Thứ ba, 14/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Nhiều doanh nghiệp lo lắng khi hội nhập TPP

Phần lớn các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến Hiệp định TPP, kể cả những doanh nghiệp nằm trong lĩnh vực có nhiều lợi thế là dệt may.

Tiến trình đàm phán về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là TPP) đang bước vào giai đoạn cuối chuẩn bị cho việc ký kết. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ dường như chưa quan tâm đến TPP, kể cả những doanh nghiệp nằm trong lĩnh vực có nhiều lợi thế khi vào TPP là dệt may.

Thưc hiện đi tắt, đón đầu để hội nhập kinh tế quốc tế một cách thuận lợi, cách đây 3 năm, Hội Dệt may thêu đan TP HCM đã tổ chức không ít cuộc trao đổi, thảo luận để các hội viên tiếp cận về TPP. Bởi dệt may là ngành được hưởng lợi nhiều nhất khi TPP được ký kết.

Ông Phạm Xhf uân Hồng, Chủ tịch Hội dệt may thêu đan TP HCM cho biết, để chuẩn bị cho các Hiệp định mới như TPP, FTA, Hội dệt may thêu đan TP HCM khuyến khích các doanh nghiệp trao đổi kinh nghiệm, hợp tác, liên kết với nhau, chuẩn bị những điều kiện như nguyên phụ liệu để làm tốt FOB và chuẩn bị tốt cho các hiệp định khác sắp tới.

Tham gia Hiệp định TPP, các doanh nghiệp may cần phải chủ động tìm nguồn nguyên liệu trong nước. (Ảnh: Internet)

Hiệp hội doanh nghiệp TP HCM đã cùng với Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư Thành phố cũng đã liên tục tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, tọa đàm, hội thảo, bàn về TPP. Tuy nhiên, theo đánh giá của Hiệp Hội doanh nghiệp thành phố, cứ 10 doanh nghiệp chỉ có khoảng 5 doanh nghiệp biết về TPP. Với khoảng 200.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP HCM, nhưng chỉ có khoảng một nửa số doanh nghiệp biết đến TPP thì quả là điều đáng lo ngại.

Bà Phó Nam Phượng, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP HCM cho biết, doanh nghiệp rất thiếu thông tin về TPP. Sự chuẩn bị cho TPP của các doanh nghiệp vẫn còn rất sơ sài, thậm chí có người không hiểu TPP là gì. Trung tâm đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo và mời doanh nghiệp đến nghe miễn phí, tuy nhiên vẫn không có nhiều các doanh nghiệp tham gia.

Lý giải cho việc thiếu quan tâm đến TPP, nhiều doanh nghiệp cho rằng: Tình hình kinh tế khó khăn, họ đang phải gồng mình để lo cho sự tồn tại của doanh nghiệp, ít có thời gian để quan tâm, tìm hiểu kỹ về TPP. Họ còn có chung tâm lý là tới đâu hay tới đó. TPP còn rất xa vời và không ảnh hưởng nhiều đến ngành nghề của doanh nghiệp đang hoạt động.

Ông Lý Hoàng Nguyên, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Kỹ thuật Nguyệt Nhân thừa nhận: “Doanh nghiệp có quan tâm đến TPP nhưng chưa thấu đáo, mặc dù biết rằng nếu hiểu được về TPP thì chắc chắn mỗi doanh nghiệp sẽ có khả năng hưởng lợi từ hiệp định này”.

Việt Nam đang có thế mạnh về dệt may và có nhiều lợi thế hơn hẳn các nước châu Á về tay nghề và kinh nghiệm. Vì vậy, khi hội nhập TPP sẽ mang lại nhiều lợi ích cho ngành này.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại mà theo Tập đoàn dệt may Việt Nam là trong tổng số 2.000 doanh nghiệp dệt may của cả nước thì số doanh nghiệp chuẩn bị cho TPP chỉ đếm trên đầu ngón tay. Phần lớn những đơn vị quan tâm đến TPP là các tập đoàn lớn, vì chỉ có những tập đoàn mới có đủ điều kiện nghiên cứu, tìm hiểu và chuẩn bị tốt cho hội nhập TPP, còn doanh nghiệp vừa và nhỏ thì thật sự hết sức khó khăn. 

Để hội nhập tốt TPP, những yêu cầu đặt ra cho doanh nghiệp Việt Nam là phải chuẩn bị về nguồn nhân lực, nguồn thiết bị công nghệ mới và đảm bảo về vấn đề sở hữu trí tuệ.

Riêng với ngành dệt may, muốn thắng lợi khi vào TPP thì phải chủ động về nguồn nguyên phụ liệu có xuất xứ từ Việt Nam. Nhà sản xuất phải tự thiết kế mẫu, chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu, sản xuất ra sản phẩm của mình và bán thẳng sản phẩm cho những người mua hàng (buyer) tại các triển lãm chào hàng quốc tế, có như vậy mới thắng lớn.

