Thứ tư, 15/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Tại sao Mỹ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp Quốc?

Ngoài cái gọi là "thành kiến chống Israel", Washington không hài lòng vì các thành viên chủ chốt của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) không chịu cải cách cơ quan này.

Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley cùng Ngoại trưởng Mike Pompeo thông báo rút khỏi UNHRC tại Washington ngày 19/6 - ảnh: Reuters

Xuất hiện bên cạnh Ngoại trưởng Mike Pompeo tại trụ sở Bộ Ngoại giao ở Washington ngày 19-6, đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley đã chính thức thông báo quyết định rút Mỹ khỏi UNHRC.

Giải thích cho động thái này, đại sứ Haley chê trách các nước Nga, Trung Quốc, Cuba và Ai Cập "cản trở" nỗ lực cải cách UNHRC của Mỹ. 

Bà chỉ trích luôn các nước phương Tây rằng dù họ chia sẻ chung các giá trị và kêu gọi Washington đừng thoát ly UNHRC, nhưng lại "không sẵn lòng đấu tranh nghiêm túc với hiện trạng".

"Cứ nhìn vào thành phần của hội đồng mà xem, quý vị có thể thấy ngay sự coi thường đối với những quyền con người cơ bản nhất" - đại sứ Haley lập luận.

Chính sách sai lầm?

Thời gian qua, một trong số những biện pháp cải tổ Mỹ vận động là việc đơn giản hóa thủ tục loại bỏ các thành viên UNHRC có thành tích nhân quyền kém. Như hiện nay cần phải có 2/3 số phiếu của 193 thành viên Đại hội đồng LHQ để làm điều này.

Theo Reuters, tuần trước các cuộc thương lượng về cải tổ UNHRC đã đổ vỡ, báo hiệu trước khả năng chính quyền ông Donald Trump sẽ rút lui.

"Hội đồng Nhân quyền để xảy ra vi phạm nhân quyền bằng cách im lặng trước những kẻ làm sai, trong khi lại lên án những những người không có lỗi gì" - Ngoại trưởng Pompeo phát biểu cứng rắn.

Tuy không phản bác lập luận của Mỹ, giới ngoại giao và các tổ chức nhân quyền cho rằng động thái của Washington càng tạo điều kiện dung túng cho các nước vi phạm nhân quyền, vốn thường phản đối cái họ gọi là "sự can thiệp của LHQ vào công việc nội bộ". 

"Nếu tính đến hiện trạng nhân quyền của thế giới ngày nay, nước Mỹ càng nên đứng ra phía trước chứ không phải lùi về phía sau" - Cao ủy UNHRC Zeid Ra’ad al-Hussein bình luận sau quyết định của Washington.


Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley chào thân mật người đồng cấp Israel Danny Danon tại cuộc họp của Đại hội đồng LHQ tại New York ngày 13/6 - Ảnh: Reuters

Thành viên UNHRC đầu tiên rút lui

Trước những quan ngại, đại sứ Nikki Haley khẳng định Mỹ "không có ý định rút lui khỏi các cam kết về nhân quyền".

Nhưng chỉ bấy nhiêu khó lòng xoa dịu được sự lo lắng. 12 tổ chức lớn bao gồm Human Rights First, Save the Children và CARE, cảnh báo việc Mỹ rút khỏi UNHRC sẽ khiến hoạt động thúc đẩy nhân quyền và trợ giúp các nạn nhân trên khắp thế giới thêm gian nan. 

Liên minh châu Âu (EU) thì cho rằng quyết định đó có nguy cơ làm tổn hại đến vai trò tiên phong bảo vệ dân chủ của Mỹ trên vũ đài thế giới. Nói như Ngoại trưởng Anh Boris Johnson, "đó là điều rất đáng tiếc".

Khi UNHRC được thành lập vào năm 2006, chính quyền Tổng thống George W. Bush khi đó đã tẩy chay cơ quan này. Dưới triều ông Barack Obama, Mỹ được bầu vào UNHRC liên tiếp 2 nhiệm kỳ. Sau 1 năm nghỉ, đây là nhiệm kỳ thứ 3 của Washington (từ năm 2016).

Các quan chức Mỹ cho biết nước này sẽ là thành viên đầu tiên rút khỏi UNHRC. Thật ra, đại sứ Haley đã cảnh báo về bước đi này từ cách đây 1 năm.

UNHRC họp 3 lần mỗi năm để thẩm định tình trạng vi phạm nhân quyền trên khắp thể giới. Cơ quan này đã trao quyền cho các thanh sát viên độc lập kiểm tra tình hình ở các điểm nóng như Syria, Triều Tiên, Myanmar và Nam Sudan.

Nghị quyết của UNHRC không ràng buộc về mặt pháp lý nhưng mang thẩm quyền đạo đức. 

Tháng trước, cơ quan này đã biểu quyết điều tra các vụ giết chóc ở Dải Gaza và lên án Israel dùng vũ lực quá mức. Mỹ và Úc đã bỏ phiếu chống./.

