Thứ ba, 14/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Mỹ - Trung vẫn bế tắc con đường hữu hảo

Chuyến công du của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đến Trung Quốc vừa qua dường như không đạt được bước tiến nào trong việc cải thiện quan hệ 2 nước.

Chuyến công du của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đến Trung Quốc vừa qua dường như không đạt được bước tiến nào trong việc cải thiện quan hệ 2 nước.

Chiều qua (26/4), Tân Hoa xã đưa tin ông Tập Cận Bình, Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc - Chủ tịch nước Trung Quốc, vừa tiếp Ngoại trưởng Mỹ Blinken.

Chủ tịch nước Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Antony Blinken tại Bắc Kinh vào hôm qua (26/4) (Ảnh: Reuters)

Trước đó, nằm trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc kéo dài từ 24 - 26/4, ông Blinken đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Vương Nghị, ông Vương Tiểu Hồng - Bộ trưởng Công an Trung Quốc, và ông Trần Cát Ninh - Bí thư Thành ủy Thượng Hải.

Muôn trùng căng thẳng

Theo bản tin của Tân Hoa Xã, tại cuộc gặp, Chủ tịch Tập Cận Bình cho rằng hai nước đã trải qua 45 năm quan hệ ngoại giao với nhiều thăng trầm nên có thể rút ra nhiều bài học. Ông Tập cho rằng Trung Quốc và Mỹ nên là đối tác chứ không phải là đối thủ; giúp nhau thành công thay vì làm tổn thương nhau; tìm kiếm điểm chung và giải quyết những khác biệt thay vì tham gia vào các cuộc cạnh tranh luẩn quẩn; và coi trọng lời nói bằng hành động hơn là nói một đằng làm một nẻo.

Trong khi đó, tối qua (26/4), website Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã đăng tải thông cáo về chuyến công du của Ngoại trưởng Blinken đến Trung Quốc. Thông cáo nêu: "Hai bên đã có những cuộc thảo luận sâu sắc, thực chất và mang tính xây dựng về những ưu tiên chính trong quan hệ song phương cũng như về một loạt vấn đề khu vực và toàn cầu".

"Ngoại trưởng đề cập các chính sách và hoạt động kinh tế phi thị trường của Trung Quốc làm bóp méo thương mại hoặc đe dọa an ninh quốc gia của chúng ta, đồng thời nêu lên mối lo ngại về hậu quả kinh tế toàn cầu do tình trạng dư thừa công suất công nghiệp của Trung Quốc", thông cáo nêu và khẳng định: "Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện các hành động cần thiết để bảo vệ lợi ích và giá trị của chúng tôi cũng như của các đồng minh và đối tác của chúng tôi, bao gồm ngăn chặn việc sử dụng các công nghệ tiên tiến của Mỹ để làm suy yếu an ninh và kinh tế quốc gia của chúng tôi mà không hạn chế quá mức thương mại hoặc đầu tư".

Cũng theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ: "Ngoại trưởng bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc Trung Quốc hỗ trợ cơ sở công nghiệp quốc phòng của Nga, điều này đang tạo điều kiện cho Nga tiến hành cuộc chiến chống lại Ukraine và làm suy yếu an ninh châu Âu và xuyên Đại Tây Dương". Bên cạnh đó, ông Blinken còn nêu vấn đề Biển Đông.

Mong manh và dễ mất ổn định

Trả lời Thanh Niên hôm qua, bà Bonnie S.Glaser (Giám đốc Chương trình Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Quỹ Marshall Đức tại Mỹ) đánh giá: "Chuyến công du của Ngoại trưởng Blinken diễn ra trong bối cảnh có nhiều xích mích trong quan hệ Mỹ - Trung. Việc bất ngờ thông qua một số dự luật, bao gồm một dự luật cấp vốn cho Đài Loan mua vũ khí từ Mỹ và một dự luật khác yêu cầu ByteDance bán TikTok, khiến chuyến đi thậm chí còn gây tranh cãi hơn dự kiến. Mối quan hệ song phương vẫn còn khá mong manh và khi chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ càng nóng lên thì quan hệ 2 bên càng mất ổn định".

Tương tự, GS Yoichiro Sato (chuyên gia về quan hệ quốc tế, Đại học Ritsumeikan châu Á - Thái Bình Dương, Nhật Bản) cho rằng: "Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ song phương căng thẳng, dù hai bên đã có một loạt cuộc gặp cấp cao".

