Thứ bảy, 18/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Tăng lương tối thiểu từ ngày 01/7: Người làm tự do vừa mừng vừa lo

Trước đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6% từ ngày 01/7 tới của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nhiều người trẻ làm tự do, bán thời gian mừng vì có thu nhập tốt hơn, song không khỏi lo lắng vì sinh hoạt phí tăng cao, làm không đủ chi.

Hoàng Lệ mua hàng tại một tiệm tạp hóa ở Hà Nội sau khi tan làm. (Ảnh: PHẠM NHUNG)

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6% từ ngày 01/7. Theo đó, lương tối thiểu giờ tăng tương ứng, tác động đến người làm việc bán thời gian (part-time). 

Cụ thể, vùng I tăng lên là 23.800 đồng/giờ, vùng II là 21.200 đồng/giờ, vùng III là 18.600 đồng/giờ và vùng IV là 16.600 đồng/giờ.

Lương chưa tăng, sinh hoạt phí đã tăng

Để trang trải sinh hoạt phí ở Hà Nội, Hoàng Lệ, 20 tuổi, sinh viên năm nhất ngành sư phạm, nhận làm thêm tại một tiệm bánh ở quận Cầu Giấy. Lệ kể nhờ công việc bán thời gian này, cô kiếm được gần 3 triệu đồng/tháng.

"Mỗi ngày, tôi phải trả khoảng 100.000 tiền sinh hoạt, nhiều nhất là tiền nhà, chưa tính mùa hè nắng nóng, tiền điện tăng phải gấp đôi", cô nói.

Nghe tin sắp được tăng lương tối thiểu giờ, Lệ mừng vì lương cao hơn, song suy đi tính lại, tiền công khoảng 4-5 tiếng/ngày chỉ đủ bù một phần chi tiêu trên thủ đô, còn lại vẫn phụ thuộc gia đình. 

"Lương tăng nhưng tôi không biết chủ tiệm có tăng lương không", Lệ băn khoăn.

Đức Thắng, 22 tuổi, nhân viên tại một cửa hàng tiện lợi tại quận Ba Đình, bày tỏ lương thấp nên phải "chắt bóp" mới sống được ở thành phố. 

"Hôm nào rảnh, mình xin làm đủ 8 tiếng. Cuối tháng trừ chi tiêu ăn uống, thuê nhà, mình chỉ dư khoảng 300.000 đồng, nhiều khi uống cốc trà đá còn phải suy nghĩ", Thắng tâm sự.

Là người kinh doanh tự do, cô Thủy - trú Đống Đa, Hà Nội - cho biết những tháng gần đây, vật giá leo thang từ tiền thịt cá, rau cỏ cho tới điện nước, đi lại. Trước đây, cô còn kiếm được 7-8 triệu/tháng nhưng kinh tế khó khăn, thu nhập giờ chỉ khoảng 5 triệu đồng/tháng. 

"Tôi phải chi tiêu dè sẻn hơn. Trước đây, tôi đi chợ mua 3 phần thịt thì nay chỉ mua 2 phần. Điện nước tăng lên rất nhiều. Nhà tôi 4 người, hồi trước tiền điện chỉ hết hơn 600.000 đồng, nhưng giờ phải 800.000 đồng, nước cũng tăng gấp đôi", cô nói. 

Chị Vân Anh chia sẻ về khó khăn khi tăng lương cho nhân viên. (Ảnh: PHẠM UYÊN)

Tăng lương: Nơi đã có kế hoạch, nơi cần thời gian 

Chị Vân Anh - chủ một tiệm cà phê tại quận Cầu Giấy - chia sẻ lao động mong tăng lương nhưng doanh nghiệp vừa và nhỏ phải cân đo, đong đếm, từ chi phí nhân công, lợi nhuận, khả năng cạnh tranh.

"Khi chi phí vận hành cao, lợi nhuận thấp, việc tăng lương cho nhân viên sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, tôi sẽ dành thời gian tính toán tối ưu chi phí, bổ sung đãi ngộ riêng để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, nhất là các bạn sinh viên", chị cho hay.

Trong khi đó, bà Bùi Thị Mỹ - cán bộ tuyển dụng A25 Hotel - cho hay đơn vị đang tuyển rất nhiều nhân viên part-time, lương 30.000 đồng/giờ, làm tối thiểu 5 tiếng/ngày. Còn sinh viên thực tập nhận lương 120.000 đồng/ngày. 

