Thứ ba, 14/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

NATO cảnh báo Trung Quốc 

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg hôm 25-4 nhấn mạnh,  để duy trì mối quan hệ tích cực với phương Tây thì Trung Quốc phải ngừng hỗ trợ “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga ở Ukraine.

Tổng Thư ký NATO  Jens Stoltenberg.

Theo ông Stoltenberg, sự giúp đỡ của Trung Quốc rất quan trọng đối với nỗ lực chiến tranh của Nga, bởi Bắc Kinh đang thúc đẩy nền kinh tế thời chiến của Mát-xcơ-va bằng cách chia sẻ các công nghệ cao như chất bán dẫn. “Năm ngoái, Nga đã nhập khẩu 90% thiết bị vi điện tử từ Trung Quốc. Số thiết bị này được sử dụng để sản xuất tên lửa, xe tăng và máy bay. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang nỗ lực hỗ trợ Nga về hình ảnh vệ tinh. Trung Quốc nói rằng họ muốn có mối quan hệ tốt đẹp với phương Tây nhưng Bắc Kinh lại tiếp tục châm ngòi cho cuộc xung đột vũ trang lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai. Họ không thể có cả 2 điều này” -  ông Stoltenberg nhấn mạnh.

Tổng Thư ký NATO cảnh báo, các đồng minh phương Tây không nên phụ thuộc vào Trung Quốc như từng phụ thuộc vào Nga. “Trước đây, chúng ta phạm sai lầm khi phụ thuộc vào nguồn dầu khí của Nga. Chúng ta không được lặp lại sai lầm đó với Trung Quốc. Việc phụ thuộc vào tài chính, nguyên liệu thô, công nghệ của Trung Quốc khiến chúng ta dễ bị tổn thương” - ông Stoltenberg nói thêm.

Đại sứ Mỹ tại NATO Julianne Smith trong một cuộc phỏng vấn cũng cho biết Trung Quốc đang tiếp tục bán công nghệ máy bay không người lái (UAV) và nguyên liệu thuốc súng cho Mát-xcơ-va. “Trung Quốc không thể tuyên bố hoàn toàn trung lập trong trường hợp này. Trên thực tế, họ đang chọn một bên” - bà Smith nói. Theo bà này, Mỹ “ngày càng nhận thấy Trung Quốc hỗ trợ về mặt vật chất cho Nga”. Số thiết bị có thể được sử dụng cho các mục đích quân sự và dân sự này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Mát-xcơ-va đạt được một số mục tiêu trong cuộc chiến tại Ukraine. 

Trong một tuyên bố chung mới đây, các ngoại trưởng Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cũng đã kêu gọi Trung Quốc ngừng chuyển giao vật liệu và thành phần sản xuất vũ khí lưỡng dụng mà Nga đang sử dụng để thúc đẩy sản xuất quân sự.

Theo giới chức Mỹ, những vật liệu trên gồm lượng lớn thiết bị vi điện tử, UAV, công nghệ tên lửa hành trình và nitrocellulose mà Mát-xcơ-va dùng để sản xuất nhiên liệu đẩy cho vũ khí. Đặc biệt, 70% máy công cụ mà Nga nhập khẩu từ Trung Quốc trong quý IV-2023 “có thể được sử dụng” để sản xuất tên lửa đạn đạo.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 25-4 thông báo ông có kế hoạch thăm Trung Quốc vào tháng 5 trong bối cảnh 2 nước đang thúc đẩy mối quan hệ song phương. Song, nhà lãnh đạo xứ bạch dương không nêu thời điểm cụ thể. Hồi đầu tháng 4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng đã tới Bắc Kinh, có cuộc gặp với các nhà lãnh đạo nước chủ nhà, gồm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chuyến công du của ông Lavrov được cho là nhằm chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Putin tới Trung Quốc.

Đáp lại, Bắc Kinh bác bỏ những nỗ lực của Washington nhằm “bôi nhọ” hoặc “tấn công mối quan hệ bình thường giữa Trung Quốc và Nga”. Trung Quốc khẳng định, nước này kiểm soát việc xuất khẩu vật liệu lưỡng dụng sang Nga theo quy định của pháp luật.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc tăng cường quan hệ thương mại và quân sự với Nga trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh áp đặt các lệnh trừng phạt đối với cả 2 nước, đặc biệt là sau khi Nga phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine. Dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy, thương mại Trung Quốc - Nga đạt kỷ lục 240 tỉ USD vào năm 2023, tăng 26,3% so với năm 2022.

