Chủ nhật, 19/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Nhiều doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn trả nợ trái phiếu

(ĐCSVN) - Theo báo cáo của Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ, tính đến cuối năm 2023, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) vào khoảng 1 triệu tỷ đồng, do 432 doanh nghiệp (DN) phát hành. Trong đó, tổng giá trị trái phiếu đáo hạn trong năm 2024 là 240,1 nghìn tỷ đồng, thấp hơn khối lượng đáo hạn năm 2023 là 261,6 nghìn tỷ đồng.

(ĐCSVN) - Theo báo cáo của Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ, tính đến cuối năm 2023, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) vào khoảng 1 triệu tỷ đồng, do 432 doanh nghiệp (DN) phát hành. Trong đó, tổng giá trị trái phiếu đáo hạn trong năm 2024 là 240,1 nghìn tỷ đồng, thấp hơn khối lượng đáo hạn năm 2023 là 261,6 nghìn tỷ đồng.

 Ảnh minh hoạ (Ảnh: chinhphu.vn)

Đáng chú ý, các tổ chức tín dụng có dư nợ trái phiếu tính đến thời điểm cuối năm 2023 lớn nhất với 357,2 nghìn tỷ đồng (chiếm 35,4% tổng dư nợ toàn thị trường) của 28 tổ chức tín dụng (TCTD) phát hành, chủ yếu do nhà đầu tư tổ chức nắm giữ (97,2%). Trong đó, về loại hình trái phiếu: trái phiếu có bảo đảm khoảng 8,7 nghìn tỷ đồng (2,4% dư nợ), trái phiếu không có bảo đảm khoảng 348,5 nghìn tỷ đồng (97,6%). Trong số trái phiếu không có bảo đảm thì nhà đầu tư cá nhân nắm giữ khoảng 2,5%.

Khối lượng trái phiếu đáo hạn năm 2024 là 53,2 nghìn tỷ đồng do 16 TCTD phát hành, trong đó nhà đầu tư cá nhân chỉ nắm giữ khoảng 1,2%.

Bộ Tài chính đánh giá trái phiếu do TCTD phát hành về cơ bản rủi ro rất thấp, vì việc phát hành tuân thủ theo tỷ lệ an toàn vốn trong hoạt động ngân hàng do NHNN giám sát; và các TCTD có trái phiếu đến hạn đều hoạt động có lãi; đồng thời hầu hết trái phiếu là do nhà đầu tư tổ chức nắm giữ.

Đối với trái phiếu của các DN bất động sản (BĐS), Bộ Tài chính cho biết, dư nợ trái phiếu là 351,4 nghìn tỷ đồng (chiếm 34,8% tổng dư nợ) do 182 DN BĐS phát hành, trong đó nhà đầu tư tổ chức nắm giữ 58,6%, nhà đầu tư cá nhân nắm giữ 41,4%. Trong số này, trái phiếu có bảo đảm chiếm khoảng 285,2 nghìn tỷ đồng (81,2%), trái phiếu không có bảo đảm khoảng 66,2 nghìn tỷ đồng (18,8%). Trong số trái phiếu không có bảo đảm thì nhà đầu tư cá nhân nắm giữ khoảng 74,7%.

Khối lượng TPDN BĐS đáo hạn trong năm 2024 là 99,6 nghìn tỷ đồng do 92 tổ chức phát hành. Trong đó, trái phiếu có bảo đảm khoảng 91,8 nghìn tỷ đồng (92,2%), trái phiếu không có bảo đảm khoảng 7,7 nghìn tỷ đồng (7,8%).

Dựa theo tình hình tài chính của các doanh nghiệp bất động sản, Bộ Tài chính dự kiến có khoảng 35,8 nghìn tỷ đồng (chiếm 35,9% khối lượng trái phiếu đáo hạn của các DN BĐS) có khó khăn trong thanh toán nợ TPDN.

