Thứ ba, 14/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Quyết tâm lớn, giải pháp mạnh, đồng tình của người dân!

(ĐCSVN) - Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là chủ trương đúng đắn, xu thế tất yếu, không thể chậm trễ và không thể đảo ngược. Tuy nhiên, đây là việc khó, nhạy cảm, phức tạp, tác động đến nhiều đối tượng nên phải tính toán kỹ lưỡng, quyết tâm lớn, giải pháp mạnh và có sự đồng tình của người dân.

(ĐCSVN) - Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là chủ trương đúng đắn, xu thế tất yếu, không thể chậm trễ và không thể đảo ngược. Tuy nhiên, đây là việc khó, nhạy cảm, phức tạp, tác động đến nhiều đối tượng nên phải tính toán kỹ lưỡng, quyết tâm lớn, giải pháp mạnh và có sự đồng tình của người dân.

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. (Ảnh minh họa) 

 Sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Giai đoạn 2019-2021, thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan Trung ương và địa phương đã triển khai quyết liệt việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Cả nước giảm được 8 đơn vị hành chính cấp huyện và 561 đơn vị hành chính cấp xã; giảm được 429 cơ quan ở cấp huyện, 3.437 cơ quan ở cấp xã. Tinh giản biên chế hơn 300 cán bộ, công chức cấp huyện, 6.600 cán bộ, công chức cấp xã; giảm chi ngân sách Nhà nước khoảng hơn 2.000 tỷ đồng. Việc sắp xếp các đơn vị hành chính đã góp phần tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và nâng cao chất lượng, trách nhiệm công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức…

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động này cũng bộc lộ một số hạn chế, bất cập như chưa thực hiện tốt công tác bố trí, sắp xếp và giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức dôi dư; chất lượng đô thị chưa được bảo đảm do sáp nhập đơn vị hành chính nông thôn vào đơn vị hành chính đô thị... Tuy nhiên, những hạn chế còn tồn tại so với kết quả đạt được là không thể tránh khỏi và từng bước có thể khắc phục được với sự vào cuộc của cả hệ thống.

Giai đoạn 2023-2025, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ đã ban hành Nghị quyết, Kế hoạch để triển khai thực hiện với lộ trình rất rõ ràng. Tính đến ngày 31/12/2023, tất cả 56/56 tỉnh, thành phố có ĐVHC cấp huyện, xã thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023-2025 đã gửi phương án tổng thể đến Bộ Nội vụ. Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành Trung ương liên quan, Bộ Nội vụ đã ban hành 56 văn bản tham gia ý kiến đối với phương án sắp xếp của các địa phương.

Hiện HĐND các địa phương trên cả nước đang tổ chức kỳ họp chuyên đề thảo luận, quyết nghị chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 để báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Tổng số ĐVHC cấp huyện thực hiện sắp xếp là 50 đơn vị bao gồm 11 đơn vị thuộc diện phải sắp xếp, 16 đơn vị khuyến khích và 23 đơn vị liền kề. Sau sắp xếp, dự kiến giảm 14 đơn vị. Trong khi đó, tổng số ĐVHC cấp huyện thuộc diện phải sắp xếp nhưng địa phương đề nghị không thực hiện sắp xếp do có yếu tố đặc thù là 19 đơn vị.

Đối với cấp xã, tổng ĐVHC cấp xã thực hiện sắp xếp là 1.243 đơn vị, bao gồm 738 đơn vị thuộc diện phải sắp xếp, 109 đơn vị khuyến khích và 396 đơn vị liền kề. Sau sắp xếp dự kiến giảm 619 đơn vị. Tổng số ĐVHC thuộc diện phải sắp xếp nhưng địa phương đề nghị không thực hiện sắp xếp do có yếu tố đặc thù là 515 đơn vị.

Theo yêu cầu, việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2023 - 2025 phải hoàn thành trước tháng 10/2024 để các địa phương kịp chuẩn bị tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV, trong đó cấp cơ sở thực hiện trong quý I/2025.

Như vậy, thời gian thực tế để tiến hành toàn bộ các quy trình sắp xếp ĐVHC chỉ còn chưa đến 5 tháng trong khi việc sắp xếp ĐVHC là nội dung quan trọng, phức tạp, mức độ tác động, ảnh hưởng lớn, quy trình thực hiện được tiến hành chặt chẽ, qua nhiều giai đoạn nên các địa phương cũng đang gặp khó khăn trong việc bảo đảm tiến độ thời gian theo yêu cầu.

Nhưng phải khẳng định rằng, sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là chủ trương đúng đắn, xu thế tất yếu, không thể chậm trễ và không thể đảo ngược. Tuy nhiên, đây là việc khó, nhạy cảm, phức tạp, tác động đến nhiều đối tượng nên phải tính toán kỹ lưỡng, quyết tâm lớn, giải pháp mạnh và có sự đồng tình của đa số người dân.