Như vậy, đơn vị này đã trả lương cao hơn mức tối thiểu giờ tại Hà Nội.

"Ngoài tạo điều kiện cho các bạn sinh viên kiếm thêm thu nhập, chúng tôi còn tuyển các chị lớn tuổi làm bộ phận buồng phòng. Các vị trí như nhà hàng, lễ tân, chăm sóc sức khỏe, kế toán, hành chính vẫn tuyển dụng do mở rộng chi nhánh tại Hà Nội và đón mùa cao điểm", bà Mỹ nói.

Theo vị này, sinh viên làm thêm có ưu điểm nhiệt tình, năng động song điểm yếu là thiếu kinh nghiệm, va chạm nên cần đào tạo thêm kỹ năng, giao tiếp, nhất là vị trí lễ tân, chăm sóc khách hàng.

Ông Vũ Quang Thành - phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, cho biết nhu cầu lao động bán thời gian, công việc giản đơn đang rất lớn. Bạn trẻ có thể tìm việc phù hợp ở nhà hàng, cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống, rạp chiếu phim, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí…

"Việc làm part-time rất lớn, giúp bạn trẻ kiếm thêm thu nhập, tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng mềm, tuy nhiên các bạn phải bố trí, sắp xếp thời gian làm thêm - học tập hợp lý. Đối với sinh viên, việc học tập, trang bị kiến thức phục vụ công việc sau này vẫn quan trọng nhất", ông nói.

Về mức lương, ông Thành lưu ý mức lương tối thiểu giờ hiện tại ở các quận nội thành Hà Nội là 22.500 đồng/giờ, song có nơi trả thấp hơn mức này hoặc cao tới 30.000, 40.000 hay 50.000 đồng/giờ, nên bạn trẻ đi làm cần trao đổi rõ về tiền công, tránh thiệt thòi./.

Theo tuoitre.vn

Nguồn: https://tuoitre.vn/tang-luong-toi-thieu-tu-ngay-1-7-nguoi-lam-tu-do-vua-mung-vua-lo-20240503112815104.htm

Thấy gì từ việc “hiện tượng” Thích Minh Tuệ ?

(ĐCSVN) - Gần đây, “hiện tượng” một người đàn ông xưng là Thích Minh Tuệ tự tu theo cách thức hạnh đầu đà đã gây xôn xao dư luận. Dưới bàn tay của các youtuber, tiktoker, facebooker… hiện tượng này đã bị “thổi” phồng, lôi kéo nhiều người dân hiếu kỳ đi theo gây mất trật tự an toàn giao thông và các thế lực thù địch cũng lợi dụng để rêu rao các luận điệu chia rẽ tôn giáo, dân tộc…

Trẻ em sử dụng mạng xã hội - lợi ích và rủi ro

(ĐCSVN) – Để bảo vệ giới trẻ khỏi những rủi ro ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Không để tái diễn tình trạng “ép” học sinh không thi vào lớp 10

(ĐCSVN) - Dù không phải là câu chuyện mới nhưng cứ đến trước thời điểm các địa phương tổ chức kỳ thi vào 10 THPT công lập, thì câu chuyện “ép” học sinh không thi vào lớp 10 lại “ nóng” các diễn đàn xã hội với nhiều phương thức gây bức xúc dư luận.

Trẻ em sử dụng mạng xã hội - lợi ích và rủi ro

(ĐCSVN) – Để bảo vệ giới trẻ khỏi những rủi ro ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Đưa nước sạch về với người dân vùng hạn, mặn

Nhằm giúp các hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt do ảnh hưởng hạn, mặn, Đoàn Thanh niên Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp tổ chức vận chuyển nước sinh hoạt đến hỗ trợ người dân xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc.

Không chở người trái phép trên tàu chở hàng

(ĐCSVN) – Cục Đường sắt Việt Nam yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát không để tái diễn lại vụ việc vận chuyển người không có nhiệm vụ trên các đoàn tàu hỏa chở hàng như sự việc vừa xảy ra tại Bình Dương.

