Chủ nhật, 28/04/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Long An tăng cường phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm mùa Đông Xuân năm 2023 - 2024

Tiêm vắc-xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh

Tính từ đầu năm 2023 đến ngày 28/12/2023, tỉnh Long An ghi nhận 530 ca mắc Covid-19 (2 tháng gần đây không ghi nhận ca mắc); bệnh tay chân miệng ghi nhận 5.792 ca (tăng 3,8 lần so với cùng kỳ); bệnh sốt xuất huyết ghi nhận 3.205 ca (giảm 79,3% so với cùng kỳ) trong đó có 4 trường hợp tử vong; bệnh đậu mùa khỉ ghi nhận 4 ca mắc; các dịch bệnh khác ổn định, chưa ghi nhận số ca mắc tăng.

Hiện tại, thời tiết mùa Đông - Xuân rất thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh và phát triển, nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế tại Công văn số 8147/BYT-DP ngày 22/12/2023 về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm mùa Đông - Xuân năm 2023 - 2024; để tiếp tục duy trì kết quả và tăng cường công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện cho phát triển KT-XH, bảo vệ sức khỏe nhân dân, UBND tỉnh yêu cầu lãnh đạo các địa phương, các ngành, các cấp, mọi người dân không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nghiêm túc và có trách nhiệm cao trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, kiên quyết không để dịch bệnh lây lan, bùng phát trong cộng đồng.

Tập trung chỉ đạo, rà soát, triển khai tích cực các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ, ngành liên quan, UBND tỉnh, trong đó, tập trung các địa điểm tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm cao như bệnh viện, trường học, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, chợ, siêu thị, nhà hàng…; nơi từng có các ổ dịch và bệnh dịch truyền nhiễm lưu hành.

Hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng và nước sạch để phòng các bệnh truyền nhiễm

Sở Y tế tham mưu kịp thời UBND tỉnh về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh phù hợp diễn biến tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, trong nước và khả năng xâm nhập các loại dịch bệnh từ nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt là trên tuyến biên giới của tỉnh; chủ động các phương án bảo đảm công tác y tế đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh có thể xảy ra.

Tăng cường các hoạt động giám sát, phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng; thực hiện tốt công tác tiêm chủng mở rộng; sẵn sàng phương án về nhân lực, các đội cơ động đáp ứng nhanh và đội thường trực phòng, chống dịch; bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, sinh phẩm, hóa chất xét nghiệm, vật tư, thuốc...; phối hợp các sở, ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh;...

Các sở, ngành liên quan căn cứ chức năng và nhiệm vụ được giao, tích cực, chủ động phối hợp triển khai thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.

UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các biện pháp quyết liệt phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân tại địa phương; củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân; chỉ đạo, triển khai xây dựng kịch bản đáp ứng cho các tình huống dịch bệnh ở địa phương; bảo đảm các hoạt động phòng, chống dịch bệnh phải được chỉ đạo, triển khai thực hiện tới từng xã, phường, thị trấn theo phương châm 4 tại chỗ;…

Đồng thời đề nghị Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh và lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh chủ động, tích cực tuyên truyền, vận động trong đoàn viên, hội viên thực hiện tốt các quy định về phòng, chống dịch bệnh; chỉ đạo cơ sở đẩy mạnh phối hợp các ngành chức năng thực hiện tốt công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng./.

Huỳnh Hương

Phòng tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm 

Thời tiết nắng nóng kéo dài là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và làm thức ăn nhanh hư, dễ gây ngộ độc thực phẩm cho người dùng. Các chuyên gia sức khỏe cảnh báo những món chưa nấu chín (như món sashimi, hàu sống),

Phát hiện cách loại bỏ tới 80% hạt vi nhựa trong nước uống hàng ngày

Một phát hiện mới nhất của các nhà khoa học cho thấy khi đun sôi nước máy trong 5 phút, canxi cacbonat kết tủa thành cặn vôi sẽ 'nhốt' hơn 80% các hạt vi nhựa lại và ta chỉ cần lọc nó đi là xong.

Ăn quá nhanh và quá muộn gây hại như thế nào?

Có câu nói: Sức khỏe của bạn là từ những gì bạn ăn. Nhưng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy không chỉ thức ăn ảnh hưởng đến sức khỏe, mà tốc độ và thời điểm ăn cũng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của bạn.

Ăn nhiều hải sản, tăng nguy cơ phơi nhiễm hóa chất vĩnh cửu?

Một nghiên cứu mới của Mỹ phát hiện lượng hóa chất vĩnh cửu PFAS trong nhiều loại hải sản ở mức đáng lo ngại.

Sử dụng thực phẩm đúng cách trong mùa nắng nóng

Thời tiết nắng nóng như hiện nay dễ sinh sôi các loại vi khuẩn, nấm mốc làm cho các loại thực phẩm, thức ăn dễ bị ôi thiu, gây mất an toàn thực phẩm nếu không được bảo quản cẩn thận.
Top