Thứ tư, 15/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Quyền được tiêm chủng 

Hơn 13 triệu cái chết đã được ngăn chặn, tỷ lệ tử vong ở trẻ em trên thế giới đã giảm một nửa kể từ khi Liên minh vaccine và tiêm chủng toàn cầu GAVI ra đời năm 2000 để khuyến khích tăng khả năng tiếp cận với dịch vụ tiêm chủng ở các nước nghèo nhất.

Hơn 13 triệu cái chết đã được ngăn chặn, tỷ lệ tử vong ở trẻ em trên thế giới đã giảm một nửa kể từ khi Liên minh vaccine và tiêm chủng toàn cầu GAVI ra đời năm 2000 để khuyến khích tăng khả năng tiếp cận với dịch vụ tiêm chủng ở các nước nghèo nhất.

Có thể khẳng định vaccine là một trong những thành tựu y học vĩ đại của nhân loại và được công nhận là một trong những biện pháp can thiệp y tế thành công nhất trên toàn cầu. Tiêm chủng có thể giúp trẻ nhỏ và người trưởng thành phòng hơn 20 tác nhân gây bệnh nguy hiểm. Vaccine hiện có thể ngăn ngừa từ 3,5-5 triệu ca tử vong/năm do các bệnh như bạch hầu, uốn ván, ho gà, cúm, sởi. Các chiến dịch tiêm chủng đã giúp thế giới xóa sổ bệnh đậu mùa và gần như miễn nhiễm với bệnh bại liệt, cũng như đảm bảo trẻ em phát triển khỏe mạnh. Đại dịch COVID-19 đã cho thấy rõ hơn tầm quan trọng của vaccine trong việc tạo miễn dịch cộng đồng, khiến số ca mắc và tử vong giảm rõ rệt.

Vaccine không chỉ là “lá chắn” đặc hiệu chống lại tác nhân gây bệnh ở mỗi cá nhân, mà còn ngăn virus/vi khuẩn lây lan trong cộng đồng. Khi đa số người dân được tiêm phòng bệnh, sẽ giúp tạo ra miễn dịch cộng đồng, góp phần bảo vệ những nhóm người dễ bị tổn thương không thể tiêm vaccine vì yếu tố tuổi tác hay các bệnh lý khác.

Các chương trình tiêm chủng còn đem lại những lợi ích kinh tế đáng kể nhờ giảm chi phí chăm sóc sức khỏe, cũng như chi phí điều trị bệnh và đảm bảo năng suất lao động do không bị ốm đau. Đầu tư cho tiêm chủng đem lại lợi ích to lớn khi cải thiện sức khỏe và giảm gánh nặng bệnh tật. Hoạt động tiêm chủng là một thành tố quan trọng của an ninh y tế toàn cầu, bởi giúp các nước tăng khả năng chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các đợt bùng phát dịch bệnh và đại dịch. 

Tuy nhiên, tiến độ tiêm vaccine những năm gần đây có chiều hướng giảm, đặc biệt trong giai đoạn đại dịch COVID-19 bùng phát. Thống kê cho thấy trong thời gian đại dịch, 67 triệu trẻ em đã bỏ lỡ các mũi vaccine cần thiết để phòng những căn bệnh có thể gây tử vong hoặc tàn tật, trong đó châu Phi là 31 triệu trẻ và châu Á là 23 triệu trẻ. Năm 2022 có thêm khoảng 4 triệu trẻ em được tiêm vaccine trên thế giới so với năm 2021, nhưng vẫn có 20 triệu  em bỏ lỡ một hoặc nhiều mũi vaccine định kỳ và có tới 14 triệu trẻ không được tiêm bất kỳ mũi vaccine nào. Cũng năm 2022, gần 33 triệu trẻ em đã mắc sởi và khoảng 136.000 người, đa phần là trẻ em, đã tử vong vì căn bệnh này. Xung đột gia tăng, kinh tế sụt giảm, tâm lý do dự tiêm vaccine tăng là những yếu tố đe dọa công tác tiêm phòng cho trẻ em. Hậu quả là thế giới đang chứng kiến các bệnh tưởng chừng đã được kiểm soát, như bệnh bạch hầu và bệnh sởi, bất ngờ bùng phát trở lại. Dù tỷ lệ tiêm vaccine cao với 80% số trẻ em đã được tiêm phòng, nhưng các nước vẫn cần hành động mạnh mẽ hơn nữa trong vấn đề này.