Trong khi đó lâu nay, ngành dệt may Việt Nam chủ yếu làm hàng gia công, chưa tự chủ động sản xuất, khâu thiết kế còn hạn chế, nguồn nguyên phụ liệu sản xuất từ trong nước lại là khâu yếu nhất chưa thể giải quyết được.

Đơn cử, mỗi năm thị trường Việt Nam tiêu thụ tới 6,8 tỷ mét vải, nhưng nguồn cung cấp tại Việt Nam chỉ có 800 triệu mét vải. Vì vậy, 6 tỷ mét vải còn lại doanh nghiệp trong nước buộc phải nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc và mua trôi nổi trên thị trường.

Còn về dệt nhuộm, một doanh nghiệp tại TP HCM chia sẻ: Muốn đầu tư một nhà máy nhuộm phải có diện tích đất 10ha, ngoài ra còn phải mất hàng tỷ đồng để nhập trang thiết bị, máy móc. Thế nhưng, điều này lại nằm ngoài khả năng của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, rất cần có sự quan tâm đầu tư của nhà nước trong việc quy hoạch, phát triền vùng nguyên liệu và đầu tư cho dệt, nhuộm phục vụ ngành dệt may trong hội nhập.

Được hỏi về TPP, ông Nguyễn Hữu Toàn, Phó Giám đốc Công ty CP May Sài Gòn 2 cho biết, theo thông tin cập nhật mới nhất, 3 – 4 năm đầu tham gia TPP, sản phẩm vào thị trường Mỹ vẫn được hưởng thuế suất 0%, nguồn nguyên liệu cũng được nhập từ nước ngoài vào.

Tuy nhiên ông Toàn cũng chia sẻ những khó khăn với doanh nghiệp dệt may đang gặp phải khi hội nhập TPP: “Sau thời gian 3 – 4 năm đâu, các doanh nghiệp phải thực hiện chính sách Yarn Forward tức là nguyên tắc xuất xứ từ sợi trở đi. Điều này đòi hỏi công nghiệp dệt trong nước phải phát triển đủ mạnh. Đối với lĩnh vực may, ngay từ bây giờ phải chủ động tìm nguồn nguyên liệu trong nước. Vì may mà không có vải thì không thể thực hiện Yarn Forward được”.

Tại Hội nghị thường niên lần thứ 48 của Hội đồng thành viên Ủy ban Thương mại Khẩn cấp Hoa Kỳ (ECAT) diễn ra tại Mỹ ngày 15/7 vừa qua, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh đã khẳng định: Cùng với các cơ hội, lợi ích, TPP mang đến không ít thách thức cho Việt Nam, rõ nhất là nguy cơ doanh nghiệp trong nước không đủ sức cạnh tranh, không tận dụng được cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu, thậm chí có thể sẽ phải thua thiệt thị phần ngay trên "sân nhà", ảnh hưởng công ăn việc làm của người lao động.

Nguy cơ đã được chỉ rõ, thế nhưng ở trong nước, công tác thông tin tuyên truyền và nhất là khâu chuẩn bị hội nhập TPP cho doanh nghiệp dường như mới bắt đầu. Các doanh nghiệp - lực lượng chính trực tiếp tham gia thực hiện các quy định của TPP thất sự chưa quan tâm, hoặc là thờ ơ đón nhận, còn số ít doanh nghiệp thì tự mình lên kế hoạch chuẩn bị tham gia. Vì vậy, để hội nhập tốt kinh tế quốc tế, đã đến lúc rất cần có sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của các bộ, ngành, địa phương trong việc chuẩn bị chính sách phù hợp để thực hiện chứ không thể để doanh nghiệp tự bơi./.

Cao Thoa/VOV - TP HCM

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Hoàn trả mặt bằng phía trên nhà ga ngầm Bến Thành tuyến metro số 1

(ĐCSVN) - Thông tin từ Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR), sau khi hoàn tất công tác thi công đổ bê tông toàn bộ sàn đỉnh nhà ga trung tâm Bến Thành chào mừng lễ 30/4 vừa qua, nhà thầu đã triển khai thi công san lấp, nhằm tái lập hoàn trả mặt bằng nhà ga trung tâm Bến Thành.

Hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện đợt 3 khoảng 1.200 - 1.300 tỷ đồng

(ĐCSVN) – Đại diện Bộ Công Thương cho biết số tiền giảm giá điện để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của người dân do tác động của dịch COVID-19 đợt 3 từ 1.200-1.300 tỷ đồng.

Hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện đợt 3 khoảng 1.200 - 1.300 tỷ đồng

(ĐCSVN) – Đại diện Bộ Công Thương cho biết số tiền giảm giá điện để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của người dân do tác động của dịch COVID-19 đợt 3 từ 1.200-1.300 tỷ đồng.