Theo tuoitre.vn

Paraguay bắt giữ xe chở 417kg cần sa ở biên giới với Argentina

Cơ quan phòng chống ma túy quốc gia Paraguay (SENAD) thông báo vừa bắt giữ được một xe chở 417kg cần sa đang trên đường đưa vào tiêu thụ ở thị trường nước láng giềng Argentina.

Rơi máy bay thương mại ở Nepal, ít nhất 50 người thiệt mạng

Ít nhất 50 người thiệt mạng trong vụ máy bay của Bangladesh gặp nạn khi hạ cánh tại một sân bay ở thủ đô Kathmandu của Nepal vào sáng 12/3.

WTO cảnh báo bùng phát "hiệu ứng domino" về thuế quan thương mại Mỹ

Tổng Giám đốc WTO nhấn mạnh sự leo thang liên quan tới việc Mỹ áp thuế thương mại cao đối với thép và nhôm nhập khẩu có thể gây ra hiệu ứng domino và rất khó để đảo ngược.

EU khẳng định tiếp tục ủng hộ và củng cố hợp tác với Campuchia

Tại Hội nghị Ủy ban hỗn hợp Liên minh châu Âu (EU)-Campuchia lần thứ 10 đang diễn ra, EU đã bày tỏ quyết tâm tiếp tục ủng hộ và củng cố quan hệ hợp tác với Campuchia.

Khủng hoảng tại Maldives: Chính phủ không gia hạn tình trạng khẩn cấp

Bộ trưởng Shukoor nêu rõ: 'Hiện cuộc sống tại Maldives trong trạng thái bình thường. Không có trường học hay cửa hàng nào bị đóng cửa. Các văn phòng và doanh nghiệp đã mở cửa và đang hoạt động.'

Hạ viện Anh duyệt dự luật ngăn chặn nguy cơ Brexit không thỏa thuận

Hạ viện Anh đã thông qua dự luật buộc Thủ tướng nước này Theresa May tìm cách hoãn thời điểm Brexit để ngăn chặn nguy cơ Anh rời Liên minh châu Âu mà không có thỏa thuận vào ngày 12/4.

Đức cam kết nỗ lực ngăn chặn kịch bản Brexit không thỏa thuận

Thủ tướng Đức cam kết nỗ lực 'đến giờ phút cuối cùng' để ngăn chặn kịch bản Brexit không thỏa thuận, đồng thời cảnh báo những tác động an ninh đối với Ireland và Bắc Ireland.

Brexit: Thủ tướng Anh Theresa May tìm kiếm sự ủng hộ của Công đảng

Bà May đã chủ trì các cuộc đối thoại với ông Jeremy Corbyn - lãnh đạo Công đảng đối lập nhằm tìm cách phá vỡ thế bế tắc Brexit, khiến một số nghị sỹ trong đảng của bà nổi giận.

Một số nước EU trục xuất công dân Anh nếu Brexit không thoả thuận

Trong trường hợp Brexit diễn ra không có thỏa thuận, một số nước EU có thể trục xuất công dân Anh.

Chuyên gia Nga giải thích về tổ hợp S-300 tại Venezuela

Giám đốc Trung tâm phân tích Thương mại Vũ khí Thế giới cho biết lực lượng vũ trang Venezuela đã nhiều năm sử dụng các hệ thống phòng không S-300 của Nga và chuyện này không có gì bất ngờ.

Việt Nam - Cuba phấn đấu thương mại hai chiều đạt mức 500 triệu USD

(ĐCSVN) - Chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cộng hòa Cuba Miguel Mario Diáz Canel Bermúdez diễn ra trong bối cảnh quan hệ truyền thống đặc biệt giữa hai nước tiếp tục được củng cố và tăng cường trên tất cả các lĩnh vực.

Việt Nam - Cuba phấn đấu thương mại hai chiều đạt mức 500 triệu USD

(ĐCSVN) - Chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cộng hòa Cuba Miguel Mario Diáz Canel Bermúdez diễn ra trong bối cảnh quan hệ truyền thống đặc biệt giữa hai nước tiếp tục được củng cố và tăng cường trên tất cả các lĩnh vực.

Việt Nam - Cuba phấn đấu thương mại hai chiều đạt mức 500 triệu USD

(ĐCSVN) - Chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cộng hòa Cuba Miguel Mario Diáz Canel Bermúdez diễn ra trong bối cảnh quan hệ truyền thống đặc biệt giữa hai nước tiếp tục được củng cố và tăng cường trên tất cả các lĩnh vực.

Việt Nam - Cuba phấn đấu thương mại hai chiều đạt mức 500 triệu USD

(ĐCSVN) - Chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cộng hòa Cuba Miguel Mario Diáz Canel Bermúdez diễn ra trong bối cảnh quan hệ truyền thống đặc biệt giữa hai nước tiếp tục được củng cố và tăng cường trên tất cả các lĩnh vực.

Việt Nam - Cuba phấn đấu thương mại hai chiều đạt mức 500 triệu USD

(ĐCSVN) - Chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cộng hòa Cuba Miguel Mario Diáz Canel Bermúdez diễn ra trong bối cảnh quan hệ truyền thống đặc biệt giữa hai nước tiếp tục được củng cố và tăng cường trên tất cả các lĩnh vực.
Top