Trong đó, có 3 doanh nghiệp rất khó khăn trong việc trả nợ trái phiếu (âm vốn chủ sở hữu) với khối lượng 4,6 nghìn tỷ đồng trái phiếu, bao gồm: Công ty CP Du lịch và Đầu tư Xây dựng Châu Á (giá trị đáo hạn trong năm 2024 là 600 tỷ đồng); Công ty CP Phát triển Bất động sản Nhật Quang (2.150 tỷ đồng); Công ty CP Đầu tư Smart Dragon (1.900 tỷ đồng).

Có 18 doanh nghiệp được Bộ Tài chính xếp vào nhóm có khả năng gặp khó khăn trả nợ (kết quả kinh doanh thua lỗ và hệ số nợ/vốn chủ sở hữu từ 3 lần trở lên), giá trị đến hạn trong năm nay là 31,2 nghìn tỷ đồng. Bao gồm các doanh nghiệp như:

Công ty CP Đầu tư Golden Hill (giá trị đáo hạn năm 2024 là 5.760 tỷ đồng); Công ty CP Đầu tư Kinh doanh và Phát triển đô thị Ngôi sao Phương Nam (4.700 tỷ đồng); Công ty TNHH Bất động sản Lan Việt (4.100 tỷ đồng); Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh An Nam (4.700 tỷ đồng);

Công ty TNHH Phát triển bất động sản An Khang (1.000 tỷ đồng); Công ty CP Đầu tư và Du lịch Vạn Hương (1.500 tỷ đồng); Công ty CP Fuji Nutri Food (1.720 tỷ đồng); Công ty TNHH Đầu tư Phú Thịnh Phát (900 triệu đồng); Công ty TNHH Mặt trời Phú Quốc (1.200 tỷ đồng); Công ty CP Phú Thọ Land (1.900 tỷ đồng); Công ty TNHH Thành phố AQUA (1.100 tỷ đồng)…

Ngoài ra, một số doanh nghiệp còn lại được Bộ Tài chính phân vào nhóm các doanh nghiệp còn lại. Trong đó, một số doanh nghiệp có khối lượng trái phiếu đáo hạn lớn trong năm nay có thể kể đến như: Công ty TNHH Đầu tư và phát triển đô thị Hưng Yên (giá trị đáo hạn trong năm 2024 là 7.200 tỷ đồng); Tổng công ty Đầu tư và phát triển công nghiệp – CTCP (2.300 tỷ đồng); Công ty TNHH Đầu tư Big Gain (2.000 tỷ đồng); Công ty CP Đại Phú Hòa (3.560 tỷ đồng);

Tập đoàn Vingroup – CTCP (2.600 tỷ đồng); Công ty CP Vinhomes (2.160 tỷ đồng); Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Danh Việt (hơn 3.000 tỷ đồng); Công ty CP Kinh doanh Bất động sản S – Việt Nam (2.500 tỷ đồng); Công ty CP Hưng Thịnh Land (1.100 tỷ đồng)…

Đối với nhóm doanh nghiệp còn lại, dư nợ trái phiếu khoảng 300 nghìn tỷ đồng (chiếm 29,8% tổng dư nợ) do 222 doanh nghiệp phát hành. Khối lượng đáo hạn trong năm 2024 là 87,3 nghìn tỷ đồng, do 102 tổ chức phát hành.

Trong đó, có 2 doanh nghiệp rất khó khăn trong việc thanh toán, gồm: Công ty CP Đầu tư và Phát triển Sài Gòn (6.570 tỷ đồng); Công ty TNHH Mặt trời Cẩm Phả (870 triệu đồng).

