Thứ bảy, 18/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Mỹ, Trung so kè trong “cuộc đua không gian mới” 

Sứ mệnh Hằng Nga 6 sẽ thúc đẩy tham vọng trở thành cường quốc không gian của Trung Quốc, và dĩ nhiên điều này khiến giới chức Mỹ lo ngại.

Sứ mệnh Hằng Nga 6 sẽ thúc đẩy tham vọng trở thành cường quốc không gian của Trung Quốc, và dĩ nhiên điều này khiến giới chức Mỹ lo ngại.

Theo kế hoạch, Trung Quốc phóng tàu thăm dò không người lái Hằng Nga 6 lên Mặt trăng vào ngày 3-5 với mong muốn trở thành nước đầu tiên mang về mẫu vật ở mặt xa của hành tinh này, nơi không bao giờ quay mặt về phía Trái đất. Mỹ và Liên Xô cũng từng mang về các mẫu đất đá Mặt trăng, nhưng chúng đều được thu thập ở mặt gần của thiên thể này.

Sứ mệnh Hằng Nga 6 dự kiến kéo dài 53 ngày sẽ chứng kiến ​​​​tàu đổ bộ đáp xuống một miệng núi lửa ở mặt xa Mặt trăng. Bất kỳ mẫu vật nào ở mặt này được tàu Hằng Nga 6 thu thập đều có thể giúp các nhà khoa học soi kỹ quá trình tiến hóa của Mặt trăng và hệ Mặt trời, đồng thời cung cấp dữ liệu quan trọng để thúc đẩy tham vọng Mặt trăng của Trung Quốc.

Tàu Hằng Nga 6, sứ mệnh thám hiểm Mặt trăng bằng robot phức tạp nhất từ trước đến nay của Trung Quốc, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực của Bắc Kinh trở thành cường quốc không gian với kế hoạch đưa phi hành gia lên vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất vào năm 2030 và xây dựng một cơ sở nghiên cứu ở cực Nam hành tinh này.

Trung Quốc đã đạt nhiều tiến bộ không gian trong những năm gần đây, trong lĩnh vực mà Mỹ và Nga có truyền thống dẫn đầu. Với chương trình Hằng Nga được triển khai vào năm 2007, Trung Quốc vào năm 2013 đã trở thành quốc gia đầu tiên hạ cánh robot xuống Mặt trăng trong gần 4 thập kỷ. Trung Quốc cũng là quốc gia đầu tiên và duy nhất đáp tàu xuống vùng tối của Mặt trăng trong sứ mệnh Hằng Nga 4 vào năm 2019.

Sứ mệnh Hằng Nga 6 được xem là cách để Trung Quốc diễn tập robot đưa các phi hành gia lên Mặt trăng và quay trở về. Ảnh: Shutterstock

Sứ mệnh Hằng Nga 6 được xây dựng dựa trên kỳ tích của Hằng Nga 4 và thành công của Hằng Nga 5 khi tàu này mang về Trái đất các mẫu thu thập ở mặt gần của Mặt trăng hồi năm 2020. Ðến năm 2022, Trung Quốc hoàn thành trạm vũ trụ trên quỹ đạo của riêng mình, mang tên Thiên Cung.

Trung Quốc dự tính thực hiện thêm 2 sứ mệnh trong chương trình Hằng Nga. Vào năm 2026, sứ mệnh Hằng Nga 7 dự kiến sẽ hướng tới mục tiêu tìm kiếm tài nguyên trên cực Nam Mặt trăng, nơi có nước ở dạng băng và đến năm 2028, Hằng Nga 8 sẽ tìm hiểu cách thức sử dụng vật liệu Mặt trăng để chuẩn bị thiết lập cơ sở nghiên cứu.

Lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt

Kế hoạch phóng tàu Hằng Nga 6 diễn ra trong bối cảnh ngày càng nhiều quốc gia, bao gồm Mỹ, nhắm đến lợi ích khoa học và chiến lược của việc mở rộng thám hiểm Mặt trăng.

Hồi đầu năm nay, sứ mệnh IM-1 do Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) tài trợ đã đáp xuống gần cực Nam Mặt trăng, đánh dấu lần đầu tiên một tàu vũ trụ của Washington hạ cánh xuống hành tinh này kể từ sau Apollo 17 năm 1972.

