Thứ ba, 14/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Những chiếc 'cần câu' sinh kế

Giúp người dân phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo là mục tiêu mà các địa phương trong huyện Châu Thành, tỉnh Long An luôn hướng tới. Bên cạnh việc quan tâm tặng quà, hỗ trợ giải quyết khó khăn về nhà ở, các địa phương còn tổ chức nhiều chương trình, hoạt động giúp các hộ nghèo, cận nghèo có nguồn vốn, kiến thức để phát triển sản xuất. Đó chính là những chiếc “cần câu” sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo vươn lên, ổn định cuộc sống.

Những nguồn vốn kịp thời

Vườn bí đao của ông Nguyễn Xuân Bình (ấp 1, xã Hiệp Thạnh, huyện Châu Thành) đang cho trái, đem lại nguồn thu nhập tương đối ổn định cho gia đình trong thời gian chờ thanh long cho thu hoạch. Vợ chồng ông Bình đều sống bằng nghề nông nghiệp, con của ông đang độ tuổi tới trường.

Nhiều năm trước, do thiếu vốn và kỹ thuật, việc sản xuất của vợ chồng ông gặp nhiều khó khăn, gia đình thuộc diện hộ cận nghèo của xã. Là hội viên Hội Nông dân xã, ông được tham gia tổ góp vốn xoay vòng trong chi hội. Mỗi thành viên đóng góp 500.000 đồng/tháng. Hàng tháng, số tiền đóng góp được trao cho 1 thành viên trong tổ làm vốn phát triển sản xuất. Ông Bình kể: “Với nguồn vốn xoay vòng gần 15 triệu đồng, khi được nhận, tôi đầu tư trồng lại 1 vụ hoa màu hoặc mua phân bón, thuốc chăm sóc vườn thanh long.

Các thành viên khác thấy hoàn cảnh gia đình tôi khó khăn nên thường ưu tiên cho tôi nhận vốn trước để bắt đầu đợt gieo trồng mới. Tổ góp vốn không tính lãi, như một cách để dành, tôi cũng “nhẹ lo” phần trả lãi. Nhiều lợi ích như vậy nên tôi tham gia tổ góp vốn cũng được mấy năm rồi”. Chí thú làm ăn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn góp xoay vòng, kinh tế gia đình ông Bình dần phát triển. Hiện gia đình ông đã thoát diện cận nghèo.

Với nguồn vốn góp xoay vòng, ông Nguyễn Xuân Bình (ấp 1, xã Hiệp Thạnh) đầu tư trồng hoa màu và chăm sóc cho vườn thanh long

Theo Chủ tịch Hội Nông dân xã Hiệp Thạnh - Nguyễn Ngọc Hạnh, mô hình góp vốn xoay vòng trong chi hội nông dân được duy trì từ nhiều năm và ngày càng phát triển. Hiện tại, cả 7 chi hội thuộc 7 ấp đều có tổ góp vốn xoay vòng với số lượng thành viên tham gia từ 30-40 người, mang lại hiệu quả tích cực. Bà Hạnh cho biết: “Mô hình góp vốn xoay vòng tại các chi hội giúp hỗ trợ nguồn vốn kịp thời cho hội viên, đặc biệt là hội viên có hoàn cảnh khó khăn. Chúng tôi tiếp tục vận động nhân rộng mô hình, hướng tới mỗi chi hội có 2-3 tổ góp vốn”.

Việc hỗ trợ nguồn vốn cho hộ nghèo, cận nghèo giúp họ có điều kiện phát triển sản xuất là cách làm hiệu quả, được nhiều địa phương thực hiện. Nguồn vốn hỗ trợ có thể không quá lớn nhưng sẽ là nền tảng để các gia đình bắt đầu hoặc mở rộng việc sản xuất, góp phần tăng thu nhập, từng bước cải thiện kinh tế.

Tháng 6 vừa qua, UBMTTQ Việt Nam xã An Lục Long tổ chức trao tiền hỗ trợ cho 4 hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã với tổng kinh phí 35 triệu đồng. Nguồn vốn được trích từ Quỹ Vì người nghèo của địa phương. Thông tin từ UBND xã An Lục Long, trước khi tổ chức trao nguồn vốn hỗ trợ, địa phương tiến hành tiếp cận, khảo sát nhu cầu về vốn của các hộ nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Nắm được có 3 hộ dân mong muốn có vốn nuôi dê và 1 hộ cần vốn trồng hoa màu, UBMTTQ Việt Nam xã trao kinh phí hỗ trợ, tạo điều kiện cho họ phát triển kinh tế. Theo đánh giá của địa phương, hỗ trợ vốn phát triển sản xuất là việc làm thiết thực, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của các hộ nghèo, cận nghèo, tạo động lực cho các hộ dân vươn lên ổn định cuộc sống, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Trong khi các nguồn vốn hỗ trợ từ xã, thị trấn đáp ứng nhu cầu đầu tư, phát triển sản xuất nhỏ thì nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội giúp các hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện tiếp cận nguồn vốn lớn hơn với lãi suất ưu đãi. Từ đầu năm 2023 đến nay, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Châu Thành giải ngân gần 20 tỉ đồng để người dân duy trì và trồng mới thanh long. Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH theo định hướng của Đảng bộ huyện, thực hiện thành công các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững. Hộ nghèo toàn huyện vào cuối năm 2022 là 0,53%.