"Ngoại trưởng Blinken đã nêu vấn đề về cách Trung Quốc phân biệt đối xử với các doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc. Cách ứng xử của Bắc Kinh là một trong những lý do Mỹ có thể viện dẫn để đưa Trung Quốc là "nền kinh tế phi thị trường" và thu hồi các lợi ích thương mại đối với Trung Quốc theo chuẩn của WTO. Tại Bắc Kinh, Blinken đối mặt với những vấn đề an ninh khó khăn. Việc đảm bảo với Trung Quốc rằng Washington không khuyến khích Đài Loan tuyên bố độc lập. Trong khi đó, Nhà Trắng vừa thông qua gói vũ khí mới cho Đài Bắc", vị chuyên gia chỉ ra.

Ông còn cho rằng: "Giao dịch của các công ty Trung Quốc với Nga cũng là một vấn đề gây tranh cãi giữa Washington và Bắc Kinh. Các lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ mở rộng cuộc chiến kinh tế đang diễn ra chống lại Trung Quốc. Nếu các cuộc tấn công của Iran vào Israel được thảo luận, đây sẽ là khía cạnh mà Trung Quốc có thể hợp tác nhằm làm chệch hướng áp lực của Mỹ trong các vấn đề khác. Tuy nhiên, xét đến nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc, nước này khó có khả năng đẩy mạnh kiềm chế Iran".

Cũng trả lời Thanh Niên, ông Carl O.Schuster (cựu Giám đốc bộ phận điều hành của Trung tâm tình báo hỗn hợp - Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của hải quân Mỹ, đang giảng dạy ở Đại học Hawaii - Thái Bình Dương về quan hệ quốc tế, lịch sử) phân tích: "Chuyến công du lần này liên quan chính trị nội bộ của Mỹ nhiều hơn là quan hệ Mỹ - Trung. Và các nhà lãnh đạo Trung Quốc biết điều đó. Chuyến đi sẽ không mang lại giá trị gì về kinh tế hoặc chính sách đối ngoại nhưng nó sẽ giúp chính quyền Tổng thống Biden thể hiện rằng vẫn đang giao tiếp với người Trung Quốc để hạn chế xung đột thương mại".

"Quan hệ hai nước căng thẳng vì Trung Quốc muốn Mỹ "bỏ rơi" Philippines ở Biển Đông và Đài Loan. Washington thì lại không từ bỏ Manila hoặc Đài Bắc. Vì vậy, chuyến thăm sẽ đạt được rất ít nếu không có gì khác ngoài việc "bày tỏ thẳng thắn" quan điểm", ông Schuster kết luận./.

Theo thanhnien.vn

Nguồn: https://thanhnien.vn/my-trung-van-be-tac-con-duong-huu-hao-185240426231537111.htm

Anh: Biểu tình kêu gọi chính phủ hỗ trợ Hệ thống y tế công

Ngày 03/02, hàng nghìn người đã xuống đường biểu tình tại thủ đô London của Vương quốc Anh nhằm bày tỏ sự ủng hộ đối với Hệ thống y tế công, vốn đang đối mặt với cuộc khủng hoảng trầm trọng.

Thủ tướng Đức Merkel xác định khó khăn trong cuộc đàm phán cuối cùng

Thủ tướng Merkel xác định đối mặt với các cuộc đàm phán cứng rắn và khó khăn với đảng SPD trong cuộc đàm phán mang tính quyết định trong ngày 04/02 nhằm thành lập chính phủ 'đại liên minh' mới ở Đức.

Nga tăng cường công tác phòng thủ tại các căn cứ quân sự ở Syria

Bộ Quốc phòng Nga cho hay, Moskva đang tăng cường giám sát tình hình tại vùng giảm leo thang Idlib, trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa thiết lập các trạm quan sát trong khu vực này.

Bầu cử Tổng thống Nga: Phê chuẩn 8 ứng cử viên vào lá phiếu

Ngày 8/2, Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga đã phê chuẩn lá phiếu cho kỳ bầu cử tổng thống tới đây gồm tên của tám ứng cử viên.

Đặc phái viên LHQ: Hòa đàm Syria đang ở "thời điểm then chốt"

Phát biểu ngày 24/01, ông Mistura bày tỏ lạc quan về vòng đàm phán lần này với sự tham gia đầy đủ của cả phái đoàn chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và phe đối lập trong 2 ngày đàm phán.