Ký kết hợp đồng Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I

(ĐCSVN) - Ngày 17/06, tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Liên danh Nhà thầu MC-HDEC-CC1 tổ chức Lễ ký kết Hợp đồng Gói thầu số 15 (EPC-QTI) – “Thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp công trình Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I”.

Đột xuất kiểm tra bắt giữ lô đông trùng hạ thảo Tây Tạng không rõ nguồn gốc

(ĐCSVN) - 480 con đông trùng hạ thảo đựng trong 36 vỉ hút chân không vừa bị Tổ công tác 368 (Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Cục Nghiệp vụ QLTT và Đội QLTT số 1 (Cục QLTT Hà Nội) đột xuất kiểm tra và thu giữ sáng ngày 17/6, tại Hà Nội.

Sâu, bệnh gây hại ít ở đầu vụ sản xuất lúa Hè Thu 2024   

Mặc dù sâu, bệnh gây hại trên lúa Hè Thu 2024 có tăng so với tuần trước nhưng tỷ lệ nhiễm và mật độ gây hại thấp, chủ yếu là bệnh đạo ôn lá, sâu đục thân, rầy phấn trắng, nông dân cần chủ động phòng ngừa.

Phát huy vai trò của kinh tế hợp tác trong xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, kinh tế hợp tác (KTHT) mà nòng cốt là các hợp tác xã (HTX) đã từng bước khẳng định được vai trò quan trọng trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh.

Cây khóm trên đất Thủ Thừa

Cây khóm dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, vốn đầu tư thấp lại ít sâu, bệnh. Đặc biệt, cây khóm chịu phèn, mặn rất tốt nên phù hợp trồng ở vùng “rốn phèn”.

Hỗ trợ sản xuất lúa theo hướng VietGAP tại Tân Hưng   

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Long An phối hợp ngành Nông nghiệp huyện Tân Hưng tổ chức triển khai mô hình điểm sản xuất lúa theo hướng VietGAP lúa vụ Hè Thu 2024 tại huyện Tân Hưng.

Nỗ lực phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể   

UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành tỉnh, Liên minh Hợp tác xã, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp triển khai các giải pháp xây dựng, phát triển HTX

Khát vọng thịnh vượng xây dựng đô thị loại I

Năm 2024, TP.Tân An tròn 15 tuổi và được xác định là năm tăng tốc để đạt những mục tiêu đề ra. Đó là hoàn thành sớm các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ TP.Tân An lần thứ XI;...

Đồng Nai: Cá chết nổi trắng hồ thủy lợi Sông Mây

Do lượng cá chết lên đến gần 200 tấn, nhằm tránh ô nhiễm nguồn nước, các công nhân đội nắng, làm việc xuyên lễ để vớt cá, dọn dẹp vệ sinh lòng hồ.

Thêm gần 200 cây xanh phải di dời, đốn hạ làm dự án kết nối metro số 1

Giấy phép chặt hạ, dịch chuyển số cây xanh dọc đường Võ Nguyên Giáp vừa được Trung tâm phát triển hạ tầng kỹ thuật TP Thủ Đức cấp cho Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (Sở GTVT TP.HCM).

Giao thông đi trước mở đường tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội

Với việc đầu tư hệ thống giao thông tương đối đồng bộ, hiện đại, có tính kết nối cao đã góp phần khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh trong phát triển KT-XH,...

Thế giới cần 4.000 tỷ USD mỗi năm để chuyển đổi năng lượng tái tạo

Chuyên gia của tập đoàn BlackRock nhận định châu Á-Thái Bình Dương thực sự là trung tâm của cơ hội đầu tư năng lượng xanh và hãng này cũng nhận thấy cơ hội tại nhiều khu vực trên thế giới.

Tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng đạt 159.200 tỉ đồng 

(CT) - Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) - Chi nhánh TP Cần Thơ, ước đến cuối tháng 4-2024, tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn thành phố đạt 159.200 tỉ đồng, tăng 1,76% so với tháng 12-2023

Khai mở thị trường vốn Việt Nam 

Theo ước tính của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB), các biện pháp cải cách thị trường vốn đúng đắn có thể đem lại cho Việt Nam trên 78 tỉ USD vốn đầu tư mới cho đến năm 2030.

Cảng Quốc tế Long An đón đoàn Tổng lãnh sự quán Ấn Độ đến thăm và làm việc

Đoàn Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP.HCM, Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ tại TP.HCM thăm và làm việc Cảng Quốc tế Long An.

Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh sản xuất công nghiệp 

(CT) - UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Chỉ thị số 13/CT-UBND, ngày 7-5-2024, về việc tăng cường hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP Cần Thơ.

Agribank dành hơn 180.000 tỉ đồng vốn ưu đãi lãi suất thấp hỗ trợ khách hàng sản xuất, kinh doanh 

Thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg, ngày 2-5-2024 của Thủ tướng Chính phủ, về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô
Top