Tại phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang - trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan quán triệt quan điểm chỉ đạo đã được nêu tại các nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các công điện của Thủ tướng.

Theo đó, thực hiện sáp nhập phải có trọng tâm, trọng điểm, đúng quy định, tôn trọng kiến nghị hợp lý của các địa phương về các đặc thù của từng vùng, miền, địa bàn trong cả nước. Mục tiêu nhằm bảo đảm tiến độ sắp xếp. Các bộ, ngành trung ương cần chủ động phối hợp chặt chẽ với các địa phương để kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc xây dựng đề án của từng địa phương, cũng như quá trình thực hiện…

Kinh nghiệm cho thấy nơi nào thống nhất về mặt nhận thức, tư tưởng thì việc sắp xếp suôn sẻ, nếu không sẽ gây ách tắc, chậm trễ. Mấu chốt trong sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã là cán bộ, đảng viên phải thông, người dân phải hiểu và đồng thuận. Muốn vậy, cấp ủy, chính quyền các cấp phải làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ, tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức rõ nhiệm vụ chính trị, lợi ích của việc sáp nhập, tạo sự thống nhất cao cả về nhận thức và hành động trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các chủ thể có liên quan, bị tác động và ảnh hưởng trong quá trình sắp xếp.

Mặt khác, phải sắp xếp, bố trí công tác cho đội ngũ cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách cấp huyện, cấp xã hợp lý, nhất là diện dôi dư sau sáp nhập. Trong quá trình đó phải xem xét, tính toán kỹ lưỡng về năng lực, trình độ chuyên môn, quá trình cống hiến để giải quyết hài hòa, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho họ, có như vậy mới tạo được thành công cũng như sự ổn định, phát triển của đơn vị hành chính mới.

Một điểm nữa là sau sáp nhập cần có phương án giải quyết thỏa đáng về tài sản công, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, tránh tình trạng bỏ hoang trụ sở. Đồng thời ưu tiên giải quyết thủ tục hành chính, chuyển đổi các loại giấy tờ cho doanh nghiệp, người dân một cách thuận lợi nhất.

Đặc biệt, trong quá trình sắp xếp cần tính đến yếu tố đặc thù về lịch sử, truyền thống văn hóa của mỗi địa phương để việc sắp xếp không là “phép cộng” cơ học một cách đơn thuần...

Hiệu quả của sắp xếp đơn vị hành chính không chỉ là cắt giảm được bao nhiêu đơn vị, tinh giản được bao nhiêu biên chế mà quan trọng hơn cả là hiệu quả thực chất của bộ máy chính quyền, chất lượng các dịch vụ công mà người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng, cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội ở những địa bàn này. Với tinh thần như vậy, chúng ta có thể tin tưởng rằng, việc triển khai sắp xếp các đơn vị hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu quả hơn sẽ góp phần thực hiện thành công việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025, mở cơ hội phát triển mới cho các địa phương…/.

Trung Anh

Sôi nổi hoạt động Tháng Công nhân

Hơn 10 năm qua, Tháng Công nhân thực sự trở thành ngày hội lớn của công nhân, lao động cả nước. Tại Long An, các cấp Công đoàn đã đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động hiệu quả và tạo sức lan tỏa mạnh mẽ...

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng - Tại sao không?!

(ĐCSVN)- Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Không thể để giá vàng "nhảy múa", cần quản lý chặt chẽ thị trường vàng

(ĐCSVN) - Quản lý thị trường vàng còn nhiều bất cập, giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch lớn, tình trạng buôn lậu vàng diễn biến phức tạp. Đây là vấn đề được nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu ý kiến tại phiên họp sáng 13/5.

Đẩy mạnh triển khai thực hiện chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt   

UBND tỉnh Long An có văn bản yêu cầu đẩy mạnh triển khai thực hiện chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt.

Điều dưỡng - Những bông hoa lặng thầm tỏa hương

(ĐCSVN) – Những người làm công tác điều dưỡng ngày càng đóng vai trò quan trọng nhưng vẫn chưa được xã hội nhìn nhận đầy đủ về sứ mệnh nghề nghiệp cũng như vai trò trong cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Hà Nam yêu cầu các Khu công nghiệp tăng cường biện pháp phòng, chống dịch

(ĐCSVN) - Thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Hà Nam về triển khai các biện pháp ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan vào các Khu công nghiệp (KCN), Ban quản lý các KCN tỉnh Hà Nam vừa gửi thông báo tới tất cả doanh nghiệp đang hoạt động tại các KCN, yêu cầu tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch.

