Thứ ba, 14/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Nga, Trung Quốc “đe dọa” vệ tinh Mỹ 

Theo báo cáo về Đánh giá mối đe dọa không gian năm 2024 của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Trung Quốc và Nga đang tìm cách vô hiệu hóa những vệ tinh giá trị cao của Chính phủ Mỹ

Theo báo cáo về Đánh giá mối đe dọa không gian năm 2024 của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Trung Quốc và Nga đang tìm cách vô hiệu hóa những vệ tinh giá trị cao của Chính phủ Mỹ. Hoạt động này cùng vô số hành vi “không thân thiện” khác có thể còn tiếp diễn trong nhiều năm.

Vệ tinh Block IIR(M) trong hệ thống định vị toàn cầu (GPS) quay quanh Trái đất của Mỹ. Ảnh: NOAA

Trong một phân tích, 6 chuyên gia đóng góp cho báo cáo phát hiện cả Nga và Trung Quốc thường xuyên điều động vệ tinh của họ đến gần vệ tinh thương mại cũng như của chính phủ các nước phương Tây. Hoạt động “giám sát” này đôi khi kéo dài hàng tháng trời. Trước đó, có thông tin Trung Quốc đang thử nghiệm công nghệ cho phép một vệ tinh bám vào vệ tinh khác. Năm 2022, Bắc Kinh từng tuyên bố thành công sử dụng vệ tinh SJ-21 để giữ và điều khiển một vệ tinh “chết” đến địa điểm mới trên quỹ đạo. Về phần Nga, CSIS cho biết nước này có thể có ít nhất 2 vệ tinh đang thực hiện “sứ mệnh gián điệp” cũng như nhiều chức năng khác. Trong thập kỷ qua, các chuyên gia cũng tin rằng Mát-xcơ-va đã thử nghiệm vũ khí phóng để sử dụng trên quỹ đạo thấp của Trái đất tại một số thời điểm. Hồi tháng 1, Nhà Trắng đã gióng lên hồi chuông cảnh báo trước thông tin Nga có thể “làm mù mắt” Mỹ bằng cách sử dụng vũ khí có khả năng hạt nhân để vô hiệu hóa các vệ tinh trong không gian.

Trong đánh giá chung, các nhà phân tích nói rằng những vệ tinh tiềm năng “giám sát” mà Trung Quốc cũng như Nga đang thử nghiệm không mang hàm ý “thân thiện” khi chúng có khả năng chiếm quyền điều khiển và di chuyển các vật thể như vệ tinh trong không gian mà không tạo ra bất kỳ mảnh vỡ nào. Vấn đề nữa là những hành vi như trên đang ngày càng phổ biến. Năm ngoái, Trung tướng Thủy quân lục chiến Mỹ Matthew Glavy đã cảnh báo Washington phải sẵn sàng cho những thách thức trong không gian giữa thời điểm Nga - Trung nâng cao năng lực để đối phó Mỹ và đồng minh. Theo ước tính, Mỹ hiện có hàng ngàn vệ tinh trong không gian, một số có khả năng theo dõi các mối đe dọa như tên lửa đạn đạo trong khi số khác thu thập thông tin tình báo hoặc vì mục đích thương mại quan trọng. Những tài sản không gian này phục vụ lợi ích kinh tế - an ninh quốc gia của Mỹ và đóng vai trò trọng yếu nếu xung đột nổ ra. Trong điều kiện này, giới chuyên gia dự đoán hành động đầu tiên của Trung Quốc và Nga sẽ là bắn hạ vệ tinh của đối thủ.

MAI QUYÊN (Theo Business Insider)

Syria đề nghị LHQ duy trì các nghị quyết yêu cầu Israel rút khỏi Golan

Đại sứ Syria tại LHQ đề nghị Hội đồng Bảo an tiến hành các biện pháp thiết thực nhằm đảm bảo cơ quan này thực thi đầy đủ nhiệm vụ trong việc thực hiện các nghị quyết liên quan đến Cao nguyên Golan.

Thủ tướng Anh: Sẽ không bỏ phiếu Brexit nếu không đủ phiếu ủng hộ

Bà May tuyên bố: 'Nếu rõ ràng là không có đủ sự ủng hộ để đưa thỏa thuận trở lại vào tuần tới, hoặc Hạ viện một lần nữa phủ quyết, chúng ta có thể đề nghị gia hạn thêm trước ngày 12/4.'

Anh: Hàng trăm nghìn người tuần hành phản đối Brexit tại London

Cuộc biểu tình, là một trong những hoạt động phản đối lớn nhất ở thủ đô London trong nhiều thập kỷ qua, xảy ra sau khi các nhà lãnh đạo EU trong tuần này đã cho phép lùi thời hạn Brexit.

EU không thể đưa ra cam kết mạnh mẽ hơn trong chống biến đổi khí hậu

Ngoài chủ đề Brexit, Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) vừa kết thúc tại Brussels, Bỉ được hâm nóng bằng cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Nga: Tuyên bố về Cao nguyên Golan có thể phá vỡ thỏa thuận Israel-Arab

Thứ trưởng Ngoại giao Nga tuyên bố quyết định công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan có thể phá vỡ triển vọng đạt được một thỏa thuận hòa bình giữa Israel và thế giới Arab.

Việt Nam đẩy mạnh tìm kiếm nguồn đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp

(ĐCSVN) – Cộng đồng quốc tế cần duy trì hệ thống thương mại lành mạnh, công bằng và cởi mở. Các quốc gia cần thực hiện cam kết của mình theo những thỏa thuận thương mại tự do mà họ tham gia, đặc biệt các hiệp định về nông nghiệp trong khuôn khổ cam kết của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Tăng cường hợp tác giữa các đảng chính trị châu Á

(ĐCSVN) - Sáng ngày 25/10/2018, tại Thủ đô Mát-xcơ-va, Liên bang Nga, Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) lần thứ 10 đã khai mạc với sự tham dự của gần 500 đại biểu đến từ 70 đảng chính trị ở 35 nước châu Á cùng đại diện của các chính đảng đến từ khu vực Mỹ Latinh và châu Phi.

Bước phát triển quan trọng trong quan hệ Việt Nam – Liên minh châu Âu

(ĐCSVN) - Ngày 25/10/2018, tại Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời các câu hỏi của phóng viên về tiến trình ký Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA), Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:

Bước phát triển quan trọng trong quan hệ Việt Nam – Liên minh châu Âu

(ĐCSVN) - Ngày 25/10/2018, tại Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời các câu hỏi của phóng viên về tiến trình ký Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA), Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:

Lãnh đạo các nước gửi điện và thư chúc mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

(ĐCSVN) - Nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội khoá XIV bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Lãnh đạo các nước đã gửi điện và thư chúc mừng.
Top