Thứ ba, 14/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Phát triển nhà ở xã hội cần những giải pháp đồng bộ (Bài 1)

Là một trong những tỉnh, thành nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉnh có tốc độ phát triển KT-XH hàng năm duy trì ở mức cao, quy mô nền kinh tế đứng đầu Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thứ 12 cả nước và tốp 3 cả nước về quy mô các khu công nghiệp. Những năm qua, bên cạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đô thị hóa diễn ra nhanh, nhiều đô thị được mở rộng về không gian, phát triển mạnh mẽ về kết cấu hạ tầng. Việc hình thành các khu nhà ở, khu đô thị góp phần thay đổi diện mạo đô thị. Tuy nhiên, hiện nay, các dự án (DA) phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh đa số là DA nhà ở thương mại, thiếu phân khúc xây dựng các DA nhà ở xã hội (NƠXH). Trong khi đó, nhu cầu NƠXH của công nhân, lao động (CNLĐ), người có thu nhập thấp vẫn rất cao. Để đạt mục tiêu hoàn thành 95.000 căn NƠXH vào năm 2030 rất cần những giải pháp đồng bộ.

Bài 1: Công nhân, lao động “khát” nhà ở xã hội

Qua kết quả khảo sát của Liên đoàn Lao động tỉnh, thu nhập bình quân của CNLĐ trên địa bàn tỉnh khoảng 4,8 triệu đồng/tháng. Với chi phí thuê nhà ở từ 600.000-2 triệu đồng/tháng, sau thời gian làm việc, tích lũy, có khảng 60% CNLĐ rời Long An về quê. Nhiều CNLĐ không thể tích lũy đủ để mua nhà ở như giá thị trường hiện nay.

Khu Ký túc xá Bình An, Công ty Cổ phần Dệt Đông Quang là mái ấm chung của hàng ngàn công nhân, lao động

Nhà ở xã hội giúp công nhân, lao động “an cư, lạc nghiệp”

Ký túc xá (KTX) Bình An của Công ty (Cty) CP Dệt Đông Quang (xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa) nhiều năm qua là mái ấm chung của các thế hệ CNLĐ. Nhiều người ở đây gắn bó với Cty lên đến trên 10 năm. Với 528 phòng, sức chứa tối đa khoảng 2.000 CN, so với các nhà trọ CN khác tại huyện Đức Hòa, KTX Bình An có giá thuê thấp hơn 200.000 đồng/phòng/tháng.

Anh Châu Chên (quê huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) có gần 4 năm gắn bó với KTX Bình An và Cty CP Dệt Đông Quang. Với anh, KTX Bình An cũng như mái ấm chung cho các CNLĐ. “Ở đây rất thuận lợi cho công việc, phòng rộng rãi, an ninh bảo đảm giúp chúng tôi yên tâm nghỉ ngơi sau những giờ làm việc mệt nhọc. Điều quan trọng hơn, việc ở tại KTX cũng giúp chúng tôi tiết kiệm được một khoản để lo cho cuộc sống” - anh Châu Chên cho biết.

Lớp học tình thương tại Ký túc xá Bình An, Công ty Cổ phần Dệt Đông Quang giúp nhiều con em công nhân, lao động xóa mù chữ

Đa số LĐ thuê trọ tại KTX Bình An có hoàn cảnh khó khăn đến từ tỉnh An Giang, Trà Vinh, nhiều người trong số họ bị mù chữ, thậm chí có cả gia đình đến đây đều mù chữ. Vì vậy, nhiều năm qua, trong khuôn viên KTX, những tiếng “ê, a” từ lớp xóa mù chữ vẫn đều đặn ngân vang. Lớp học đã giúp nhiều người, nhất là các em nhỏ biết được con chữ, làm phép tính. Hiện lớp xóa mù chữ tại khu KTX có khoảng 100 em theo học. Theo đại diện Ban Quản lý khu KTX Bình An, để tạo điều kiện xóa mù chữ cho LĐ, nhất là các em nhỏ, 10 năm qua, KTX duy trì lớp học. Sau khi được trang bị kiến thức cơ bản, chính các em lại được Cty nhận vào làm việc. Thời gian qua, có trên 60 em đã hoàn thành lớp học và được nhận vào Cty CP Dệt Đông Quang làm việc với thu nhập ổn định.