Có 14 doanh nghiệp có khả năng gặp khó khăn trả nợ, với khối lượng 19,4 nghìn tỷ đồng, như: Công ty CP Sản xuất và kinh doanh VINFAST (11.500 tỷ đồng); Công ty CP Vinpearl (2.000 tỷ đồng); Công ty Tài chính TNHH MTV Shinhan Việt Nam (1.000 tỷ đồng);

Các doanh nghiệp thuộc nhóm còn lại, có giá trị đáo hạn lớn như: Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông (10.000 tỷ đồng); Công ty CP Đầu tư Xây dựng Trung Nam (4.100 tỷ đồng); Công ty CP Tập đoàn Đầu tư I.P.A (2.300 tỷ đồng); Công ty TNHH Masan Consummer Holding (2.100 tỷ đồng); Công ty CP Dịch vụ Giải trí Hưng Thịnh Quy Nhơn (2.600 tỷ đồng)…

Bộ Tài chính nhận định, dự kiến tình hình thị trường BĐS vẫn còn khó khăn, DN BĐS có dòng tiền yếu, tỷ lệ vay nợ cao và nguồn tiền mặt để trả nợ rất hạn chế, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Theo đó, các DN BĐS cần được tiếp tục theo dõi chặt chẽ về khả năng thanh toán nợ trái phiếu.

Minh Phương

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Thông tin thu phí cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, Nội Bài - Lào Cai

(ĐCSVN) – Tuyến Cầu Giẽ - Ninh Bình với đặc thù thu phí liên thông với tuyến Pháp Vân – Cầu Giẽ theo hình thức thu phí kín nên khi các trạm tuyến Pháp Vân – Cầu Giẽ (do Công ty BOT Pháp Vân Cầu Giẽ quản lý) tạm dừng thu phí, sẽ ảnh hưởng trực tiếp và không thể thực hiện được theo quy trình thu phí đã ban hành. VEC đã phải điều chỉnh quy trình thu phí (từ thu phí kín sang thu phí lượt tại một số trạm thu phí).

Sẽ kiểm tra, thanh tra dịch vụ liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp của các công ty chứng khoán

(ĐCSVN) - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa yêu cầu các công ty chứng khoán tuân thủ các quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ. Đồng thời sẽ tổ chức kiểm tra, thanh tra về việc cung cấp dịch vụ của các công ty chứng khoán liên quan đến TPDN và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Điện lực Miền Bắc giảm tỉ lệ tổn thất điện năng xuống còn 4,58%

(ĐCSVN) - Lũy kế 8 tháng, tỷ lệ tổn thất điện năng của Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) ở mức 4,58%, giảm 0,42% so với cùng kỳ 2020.

Dự báo xuất khẩu cà phê sang Hàn Quốc tiếp tục tăng trưởng

(ĐCSVN) - Làn sóng COVID-19 lần thứ 4 vẫn diễn biến phức tạp tại Hàn Quốc, tuy nhiên nhu cầu tiêu thụ cà phê của nước này không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hàn Quốc cũng tăng nhẹ từ 20,35% trong 6 tháng đầu năm 2020 lên 20,56% trong 6 tháng đầu năm 2021.

Bến Tre tập trung giải ngân vốn đầu tư công thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội

(ĐCSVN) - Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bến Tre, Thường trực Tỉnh ủy đã chỉ đạo các giải pháp đồng bộ đồng thời xem đây là nhiệm vụ quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Dự kiến khởi công dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C trong quí IV/2024   

Dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) có tổng mức đầu tư gần 971 tỉ đồng, dự kiến sẽ khởi công trong quí IV/2024, phấn đấu hoàn thành dự án trong năm 2025.

Cây xanh quan trọng nhưng thành phố cũng cần chỗ để làm đường

Để có mặt bằng làm các dự án hạ tầng giao thông lớn ở TP.HCM, nhiều cây xanh phải di dời hoặc bị đốn hạ.

Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư các dự án giao thông

Từ nguồn vốn đầu tư, nhiều dự án giao thông quan trọng được hoàn thành, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh cũng như từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông.

Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng

Rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Rừng là “lá phổi xanh” điều hòa thời tiết, khí hậu. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện.

Mời gọi đầu tư dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú   

Dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú, tọa lạc tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An có diện tích khoảng 85,198ha với tổng chi phí thực hiện hơn 10.662 tỉ đồng.
Top