Tháng 9 năm ngoái, trong khuôn khổ Khóa họp 54 Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, với tư cách thành viên tích cực, có trách nhiệm của Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam đã thúc đẩy sáng kiến tổ chức tọa đàm quốc tế về thúc đẩy quyền con người được tiêm chủng. Chính sách và thành tựu của Việt Nam về đảm bảo quyền con người được tiếp cận vaccine, tiêm chủng là yếu tố quyết định đưa Việt Nam đạt tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 gần 100%, là một trong những nước đạt tỷ lệ cao nhất trên thế giới, góp phần quan trọng trong việc kiểm soát hiệu quả đại dịch, bảo vệ sinh mạng của người dân, đồng thời duy trì tăng trưởng kinh tế trong đại dịch và phục hồi sau đại dịch. Quan điểm và kinh nghiệm của Việt Nam trong phòng chống đại dịch COVID-19 đã chứng minh cho tầm quan trọng của tiêm chủng và của vaccine trong việc giảm thiểu bất bình đẳng về y tế, cải thiện kết quả giáo dục và việc thụ hưởng các quyền khác của con người.

Năm nay, Tuần lễ Tiêm chủng thế giới do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phát động diễn ra từ ngày 24-30/4 một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của vaccine, qua đó kêu gọi các cá nhân, cộng đồng và chính phủ đoàn kết để thúc đẩy việc sử dụng vaccine rộng rãi, bảo vệ mọi người ở mọi lứa tuổi chống lại bệnh tật. Với chủ đề “Humanly Possible” (tạm dịch “Con người có thể”), chiến dịch đưa ra một thông điệp khẳng định chúng ta hoàn toàn có khả năng giúp mọi người được hưởng lợi từ “sức mạnh” bảo vệ của vaccine.

NGUYỄN HẰNG (TTXVN)

Trung Quốc phát triển máy bay thân rộng 

Sau khi tự khẳng định là nhà sản xuất máy bay thương mại với việc ra mắt máy bay thân hẹp C919, Trung Quốc đang bắt đầu phát triển C939, loại máy bay thân rộng mới và là chiếc thứ ba trong loạt máy bay chở khách nội địa.

Nỗ lực hạn chế những thói quen nấu ăn xấu 

Khai mạc tại thủ đô Paris của Pháp vào ngày 14-5, Hội nghị thượng đỉnh về năng lượng nhằm tìm cách ngăn chặn hàng triệu ca tử vong sớm trên khắp thế giới, đặc biệt là ở châu Phi, và huy động hàng tỉ USD để tài trợ cho việc mở rộng

Quân đội Nga tăng cường sức mạnh của Hạm đội Biển Đen

Ngày 21/3, báo Krasnaya Zvezda đăng bài phỏng vấn Tư lệnh Hạm đội Biển Đen của Nga Alexander Vikto, trong đó cho biết hạm đội này đã nhận được một loạt tàu mới các loại trong vòng 3 năm qua.

Nghi can chính vụ đánh bom nhằm vào Thủ tướng Palestine bị bắn chết

Nghi can số một trong vụ đánh bom đoàn xe chở Thủ tướng Palestine Rami Hamdallah khi nhà lãnh đạo này thăm Dải Gaza đã chết do bị trọng thương sau khi bị bắt trong cuộc vây ráp ngày 22/3.

Hàn-Mỹ-Nhật ngăn hoạt động hàng hải bất hợp pháp của Triều Tiên

Nhất trí duy trì hợp tác chặt chẽ chống lại hoạt động trên biển của Triều Tiên, vốn bị cấm theo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an, bất chấp bầu không khí yên bình hiện nay trên Bán đảo

Tuyên bố chung Việt Nam - Ấn Độ

(ĐCSVN) - Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam trân trọng đăng toàn văn Tuyên bố chung về chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Ngài Ram Nát Cô-vin, Tổng thống nước Cộng hoà Ấn Độ và Phu nhân.