Giám đốc Hành chính - Nhân sự, Cty CP Dệt Đông Quang - Nguyễn Tấn Dũng cho biết: “Từ khi đi vào hoạt động, bên cạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, Cty đặt mục tiêu ổn định cuộc sống của CN. Năm 2007, Cty triển khai DA nhà ở KTX cho CN với số vốn đầu tư 30 tỉ đồng nhằm giúp CNLĐ có nơi ở ổn định, an tâm làm việc, gắn bó với Cty. Nhiều CN từ khi vào ở tại KTX đã ở đây nhiều năm, có gia đình gắn bó 2 thế hệ”. Ngoài khu KTX Bình An, hiện trên địa bàn huyện Đức Hòa cũng có nhiều khu nhà trọ CN tập trung do tư nhân xây dựng như khu nhà trọ 469 (xã Đức Hòa Hạ) với trên 600 phòng; khu nhà trọ Hai Bình (xã Đức Hòa Hạ) với 219 phòng trọ, an ninh khép kín phần nào đáp ứng nhu cầu ở trọ của CNLĐ trên địa bàn.

Khu lưu trú công nhân tại Khu công nghiệp Long Hậu (huyện Cần Giuộc) được đầu tư khang trang với đầy đủ tiện ích, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động

Còn tại Khu công nghiệp (KCN) Long Hậu, huyện Cần Giuộc, từ năm 2009 đến nay, khu lưu trú CN với quy mô 1,35ha, gồm 594 phòng được đưa vào sử dụng, phục vụ nhu cầu an cư cho CN trong KCN với đầy đủ tiện ích như khuôn viên cây xanh, khu thể thao, phòng khám bệnh,... Theo Giám đốc Tiếp thị Kinh doanh, Cty CP Long Hậu - Bùi Lê Trung Hiếu, đối với các doanh nghiệp sản xuất, nhu cầu giữ chân người LĐ rất quan trọng. Việc xây dựng khu lưu trú cũng là yếu tố để giúp CN yên tâm LĐ.

“Theo tôi, không riêng gì KCN Long Hậu mà tất cả KCN hiện nay đều rất cần xây dựng các khu lưu trú cho CNLĐ. Trong đó, các khu lưu trú cần bảo đảm cho người LĐ được thụ hưởng những tiện ích nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, vui chơi, giải trí sau giờ LĐ, sản xuất” - ông Bùi Lê Trung Hiếu nói.

Người lao động trông chờ nhà ở xã hội

Nhiều năm làm việc tại tỉnh Long An, chị Thạch Thị Huỳnh Thay (quê tỉnh Trà Vinh) vẫn phải ở trọ vì không thể tiếp cận giá nhà đất hiện tại. “Với tôi cũng như nhiều CNLĐ phổ thông, mong ước về căn nhà để “an cư, lạc nghiệp” vẫn chỉ dừng lại ở ước mơ. Mức lương 5-7 triệu đồng/tháng, trừ các chi phí sinh hoạt, số còn lại không đủ tích lũy để mua nhà. Tôi chỉ mong Nhà nước có các DA nhà ở dành riêng cho người LĐ có thu nhập thấp với mức giá hợp lý, chính sách chi trả ưu đãi để chúng tôi có nơi ở ổn định, gắn bó với tỉnh Long An” - chị Thay cho biết.

Theo anh Nguyễn Văn Thương (CN KCN Tân Đức, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa), ngoài các khu nhà trọ tập trung, hiện rất nhiều CNLĐ mong muốn “mua được đất, cất được nhà” để gắn bó với doanh nghiệp lâu dài. Tuy nhiên, giá đất trên địa bàn huyện Đức Hòa hiện nay rất cao. “Muốn mua đất, cất nhà ít nhất phải có trong tay tiền tỉ. Trong khi số tiền đó vượt quá khả năng của CN. Vì vậy, chúng tôi mong địa phương có sự quan tâm đầu tư các khu NƠXH với giá thành phù hợp để CNLĐ dễ dàng tiếp cận” - anh Thương bày tỏ.

Theo Phó Chủ tịch UBND xã Đức Hòa Hạ - Nguyễn Văn Thọ, hiện trên địa bàn xã có khoảng 20.000 người thường trú và 40.000 người tạm trú, chủ yếu là CNLĐ tại nhà máy, xí nghiệp. “Đối với xã phát triển công nghiệp như Đức Hòa Hạ, nhu cầu nhà ở CN, NƠXH rất lớn. Chúng tôi rất mong tỉnh có những chính sách để thu hút các nhà đầu tư quan tâm đầu tư phân khúc này. Điều đó không chỉ giúp CNLĐ có nơi ở ổn định, gắn bó với doanh nghiệp mà còn giúp địa phương trong công tác chỉnh trang diện mạo, bảo đảm an ninh, trật tự” - ông Nguyễn Văn Thọ cho biết.