TRÍ VĂN (Tổng hợp)

Syria đề nghị LHQ duy trì các nghị quyết yêu cầu Israel rút khỏi Golan

Đại sứ Syria tại LHQ đề nghị Hội đồng Bảo an tiến hành các biện pháp thiết thực nhằm đảm bảo cơ quan này thực thi đầy đủ nhiệm vụ trong việc thực hiện các nghị quyết liên quan đến Cao nguyên Golan.

Thủ tướng Anh: Sẽ không bỏ phiếu Brexit nếu không đủ phiếu ủng hộ

Bà May tuyên bố: 'Nếu rõ ràng là không có đủ sự ủng hộ để đưa thỏa thuận trở lại vào tuần tới, hoặc Hạ viện một lần nữa phủ quyết, chúng ta có thể đề nghị gia hạn thêm trước ngày 12/4.'

Anh: Hàng trăm nghìn người tuần hành phản đối Brexit tại London

Cuộc biểu tình, là một trong những hoạt động phản đối lớn nhất ở thủ đô London trong nhiều thập kỷ qua, xảy ra sau khi các nhà lãnh đạo EU trong tuần này đã cho phép lùi thời hạn Brexit.

EU không thể đưa ra cam kết mạnh mẽ hơn trong chống biến đổi khí hậu

Ngoài chủ đề Brexit, Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) vừa kết thúc tại Brussels, Bỉ được hâm nóng bằng cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Nga: Tuyên bố về Cao nguyên Golan có thể phá vỡ thỏa thuận Israel-Arab

Thứ trưởng Ngoại giao Nga tuyên bố quyết định công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan có thể phá vỡ triển vọng đạt được một thỏa thuận hòa bình giữa Israel và thế giới Arab.

Việt Nam đẩy mạnh tìm kiếm nguồn đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp

(ĐCSVN) – Cộng đồng quốc tế cần duy trì hệ thống thương mại lành mạnh, công bằng và cởi mở. Các quốc gia cần thực hiện cam kết của mình theo những thỏa thuận thương mại tự do mà họ tham gia, đặc biệt các hiệp định về nông nghiệp trong khuôn khổ cam kết của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Tăng cường hợp tác giữa các đảng chính trị châu Á

(ĐCSVN) - Sáng ngày 25/10/2018, tại Thủ đô Mát-xcơ-va, Liên bang Nga, Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) lần thứ 10 đã khai mạc với sự tham dự của gần 500 đại biểu đến từ 70 đảng chính trị ở 35 nước châu Á cùng đại diện của các chính đảng đến từ khu vực Mỹ Latinh và châu Phi.

Bước phát triển quan trọng trong quan hệ Việt Nam – Liên minh châu Âu

(ĐCSVN) - Ngày 25/10/2018, tại Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời các câu hỏi của phóng viên về tiến trình ký Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA), Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:

Bước phát triển quan trọng trong quan hệ Việt Nam – Liên minh châu Âu

(ĐCSVN) - Ngày 25/10/2018, tại Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời các câu hỏi của phóng viên về tiến trình ký Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA), Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:

Lãnh đạo các nước gửi điện và thư chúc mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

(ĐCSVN) - Nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội khoá XIV bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Lãnh đạo các nước đã gửi điện và thư chúc mừng.

Bầu cử Mỹ: 4 bang bắt đầu bỏ phiếu sớm theo hình thức trực tiếp

Bang Minnesota, Virginia, Nam Dakota và Wyoming đã mở cửa vào ngày 18/9, cho phép cử tri bỏ phiếu sớm theo hình thức trực tiếp trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020.

Liên hợp quốc ra tuyên bố nhân kỷ niệm 75 năm thành lập

Hội nghị cấp cao kỷ niệm 75 năm thành lập LHQ diễn ra trong bối cảnh đại dịch vẫn đang hoành hành, khiến nhiều người nghi ngại về tinh thần hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các thách thức chung.

Palestine đề nghị LHQ tổ chức hội nghị quốc tế về Trung Đông

Tổng thống Palestine Abbas đề nghị LHQ triệu tập một hội nghị quốc tế vào năm 2021 nhằm 'chấm dứt sự chiếm đóng, mang lại quyền tự do và độc lập cho người dân Palestine trên chính mảnh đất của mình.'

Kyrgyzstan hủy bỏ kết quả bầu cử Quốc hội sau khi nổ ra biểu tình

Những người phản đối cho rằng có nhiều vi phạm trong bầu cử, làm bùng phát làn sóng biểu tình bạo lực phản đối kết quả bầu cử Quốc hội, khiến 1 người thiệt mạng và nhiều người bị thương.

Chống biến đổi khí hậu kiểu Paris 

Thủ đô Paris của Pháp đang hướng tới xây dựng một cơ chế cho phép các cá nhân và doanh nghiệp đền bù lượng phát thải khí carbon của họ bằng cách tài trợ cho các dự án xanh.
Top