Không chở người trái phép trên tàu chở hàng

(ĐCSVN) – Cục Đường sắt Việt Nam yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát không để tái diễn lại vụ việc vận chuyển người không có nhiệm vụ trên các đoàn tàu hỏa chở hàng như sự việc vừa xảy ra tại Bình Dương.

Không chở người trái phép trên tàu chở hàng

(ĐCSVN) – Cục Đường sắt Việt Nam yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát không để tái diễn lại vụ việc vận chuyển người không có nhiệm vụ trên các đoàn tàu hỏa chở hàng như sự việc vừa xảy ra tại Bình Dương.

Chậm nhất 7-10 ngày, người dân sẽ nhận được hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ

(ĐSCSVN) - “So với các gói hỗ trợ trước đó, việc triển khai gói hỗ trợ của Nghị quyết 68/NQ-CP không chỉ đơn giản về hồ sơ, thủ tục mà thời gian giải quyết cũng là một cuộc cách mạng...".

Lễ kết nối thông tin dữ liệu đất đai với Cổng dịch vụ công quốc gia diễn ra trong tháng 7/2021

(ĐCSVN)- Bộ TN&MT đề nghị các địa phương hướng dẫn kết nối cơ sở dữ liệu (CSDL) đất đai do địa phương quản lý vào CSDL đất đai quốc gia, sẵn sàng cho việc khai trương Lễ kết nối thông tin dữ liệu đất đai với Cổng dịch vụ công quốc gia trong tháng 7/2021 theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Phương án nào để người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

(ĐCSVN) - Chính phủ đưa ra 2 phương án quy định các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Còn Uỷ ban Xã hội trong báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo luật đã đưa ra 5 quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Có Quỹ hay không, sao mãi bàn?

(ĐCSVN) - Việc xây dựng một hành lang pháp lý đủ tầm là giải pháp hết sức cần thiết và quan trọng để các quỹ ngoài ngân sách nhà nước đi vào “nề nếp”; cũng để không phải "cứ ngồi bàn mãi là có quỹ hay không" với mỗi dự luật khi đưa ra bàn thảo.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề rất day dứt

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng rất day dứt. Trong giai đoạn 2016- 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người…

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Còn đó bất cập cần tháo gỡ!

(ĐCSVN) - Bộ GD&ĐT mới ban hành "chùm" Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học. Xung quanh vấn đề này còn đó những bất cập cần tiếp tục tháo gỡ.

Cần loại bỏ hiểm họa từ những thần tượng tai tiếng

(ĐCSVN) – Thời gian gần đây, hàng loạt các video có nội dung không lành mạnh của những người trẻ tuổi có xu hướng nổi loạn, xuất hiện với tần suất nhiều trên mạng xã hội đã làm dấy lên những nỗi lo...

Tận tụy trong công tác giáo dục

Thầy Tuấn luôn lắng nghe, chia sẻ và động viên, giúp các em học sinh (HS) vượt qua khó khăn trong học tập lẫn cuộc sống. Với những HS bỏ học, thầy cùng giáo viên chủ nhiệm đến nhà vận động các em quay lại trường, lớp.

Người cán bộ Mặt trận dân vận khéo

Mô hình Mỗi tháng một việc tốt tạo thêm nguồn lực giúp đỡ người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Cô giáo trẻ nhiều năm liền đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi

Trải qua nhiều năm với nhiều lớp học, được trải nghiệm với trẻ ở các độ tuổi từ lớp mầm đến lớp lá đã giúp cô hiểu tâm lý của các bé, từ đó hoàn thiện dần cách nuôi dạy trẻ của một GV mầm non.

Có một phòng khám thiện nguyện như thế!

Từng bị chứng đau khớp hành hạ và đã được điều trị khỏi, sư cô Thích Nữ Trí Hải mong muốn lan tỏa điều này đến người dân. Và thế là, phòng khám tại chùa Trúc Lâm Phước An (ấp 3, xã An Thạnh, huyện Bến Lức) ra đời.

Tấm lòng của chị Phan Thị Kim Ngân 

Chị Phan Thị Kim Ngân ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, phụ trách Bếp ăn 0 đồng Giác Ngộ, thường xuyên tặng hàng trăm suất cơm 0 đồng đến bệnh nhân, người nuôi bệnh ở các bệnh viện ở Cần Thơ. Gần đây, chia sẻ với tình cảnh khó khăn
Top