Theo kết quả khảo sát và nắm tình hình quan hệ LĐ, thu nhập, đời sống, việc làm của đa số CNLĐ trên địa bàn tỉnh, thu nhập bình quân của 1 CNLĐ trên địa bàn tỉnh khoảng 4,8 triệu đồng/tháng. Tiền thuê nhà ở từ 600.000-2 triệu đồng/tháng. Hiện có khoảng 60% CNLĐ nhập cư sau thời gian làm việc, tích lũy rời tỉnh Long An về quê, bởi vì với thu nhập của CNLĐ hiện tại rất khó để có thể tự mua đất, xây nhà ở.

“Đa số CNLĐ mong muốn các đơn vị, doanh nghiệp tại các khu, cụm công nghiệp đầu tư nhiều khu nhà ở dành cho CNLĐ, NƠXH để CNLĐ tiếp cận, hưởng các chính sách ưu đãi như thuê, mua NƠXH với mức giá hợp lý trong khoảng từ 300-400 triệu đồng/căn” - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh - Lê Thị Thu Cúc cho biết.

Mặc dù nhu cầu NƠXH vẫn đang rất nóng nhưng hiện tại, việc phát triển NƠXH trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, không đạt chỉ tiêu đề ra, thậm chí có năm không có bất kỳ căn NƠXH hoàn thành và bàn giao, đưa vào sử dụng./.

Thực tế trên địa bàn tỉnh hiện nay, phần lớn nhà lưu trú, khu nhà trọ công nhân được xây dựng đã lâu, xuống cấp, diện tích nhỏ, hẹp khiến điều kiện ăn ở, sinh hoạt gặp không ít khó khăn. Mặt khác, các nhà trọ tư nhân hiện nay đa số có quỹ đất nhỏ, chủ yếu xây dựng các phòng trọ liền kề, không có khu vui chơi, giải trí sau giờ lao động, sản xuất.

(còn tiếp)

Kiên Định

Bài 2: Phát triển nhà ở xã hội không đạt chỉ tiêu nghị quyết

Sôi nổi hoạt động Tháng Công nhân

Hơn 10 năm qua, Tháng Công nhân thực sự trở thành ngày hội lớn của công nhân, lao động cả nước. Tại Long An, các cấp Công đoàn đã đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động hiệu quả và tạo sức lan tỏa mạnh mẽ...

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng - Tại sao không?!

(ĐCSVN)- Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Không thể để giá vàng "nhảy múa", cần quản lý chặt chẽ thị trường vàng

(ĐCSVN) - Quản lý thị trường vàng còn nhiều bất cập, giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch lớn, tình trạng buôn lậu vàng diễn biến phức tạp. Đây là vấn đề được nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu ý kiến tại phiên họp sáng 13/5.

Đẩy mạnh triển khai thực hiện chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt   

UBND tỉnh Long An có văn bản yêu cầu đẩy mạnh triển khai thực hiện chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt.

Điều dưỡng - Những bông hoa lặng thầm tỏa hương

(ĐCSVN) – Những người làm công tác điều dưỡng ngày càng đóng vai trò quan trọng nhưng vẫn chưa được xã hội nhìn nhận đầy đủ về sứ mệnh nghề nghiệp cũng như vai trò trong cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông sẽ khai thác từ 1/5

(ĐCSVN) – Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có báo cáo tình hình đánh giá an toàn hệ thống tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) và đề nghị Hội đồng kiểm tra Nhà nước xem xét nghiệm thu để kịp bàn giao cho Hà Nội khai thác vào dịp 1/5/2021 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông sẽ khai thác từ 1/5

(ĐCSVN) – Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có báo cáo tình hình đánh giá an toàn hệ thống tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) và đề nghị Hội đồng kiểm tra Nhà nước xem xét nghiệm thu để kịp bàn giao cho Hà Nội khai thác vào dịp 1/5/2021 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

TP Hồ Chí Minh: Giải quyết dứt điểm các chiều thiếu hụt xã hội cơ bản

(ĐCSVN) - Là đầu tàu kinh tế của cả nước, TP Hồ Chí Minh (TP) là một trong 6 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương áp dụng chuẩn nghèo riêng. Cách làm của TP là ưu tiên giải quyết dứt điểm các chiều thiếu hụt xã hội cơ bản trước và tới đây, sẽ đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho chính quyền cơ sở và người nghèo.