Yên Bái tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19

(ĐCSVN) - Trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chiều 3/5, Đại tá Đặng Hồng Đức, Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra, động viên cán bộ chiến sỹ và các lực lượng chức năng đang thực hiện nhiệm vụ tại các địa điểm đang bị phong tỏa, khu vực cách ly tập trung trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ và thành phố Yên Bái.

Yên Bái tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19

(ĐCSVN) - Trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chiều 3/5, Đại tá Đặng Hồng Đức, Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra, động viên cán bộ chiến sỹ và các lực lượng chức năng đang thực hiện nhiệm vụ tại các địa điểm đang bị phong tỏa, khu vực cách ly tập trung trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ và thành phố Yên Bái.

Bạc Liêu: Chìm sà lan tại cửa cống Nhà Mát

(ĐCSVN) - Thông tin từ Phòng CSGT đường thủy, Công an tỉnh Bạc Liêu, vào lúc 3h30’ sáng 4/5, tại cống ngăn triều chống ngập khóm Đầu Lộ (còn gọi là cống Nhà Mát), thuộc phường Nhà Mát, tỉnh Bạc Liêu lại xảy ra vụ chìm sà lan khiến giao thông thủy khu vực này rơi vào tình trạng ách tắc. Rất may vụ việc không gây thương vong về người.

Bạc Liêu: Chìm sà lan tại cửa cống Nhà Mát

(ĐCSVN) - Thông tin từ Phòng CSGT đường thủy, Công an tỉnh Bạc Liêu, vào lúc 3h30’ sáng 4/5, tại cống ngăn triều chống ngập khóm Đầu Lộ (còn gọi là cống Nhà Mát), thuộc phường Nhà Mát, tỉnh Bạc Liêu lại xảy ra vụ chìm sà lan khiến giao thông thủy khu vực này rơi vào tình trạng ách tắc. Rất may vụ việc không gây thương vong về người.

Phương án nào để người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

(ĐCSVN) - Chính phủ đưa ra 2 phương án quy định các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Còn Uỷ ban Xã hội trong báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo luật đã đưa ra 5 quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Có Quỹ hay không, sao mãi bàn?

(ĐCSVN) - Việc xây dựng một hành lang pháp lý đủ tầm là giải pháp hết sức cần thiết và quan trọng để các quỹ ngoài ngân sách nhà nước đi vào “nề nếp”; cũng để không phải "cứ ngồi bàn mãi là có quỹ hay không" với mỗi dự luật khi đưa ra bàn thảo.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề rất day dứt

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng rất day dứt. Trong giai đoạn 2016- 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người…

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Còn đó bất cập cần tháo gỡ!

(ĐCSVN) - Bộ GD&ĐT mới ban hành "chùm" Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học. Xung quanh vấn đề này còn đó những bất cập cần tiếp tục tháo gỡ.

Cần loại bỏ hiểm họa từ những thần tượng tai tiếng

(ĐCSVN) – Thời gian gần đây, hàng loạt các video có nội dung không lành mạnh của những người trẻ tuổi có xu hướng nổi loạn, xuất hiện với tần suất nhiều trên mạng xã hội đã làm dấy lên những nỗi lo...

Tâm huyết của người đảng viên

Chuyển sinh hoạt đảng về địa phương năm 2019, đến năm 2022, ông Trần Văn Hòa (ấp Phú Xuân 2, xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành) được tín nhiệm bầu vào vị trí Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận ấp.

Hỗ trợ 480 chị thoát nghèo, cận nghèo 

(CT) - Trong nửa nhiệm kỳ 2021-2026, các cấp Hội LHPN quận Cái Răng luôn chủ động, sáng tạo trong triển khai, quán triệt nghị quyết đại hội đại biểu phụ nữ các cấp đến cán bộ, hội viên, phụ nữ; huy động được sức mạnh tổng hợp

Phong Ðiền phát động “Tháng nhân đạo” năm 2024 

(CT) - Ngày 10-5, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Phong Điền và Hội CTĐ xã Tân Thới tổ chức lễ phát động “Tháng nhân đạo” năm 2024. Bà Lê Thị Bạch Đàng, Phó Chủ tịch Hội CTĐ TP Cần Thơ đến dự.

Chiến sĩ “sao vuông” trên các mặt trận

Bằng sự tận tâm, trách nhiệm, chiến sĩ “sao vuông” Nguyễn Chí Phương (SN 1996) - Tiểu đội trưởng Dân quân thường trực, Ban Chỉ huy Quân sự thị trấn Cần Giuộc, huyện Cần Giuộc, có nhiều đóng góp cho địa phương.

Hết lòng vì học sinh thân yêu

Gần 30 năm gắn bó với nghề, Nhà giáo Ưu tú Võ Thị Kim Phượng - giáo viên Trường Tiểu học Bình Thạnh (huyện Thủ Thừa), không ngại khó, luôn hết lòng vì học sinh thân yêu.
Top