Cuộc đổ bộ IM-1 nằm trong nhiều sứ mệnh thương mại được lên kế hoạch nhằm khám phá bề mặt Mặt trăng trước khi NASA dốc sức đưa các phi hành gia Mỹ trở lại đây và xây dựng căn cứ nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, NASA đã phải vật lộn để đạt được tiến bộ với chương trình Artemis gồm 3 sứ mệnh, do trục trặc về kỹ thuật. Sứ mệnh Artemis II đưa 4 phi hành gia bay vòng quanh Mặt trăng trên tàu vũ trụ Orion, sẽ bị hoãn từ năm nay sang cuối năm 2025. Artemis III, cuộc đổ bộ lên Mặt trăng đầu tiên kể từ kỷ nguyên Apollo, cũng sẽ bị đẩy lùi đến năm 2026 hoặc thậm chí lâu hơn.

Mặt khác, NASA cũng đang hợp tác với hãng SpaceX để phát triển tàu vũ trụ Starship, phương tiện sẽ đưa các nhà du hành đến và đi từ bề mặt Mặt trăng.

Tháng rồi, Giám đốc NASA Bill Nelson thừa nhận tốc độ phát triển chương trình không gian của Trung Quốc và những lo ngại về ý đồ của nước này đang thôi thúc Washington khẩn trương quay lại Mặt trăng. Ông Nelson sợ rằng Trung Quốc có thể tìm cách cấm Mỹ hoặc các quốc gia khác tiếp cận một số khu vực trên Mặt trăng nếu Bắc Kinh đến đó trước.

 Mặt xa của Mặt trăng rất khó khám phá vì các nhà khoa học trên Trái đất không thể liên lạc qua tín hiệu vô tuyến trực tiếp với tàu vũ trụ ở khu vực xa xôi này. Trung Quốc cho biết đã giải quyết vấn đề bằng hệ thống vệ tinh chuyển tiếp Cầu Ô Thước 2, được phóng lên quỹ đạo Mặt trăng hồi tháng 3 vừa rồi. Năm ngoái, nhật báo Khoa học và Công nghệ của Trung Quốc đưa tin nước này đã đồng ý cho phép Mỹ và các nước khác sử dụng Cầu Ô Thước để thực hiện các chuyến thám hiểm Mặt trăng của họ.

HẠNH NGUYÊN (Theo CNN, Washington Post)

Mưa bão, lốc xoáy gây thiệt hại lớn tại Mỹ 

Ngày 17-5, giới chức Mỹ cho biết ít nhất 7 người thiệt mạng khi bão lốc mạnh quét qua bang Texas trước đó một ngày, trong khi Houston - thành phố lớn nhất của bang và lớn thứ 4 của Mỹ - đang phải khắc phục thiệt hại trên diện rộng.

Ông chủ Facebook vừa trở thành người giàu thứ 3 thế giới

Ông chủ Facebook vừa vượt qua nhà đầu tư Warren Buffett, trở thành tỉ phú giàu thứ 3 thế giới, đây cũng là sự kiện lần đầu tiên 3 người giàu nhất thế giới là 3 tỉ phú công nghệ.

Ukraine phân bổ hơn 38 triệu USD để giải quyết tình trạng thiếu điện

Ukraine hiện trong tình trạng thiếu điện trầm trọng và đang phải áp dụng các biện pháp hạn chế tiêu thụ điện như cắt điện đối với các đối tượng tiêu dùng công nghiệp từ 19h00 đến 24h00 hàng ngày.

54 người chết vì nắng nóng kéo dài bất thường tại Canada

Theo Cơ quan Môi trường Canada, dù mức nhiệt dự báo được đưa ra là 35 độ C, song nhiệt độ thực tế cảm nhận được lên tới 45 độ C. Dự báo từ ngày 07/7, nhiệt độ sẽ trở lại mức trung bình của mùa Hè ở Canada.

Đi săn trộm tê giác bất ngờ bị bầy sư tử cắn xé đến chết

Ít nhất hai người bị tình nghi là thợ săn trộm tê giác đã bị một bầy sư tử cắn xé đến chết rồi ăn thịt tại một khu bảo tồn tư nhân ở Nam Phi.

Làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc

(ĐCSVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh Chủ tịch Đảng Dân chủ Đồng hành Hàn Quốc dẫn đầu Đoàn đại biểu của Đảng sang thăm Việt Nam; nhấn mạnh chuyến thăm Việt Nam lần này của Ngài Chủ tịch Đảng Li He Chan và Đoàn đại biểu Đảng Dân chủ Đồng hành Hàn Quốc là cơ hội để lãnh đạo hai đảng trao đổi tiếp xúc, tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.

Làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc

(ĐCSVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh Chủ tịch Đảng Dân chủ Đồng hành Hàn Quốc dẫn đầu Đoàn đại biểu của Đảng sang thăm Việt Nam; nhấn mạnh chuyến thăm Việt Nam lần này của Ngài Chủ tịch Đảng Li He Chan và Đoàn đại biểu Đảng Dân chủ Đồng hành Hàn Quốc là cơ hội để lãnh đạo hai đảng trao đổi tiếp xúc, tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.

Làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc

(ĐCSVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh Chủ tịch Đảng Dân chủ Đồng hành Hàn Quốc dẫn đầu Đoàn đại biểu của Đảng sang thăm Việt Nam; nhấn mạnh chuyến thăm Việt Nam lần này của Ngài Chủ tịch Đảng Li He Chan và Đoàn đại biểu Đảng Dân chủ Đồng hành Hàn Quốc là cơ hội để lãnh đạo hai đảng trao đổi tiếp xúc, tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.

Làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc

(ĐCSVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh Chủ tịch Đảng Dân chủ Đồng hành Hàn Quốc dẫn đầu Đoàn đại biểu của Đảng sang thăm Việt Nam; nhấn mạnh chuyến thăm Việt Nam lần này của Ngài Chủ tịch Đảng Li He Chan và Đoàn đại biểu Đảng Dân chủ Đồng hành Hàn Quốc là cơ hội để lãnh đạo hai đảng trao đổi tiếp xúc, tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.

Hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại hai chiều 100 tỷ USD vào năm 2020.

(ĐCSVN) - Hàn Quốc tiếp tục giữ vị trí đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, đứng thứ nhất về đầu tư trực tiếp, thứ hai về ODA và du lịch, thứ ba về thương mại. Các doanh nghiệp Hàn Quốc đã đầu tư hầu hết vào các lĩnh vực trọng điểm tại khắp các tỉnh, thành của Việt Nam.

Nga - Mỹ 'đụng độ' gay gắt tại Hội đồng Bảo an về Ukraine

Trong khi Mỹ cảnh báo nguy cơ một cuộc chiến “thảm khốc” thì Nga chỉ trích Mỹ đang cố tình đẩy căng tình hình, tạo dư luận sai lệch về việc Nga có kế hoạch tấn công Ukraine.

Ngoại trưởng Mỹ - Hàn điện đàm về các vụ thử tên lửa của Triều Tiên

Ngoại trưởng hai nước Mỹ và Hàn Quốc bày tỏ quan ngại sâu sắc về sự phát triển năng lực tên lửa của Triều Tiên và nhất trí tiếp tục hợp tác để sớm đưa Bình Nhưỡng trở lại bàn đàm phán.

Độc, lạ mẫu tem có mùi bánh mì baguette 

Cơ quan Bưu chính Pháp (La Poste) đã tung ra một mẫu tem bưu chính dạng cào và ngửi để nhắc nhớ đến món bánh mì baguette nổi tiếng thế giới, được Tổng thống Emmanuel Macron mô tả là “250 gram ma thuật và sự hoàn hảo”.

Công chúa Thái Lan dự lễ khai mạc Thế vận hội Olympic mùa đông 2022 tại Trung Quốc

Hoàng gia Thái Lan thông báo, Công chúa Maha Chakri Sirindhorn sẽ tham dự lễ khai mạc Thế vận hội Olympic mùa đông 2022 vào ngày 4/2 tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Hội nghị Bộ trưởng Chương trình Đông Nam Á của OECD diễn ra ngày 9/2

Các quan chức cấp cao từ 10 nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Tổng thư ký OECD Mathias Cormann sẽ tham gia cuộc họp này theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Top