TP Hồ Chí Minh: Giải quyết dứt điểm các chiều thiếu hụt xã hội cơ bản

(ĐCSVN) - Là đầu tàu kinh tế của cả nước, TP Hồ Chí Minh (TP) là một trong 6 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương áp dụng chuẩn nghèo riêng. Cách làm của TP là ưu tiên giải quyết dứt điểm các chiều thiếu hụt xã hội cơ bản trước và tới đây, sẽ đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho chính quyền cơ sở và người nghèo.

TP Hồ Chí Minh: Giải quyết dứt điểm các chiều thiếu hụt xã hội cơ bản

(ĐCSVN) - Là đầu tàu kinh tế của cả nước, TP Hồ Chí Minh (TP) là một trong 6 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương áp dụng chuẩn nghèo riêng. Cách làm của TP là ưu tiên giải quyết dứt điểm các chiều thiếu hụt xã hội cơ bản trước và tới đây, sẽ đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho chính quyền cơ sở và người nghèo.

Phương án nào để người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

(ĐCSVN) - Chính phủ đưa ra 2 phương án quy định các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Còn Uỷ ban Xã hội trong báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo luật đã đưa ra 5 quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Có Quỹ hay không, sao mãi bàn?

(ĐCSVN) - Việc xây dựng một hành lang pháp lý đủ tầm là giải pháp hết sức cần thiết và quan trọng để các quỹ ngoài ngân sách nhà nước đi vào “nề nếp”; cũng để không phải "cứ ngồi bàn mãi là có quỹ hay không" với mỗi dự luật khi đưa ra bàn thảo.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề rất day dứt

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng rất day dứt. Trong giai đoạn 2016- 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người…

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Còn đó bất cập cần tháo gỡ!

(ĐCSVN) - Bộ GD&ĐT mới ban hành "chùm" Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học. Xung quanh vấn đề này còn đó những bất cập cần tiếp tục tháo gỡ.

Cần loại bỏ hiểm họa từ những thần tượng tai tiếng

(ĐCSVN) – Thời gian gần đây, hàng loạt các video có nội dung không lành mạnh của những người trẻ tuổi có xu hướng nổi loạn, xuất hiện với tần suất nhiều trên mạng xã hội đã làm dấy lên những nỗi lo...

Hỗ trợ 480 chị thoát nghèo, cận nghèo 

(CT) - Trong nửa nhiệm kỳ 2021-2026, các cấp Hội LHPN quận Cái Răng luôn chủ động, sáng tạo trong triển khai, quán triệt nghị quyết đại hội đại biểu phụ nữ các cấp đến cán bộ, hội viên, phụ nữ; huy động được sức mạnh tổng hợp

Phong Ðiền phát động “Tháng nhân đạo” năm 2024 

(CT) - Ngày 10-5, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Phong Điền và Hội CTĐ xã Tân Thới tổ chức lễ phát động “Tháng nhân đạo” năm 2024. Bà Lê Thị Bạch Đàng, Phó Chủ tịch Hội CTĐ TP Cần Thơ đến dự.

Chiến sĩ “sao vuông” trên các mặt trận

Bằng sự tận tâm, trách nhiệm, chiến sĩ “sao vuông” Nguyễn Chí Phương (SN 1996) - Tiểu đội trưởng Dân quân thường trực, Ban Chỉ huy Quân sự thị trấn Cần Giuộc, huyện Cần Giuộc, có nhiều đóng góp cho địa phương.

Hết lòng vì học sinh thân yêu

Gần 30 năm gắn bó với nghề, Nhà giáo Ưu tú Võ Thị Kim Phượng - giáo viên Trường Tiểu học Bình Thạnh (huyện Thủ Thừa), không ngại khó, luôn hết lòng vì học sinh thân yêu.

Hoạt động Mai táng 0 đồng - Khi nghĩa tử là nghĩa tận

Với suy nghĩ “Nghĩa tử là nghĩa tận”, trong suốt 3 năm hoạt động, Đội Mai táng 0 đồng của Hội Từ thiện chùa Ân Thọ (TP.Tân An, tỉnh Long An) đã hỗ trợ an táng thân nhân của 102 hộ gia đình qua đời do tai nạn giao thông,...
Top