Nghi phạm xả súng ở New Zealand ra tòa với cáo buộc giết người

Brenton Harrison Tarrant, công dân Australia sinh sống tại bang New South Wales, 28 tuổi, đã bị đưa ra tòa ở thành phố Christchurch của New Zealand, đối mặt với cáo buộc giết người.

Đức kêu gọi thế giới nỗ lực khẩn cấp kiểm soát vũ khí tự động

Bộ Ngoại giao Đức đã kêu gọi cộng đồng quốc tế cần phải nỗ lực khẩn cấp để đảm bảo rằng con người vẫn kiểm soát được các loại vũ khí sát thương tự động.

Vụ tai nạn máy bay Ethiopia: Đã xác định được danh tính các hành khách

Trên chiếc máy bay mang số hiệu ET302 bị tai nạn cùng ngày có các hành khách mang quốc tịch của hơn 30 nước khác nhau.

Thủ tướng Anh Theresa May phải đối mặt sức ép từ chức nặng nề

Cựu Bộ trưởng Giáo dục Nicky Morgan cho rằng nếu Thủ tướng May thất bại tại cuộc bỏ phiếu ý nghĩa quan trọng vào ngày 12/3 tới thì 'sẽ rất khó để Thủ tướng tiếp tục ở lại văn phòng dài lâu.'

Nước Anh tất bật chuẩn bị cho ngày chính thức rời khỏi EU

Báo chí châu Âu đưa tin rằng nước Anh dường như đang khá bận rộn chuẩn bị cho thời khắc này và nhất là khả năng Brexit không thỏa thuận dù rằng Chính phủ Anh đang nỗ lực tránh kịch bản đó.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Việt Nam coi thắng lợi của Cu-ba như thắng lợi của mình

(ĐCSVN) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định lập trường nhất quán trước sau như một của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam ủng hộ sự nghiệp cách mạng chính nghĩa của nhân dân Cu-ba anh em.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Việt Nam coi thắng lợi của Cu-ba như thắng lợi của mình

(ĐCSVN) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định lập trường nhất quán trước sau như một của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam ủng hộ sự nghiệp cách mạng chính nghĩa của nhân dân Cu-ba anh em.

Phát triển quan hệ Việt Nam-Nhật Bản toàn diện và sâu sắc hơn nữa

(ĐCSVN) - Trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản, ngày 10/10, tại Trụ sở Quốc hội Nhật Bản, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Tadamori Oshima và Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Chuichi Date.

Phát triển quan hệ Việt Nam-Nhật Bản toàn diện và sâu sắc hơn nữa

(ĐCSVN) - Trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản, ngày 10/10, tại Trụ sở Quốc hội Nhật Bản, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Tadamori Oshima và Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Chuichi Date.

Anh cam kết thúc đẩy phê chuẩn Hiệp định Thương mại Việt Nam- EU

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Ngoại giao Anh Jerremy Hunt khẳng định trong khi còn là thành viên của EU, Anh sẽ thúc đẩy quan hệ Việt Nam – EU và việc sớm ký kết và phê chuẩn Hiệp định Thương mại Việt Nam - EU (EVFTA).

Ông Trump thừa nhận giảm nhẹ mối nguy dịch bệnh tại Mỹ 

Trong trích đoạn cuốn sách có tiêu đề “Rage” công bố ngày 9-9, Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức thừa nhận rằng ông đã cố tìm cách giảm nhẹ mối đe dọa liên quan đến SARS-CoV-2 trong đại dịch COVID-19.

Ông Trump thừa nhận giảm nhẹ mối nguy dịch bệnh tại Mỹ 

Trong trích đoạn cuốn sách có tiêu đề “Rage” công bố ngày 9-9, Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức thừa nhận rằng ông đã cố tìm cách giảm nhẹ mối đe dọa liên quan đến SARS-CoV-2 trong đại dịch COVID-19.

Trung Quốc chuyển đổi ngành công nghiệp kỹ thuật số 

Nền kinh tế Trung Quốc bị đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề. Theo thống kê, GDP của nước này trong quý I giảm 6,8%.

Cảnh báo virus cúm heo mới phát hiện tại Trung Quốc có thể gây đại dịch 

Các nhà khoa học tại các trường đại học Trung Quốc và Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Trung Quốc đã phát hiện một chủng virus cúm heo mới có thể gây đại dịch.

Cảnh báo virus cúm heo mới phát hiện tại Trung Quốc có thể gây đại dịch 

Các nhà khoa học tại các trường đại học Trung Quốc và Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Trung Quốc đã phát hiện một chủng virus cúm heo mới có thể gây đại dịch.
Top