Thứ tư, 15/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Miếng dán “thông minh” báo động tình trạng rò rỉ ruột 

Nhằm kịp thời phát hiện và cấp cứu những bệnh nhân bị rò rỉ dịch tiêu hóa sau phẫu thuật, các nhà nghiên cứu tại Đại học Northwestern (Mỹ) vừa sáng chế miếng dán “thông minh” BioSUM

Nhằm kịp thời phát hiện và cấp cứu những bệnh nhân bị rò rỉ dịch tiêu hóa sau phẫu thuật, các nhà nghiên cứu tại Đại học Northwestern (Mỹ) vừa sáng chế miếng dán “thông minh” BioSUM, giúp phát hiện sớm sự hiện diện của dịch tiêu hóa ở ruột.

Được biết, nếu tình trạng rò rỉ dịch tiêu hóa hậu phẫu không được phát hiện sớm, bệnh nhân có 30% nguy cơ phải nằm viện điều trị trong thời gian tới 6 tháng và 20% nguy cơ tử vong. Đáng lo là phương pháp siêu âm thông thường không đủ để phát hiện vấn đề này, do khó phân biệt rõ ràng giữa dịch tiêu hóa và các chất dịch cơ thể khác như máu.

BioSUM được thiết kế ở dạng một miếng dán mỏng, mềm dẻo, có đặc tính tương thích sinh học, tức có khả năng thích ứng với điều kiện môi trường trong cơ thể. Nó được tạo thành từ nhiều đĩa kim loại sắp xếp với khoảng cách đều nhau và được ép lên một lớp vật liệu hydrogel đáp ứng với độ pH bên trong cơ thể.

Khi sử dụng, chỉ cần dán miếng BioSUM vào nội tạng gần vị trí mổ trước khi đóng kín vết thương. Nếu tình trạng rò rỉ dịch tiêu hóa không xảy ra, BioSUM vẫn ở trạng thái mặc định rồi tự tan trong vòng 1 tháng mà không gây hại cho cơ thể. Nhưng nếu dịch tiêu hóa bắt đầu rỉ ra ngoài, nồng độ axít xung quanh vết mổ sẽ tăng lên, khiến lớp nền hydrogel của miếng dán nở ra. Khi đó, khoảng cách giữa các đĩa kim loại sẽ trở nên xa nhau hơn. Sự thay đổi rõ rệt này có thể được nhìn thấy thông qua quá trình siêu âm, với sự trợ giúp từ phần mềm phân tích hình ảnh chuyên dụng.

Kết quả thử nghiệm trong cơ thể heo cho thấy BioSUM có thể phản ứng với sự thay đổi độ pH chỉ trong vài phút và được nhìn thấy qua hình ảnh siêu âm ngay cả khi nó được dán sâu 10 cm dưới da. Hơn nữa, hydrogel có thể được điều chỉnh để phản ứng với độ axít đặc trưng của các dịch tiêu hóa khác nhau, nhờ đó, miếng dán dễ dàng được thiết kế để sử dụng trên các cơ quan cụ thể.

Hiện nhóm nghiên cứu đang điều chỉnh công nghệ này để phát hiện thêm các biến chứng hậu phẫu khác - như xuất huyết nội hoặc thay đổi nhiệt độ do nhiễm trùng.

HUY MINH (Theo New Atlas)

Triển vọng điều trị mù lòa nhờ thiết bị cấy ghép mắt siêu nhỏ 

Trong nỗ lực mang lại cơ hội nhìn thấy ánh sáng cho người mù, các nhà khoa học châu Âu vừa thiết kế thành công một thiết bị cấy ghép mắt cực nhỏ có khả năng chuyển đổi các tín hiệu điện thành hình ảnh thị giác trong não một cách hiệu quả.

Phát triển thành công vải chống tiếng ồn 

Tin vui cho những người thích không gian sống yên tĩnh là các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT, Mỹ) vừa phát triển kỹ thuật làm cho các tấm vải mỏng có khả năng triệt tiêu hoặc ngăn chặn âm thanh lớn, thậm chí là gửi trả nó về “nơi sản xuất”.

Bão từ mạnh nhất trong hai thập kỷ gây ảnh hưởng tới Việt Nam

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hà Duyên Châu cho biết bão từ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người vì nó tác động mạnh vào hệ thần kinh và tim mạch, nhất là đối với những người cao tuổi.

Màng phủ đồng giúp chống khuẩn cho màn hình cảm ứng 

Các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu và Nghiên cứu cao cấp Catalan (ICREA), Viện Khoa học Quang tử (ICFO) của Tây Ban Nha hợp tác với Tập đoàn Corning của Mỹ vừa phát triển một bề mặt đồng có cấu trúc nano trong suốt

Chiếu ánh sáng vào đầu và bụng có thể đẩy lùi stress 

Theo một nghiên cứu mới đăng trên Tạp chí Affective Disorders, việc áp dụng trị liệu quang sinh học đồng thời vào phần đầu và bụng có thể làm giảm tác động của tình trạng căng thẳng tinh thần (stress) mãn tính.
Top