Trao kiến thức và cơ hội

Ngoài hỗ trợ vốn, huyện Châu Thành còn chú trọng hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo bằng nhiều biện pháp khác. Dự án Chăn nuôi bò thịt giai đoạn 2020-2023 đã trao cơ hội cho 1 hộ nghèo và 5 hộ cận nghèo ở xã Vĩnh Công và Thuận Mỹ. Theo đó, mỗi hộ nghèo được hỗ trợ kinh phí 15 triệu đồng, hộ cận nghèo được hỗ trợ 10 triệu đồng làm vốn chăn nuôi bò thịt, góp phần cải thiện đời sống.

Là một trong những hộ dân được hỗ trợ kinh phí trong dự án chăn nuôi bò thịt, anh Huỳnh Tuấn Kiệt (ấp 6, xã Vĩnh Công) chia sẻ: “Nhận được 15 triệu đồng tiền vốn nuôi bò, tôi vui lắm! Nuôi bò ít tốn chi phí, chủ yếu lấy công làm lời. Nếu bò bán được giá thì gia đình tôi sẽ có lời”.

Theo đánh giá của UBND huyện, dự án chăn nuôi bò thịt góp phần giúp người dân hiểu rõ đường lối, chủ trương về chương trình giảm nghèo bền vững; đồng thời, động viên các hộ nghèo, cận nghèo xóa dần mặc cảm hoặc ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng.

UBMTTQ Việt Nam xã An Lục Long trao vốn hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo (Ảnh: địa phương cung cấp)

Bên cạnh đó, địa phương còn nỗ lực giúp người dân, đặc biệt là hộ nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận khoa học - kỹ thuật, cách thức sản xuất hiệu quả thông qua các lớp dạy nghề, chuyển giao khoa học - kỹ thuật. Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn gắn với phát triển KT-XH được các xã, thị trấn đặc biệt chú trọng.

Từ đầu năm 2023 đến nay, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện phối hợp các xã, thị trấn tổ chức mở 10 lớp đào tạo nghề cho 290 lao động nông thôn, trong đó, nghề phi nông nghiệp 2 lớp với 50 học viên, nghề nông nghiệp 8 lớp với 240 học viên tham gia. Các lớp dạy nghề chủ yếu là kỹ thuật trồng thanh long, chăm sóc cây cảnh, trồng rau mầm, trồng nấm,...

Thông qua việc triển khai nhiều chương trình, hoạt động, huyện Châu Thành trao cho hộ nghèo, cận nghèo động lực để phát triển sản xuất, từng bước thoát nghèo./.

Quế Lâm

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng - Tại sao không?!

(ĐCSVN)- Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Không thể để giá vàng "nhảy múa", cần quản lý chặt chẽ thị trường vàng

(ĐCSVN) - Quản lý thị trường vàng còn nhiều bất cập, giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch lớn, tình trạng buôn lậu vàng diễn biến phức tạp. Đây là vấn đề được nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu ý kiến tại phiên họp sáng 13/5.

Đẩy mạnh triển khai thực hiện chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt   

UBND tỉnh Long An có văn bản yêu cầu đẩy mạnh triển khai thực hiện chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt.

Điều dưỡng - Những bông hoa lặng thầm tỏa hương

(ĐCSVN) – Những người làm công tác điều dưỡng ngày càng đóng vai trò quan trọng nhưng vẫn chưa được xã hội nhìn nhận đầy đủ về sứ mệnh nghề nghiệp cũng như vai trò trong cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Lấp “khoảng trống” pháp luật để bảo vệ trẻ em khi tham gia giao thông

(ĐCSVN) - Việt Nam hiện chưa quy định về việc sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô. Đây là một “khoảng trống” về pháp luật cần được sớm bổ sung hoàn thiện trong thời gian tới để bảo vệ trẻ em tốt hơn.