Phấn đấu sớm đạt mục tiêu kim ngạch 15 tỷ USD

(ĐCSVN) - Hai nhà lãnh đạo cho rằng, hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Ấn Độ dù phát triển nhanh nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh hai nước. Hai bên nhấn mạnh, đây là lĩnh vực cần được đặt ưu tiên thúc đẩy trong thời gian tới để sớm đạt mục tiêu kim ngạch 15 tỷ USD và cao hơn nữa.

Thúc đẩy hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cánh tả Đức

(ĐCSVN) - Đồng chí Trương Thị Mai hoan nghênh bà Phó Chủ tịch Đảng Cánh tả Đức sang thăm Việt Nam; đánh giá chuyến thăm của Đoàn là một sự phát triển tích cực trong quan hệ giữa hai Đảng; khẳng định Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng và ưu tiên phát triển quan hệ hợp tác với Cộng hòa Liên bang Đức, một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại châu Âu

Các nước châu Á trải qua tháng 4 nắng nóng kỷ lục

(ĐCSVN) - Hầu hết các khu vực ở châu Á đã chứng kiến nhiệt độ cao kỷ lục trong tháng 4, khiến nhiều trường học phải đóng cửa, mùa màng bị tàn phá và nhiều người tử vong do các bệnh liên quan đến nắng nóng.

Phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống với Ca-dắc-xtan

(ĐCSVN) - Đồng chí Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, việc Đảng Nur Otan cử Đoàn cấp cao sang thăm Việt Nam và ký Bản ghi nhớ về hợp tác với Đảng Cộng sản Việt Nam lần này thể hiện sự phát triển quan hệ chính trị giữa hai đảng, đồng thời tạo nền tảng quan trọng tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Ca-dắc-xtan trong thời gian tới.

Bước tiến mới cho phụ nữ Saudi Arabia 

Một quảng cáo mới đây của Công ty vận hành đường sắt Tây Ban Nha Renfe về việc tuyển 30 nữ lái tàu tại Saudi Arabia đã thu hút đến 28.000 người nộp đơn. Ðiều này cho thấy nhu cầu việc làm của các chị em tại quốc gia Trung Ðông đã tăng cao

Hàn Quốc thay đổi cách chống COVID-19 

Do biến thể Omicron lây lan nhanh, Hàn Quốc buộc phải từ bỏ chiến lược “3T” (xét nghiệm, theo dõi và điều trị) để tập trung vào những đối tượng dễ tổn thương nhất, trong khi yêu cầu những người nhiễm khác tự chăm sóc tại nhà.

Hàn Quốc thay đổi cách chống COVID-19 

Do biến thể Omicron lây lan nhanh, Hàn Quốc buộc phải từ bỏ chiến lược “3T” (xét nghiệm, theo dõi và điều trị) để tập trung vào những đối tượng dễ tổn thương nhất, trong khi yêu cầu những người nhiễm khác tự chăm sóc tại nhà.

Giới trẻ Trung Quốc không “sính ngoại” 

Nghiên cứu mới đây cho thấy, trái với những người thuộc tầng lớp trung lưu Trung Quốc từ 40 tuổi trở lên vốn thích tích lũy bất động sản và đi du lịch nước ngoài, những người có cùng thu nhập nhưng ở độ tuổi 20 và 30 của nước này tập trung đầu tư cho giáo dục, phát triển sự nghiệp tại quê nhà.

Dân Trung Quốc ngại cưới, ngán ly hôn 

Ðối mặt với tỷ lệ ly hôn tăng vọt, Trung Quốc hồi năm ngoái đã đưa ra quy tắc gọi là “30 ngày hòa giải”, trong đó yêu cầu các cặp vợ chồng phải đợi 1 tháng sau khi nộp đơn ly hôn mới có thể tiếp tục hoàn tất thủ tục chia tay.
Top