phẩm cho người dùng. Các chuyên gia sức khỏe cảnh báo những món chưa nấu chín (như món sashimi, hàu sống),

Phát hiện cách loại bỏ tới 80% hạt vi nhựa trong nước uống hàng ngày

Một phát hiện mới nhất của các nhà khoa học cho thấy khi đun sôi nước máy trong 5 phút, canxi cacbonat kết tủa thành cặn vôi sẽ 'nhốt' hơn 80% các hạt vi nhựa lại và ta chỉ cần lọc nó đi là xong.

Ăn quá nhanh và quá muộn gây hại như thế nào?

Có câu nói: Sức khỏe của bạn là từ những gì bạn ăn. Nhưng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy không chỉ thức ăn ảnh hưởng đến sức khỏe, mà tốc độ và thời điểm ăn cũng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của bạn.

Ăn nhiều hải sản, tăng nguy cơ phơi nhiễm hóa chất vĩnh cửu?

Một nghiên cứu mới của Mỹ phát hiện lượng hóa chất vĩnh cửu PFAS trong nhiều loại hải sản ở mức đáng lo ngại.

Sử dụng thực phẩm đúng cách trong mùa nắng nóng

Thời tiết nắng nóng như hiện nay dễ sinh sôi các loại vi khuẩn, nấm mốc làm cho các loại thực phẩm, thức ăn dễ bị ôi thiu, gây mất an toàn thực phẩm nếu không được bảo quản cẩn thận.
Top