Nền nhiệt Bắc Bộ phổ biến từ 31-33 độ C

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 24/4, Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng, nền nhiệt cao nhất phổ biến từ 31-33 độ C. Trung Bộ ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào, dông vài nơi. Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối có mưa rào, dông rải rác. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Kỳ thi Kỹ năng nghề năm 2021 sẽ tranh tài ở nhiều nghề có nhu cầu lao động lớn

(ĐCSVN) - Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 12 dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 15/9/2021 đến ngày 4/10/2021. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp khuyến khích các bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hiệp hội nghề nghiệp, tập đoàn và doanh nghiệp tiếp tục đề xuất tổ chức thi và đăng ký cử thí sinh tham dự ở các nghề có nhu cầu lao động lớn, các nghề phục vụ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Công đoàn các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội phát động Tháng Công nhân 2021

(ĐCSVN) - Nhiều công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trong các doanh nghiệp thuộc Công đoàn các khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội đã được nhận quà, tư vấn pháp luật, khám sức khỏe... tại lễ phát động Tháng Công nhân 2021.

Truyền thông sức khỏe sinh sản cho sinh viên Nghệ An

(ĐCSVN) - Chương trình nhằm tuyên truyền giáo dục nhận thức cho đoàn viên thanh niên nói chung và sinh viên Nghệ An nói riêng về sức khỏe sinh sản, hướng đến lối sống lành mạnh trong giới trẻ.

Kịp thời hướng dẫn người dân kỹ năng ứng phó với mưa dông, lũ quét, sạt lở đất

(ĐCSVN) - Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đề nghị các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với cơ quan thông tin truyền thông tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn người dân kỹ năng ứng phó mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh và lũ quét, sạt lở đất để chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại.

Phương án nào để người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

(ĐCSVN) - Chính phủ đưa ra 2 phương án quy định các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Còn Uỷ ban Xã hội trong báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo luật đã đưa ra 5 quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Có Quỹ hay không, sao mãi bàn?

(ĐCSVN) - Việc xây dựng một hành lang pháp lý đủ tầm là giải pháp hết sức cần thiết và quan trọng để các quỹ ngoài ngân sách nhà nước đi vào “nề nếp”; cũng để không phải "cứ ngồi bàn mãi là có quỹ hay không" với mỗi dự luật khi đưa ra bàn thảo.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề rất day dứt

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng rất day dứt. Trong giai đoạn 2016- 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người…

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Còn đó bất cập cần tháo gỡ!

(ĐCSVN) - Bộ GD&ĐT mới ban hành "chùm" Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học. Xung quanh vấn đề này còn đó những bất cập cần tiếp tục tháo gỡ.

Cần loại bỏ hiểm họa từ những thần tượng tai tiếng

(ĐCSVN) – Thời gian gần đây, hàng loạt các video có nội dung không lành mạnh của những người trẻ tuổi có xu hướng nổi loạn, xuất hiện với tần suất nhiều trên mạng xã hội đã làm dấy lên những nỗi lo...

Hỗ trợ 480 chị thoát nghèo, cận nghèo 

(CT) - Trong nửa nhiệm kỳ 2021-2026, các cấp Hội LHPN quận Cái Răng luôn chủ động, sáng tạo trong triển khai, quán triệt nghị quyết đại hội đại biểu phụ nữ các cấp đến cán bộ, hội viên, phụ nữ; huy động được sức mạnh tổng hợp

Phong Ðiền phát động “Tháng nhân đạo” năm 2024 

(CT) - Ngày 10-5, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Phong Điền và Hội CTĐ xã Tân Thới tổ chức lễ phát động “Tháng nhân đạo” năm 2024. Bà Lê Thị Bạch Đàng, Phó Chủ tịch Hội CTĐ TP Cần Thơ đến dự.

Chiến sĩ “sao vuông” trên các mặt trận

Bằng sự tận tâm, trách nhiệm, chiến sĩ “sao vuông” Nguyễn Chí Phương (SN 1996) - Tiểu đội trưởng Dân quân thường trực, Ban Chỉ huy Quân sự thị trấn Cần Giuộc, huyện Cần Giuộc, có nhiều đóng góp cho địa phương.

Hết lòng vì học sinh thân yêu

Gần 30 năm gắn bó với nghề, Nhà giáo Ưu tú Võ Thị Kim Phượng - giáo viên Trường Tiểu học Bình Thạnh (huyện Thủ Thừa), không ngại khó, luôn hết lòng vì học sinh thân yêu.

Hoạt động Mai táng 0 đồng - Khi nghĩa tử là nghĩa tận

Với suy nghĩ “Nghĩa tử là nghĩa tận”, trong suốt 3 năm hoạt động, Đội Mai táng 0 đồng của Hội Từ thiện chùa Ân Thọ (TP.Tân An, tỉnh Long An) đã hỗ trợ an táng thân nhân của 102 hộ gia đình qua đời do tai nạn giao thông,...
Top