Chủ nhật, 19/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Tháo gỡ vướng mắc trong thu hút đầu tư bằng hình thức đối tác công tư tại TP. Hồ Chí Minh

(ĐCSVN) - TP Hồ Chí Minh đã kêu gọi 54 dự án đầu tư theo hình thức dự án PPP (dự án theo hình thức đối tác công tư). Thành phố cũng rất nỗ lực thực hiện hoá các quy định tại Nghị quyết 98 trong việc triển khai các dự án PPP trên địa bàn. Tuy vậy, quá trình kêu gọi, triển khai các dự án PPP đang gặp một số vướng mắc...

(ĐCSVN) - TP Hồ Chí Minh đã kêu gọi 54 dự án đầu tư theo hình thức dự án PPP (dự án theo hình thức đối tác công tư). Thành phố cũng rất nỗ lực thực hiện hoá các quy định tại Nghị quyết 98 trong việc triển khai các dự án PPP trên địa bàn. Tuy vậy, quá trình kêu gọi, triển khai các dự án PPP đang gặp một số vướng mắc...

Ngày 24/4, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức Phiên Toàn thể Diễn đàn Hỗ trợ Pháp lý Đầu tư 2024 - Kỳ 1 “Đầu tư bằng hình thức đối tác công tư trong bối cảnh mới của TP. Hồ Chí Minh”. Diễn đàn có tham gia của đại diện nhiều cơ quan ban ngành cùng gần 200 đại biểu là nhà đầu tư, hiệp hội doanh nghiệp, các chuyên gia trong lĩnh vực và các cơ quan thông tấn báo chí.

Phát biểu khai mạc, TS. Trần Du Lịch - Phó Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Chủ tịch Hội đồng tư vấn triển khai thực hiện Nghị quyết 98 đã cung cấp một số thông tin khái quát về tiến trình triển khai Nghị quyết 98/2023/QH15, đặc biệt là đối với việc triển khai các dự án PPP (dự án theo hình thức đối tác công tư) tại TP Hồ Chí Minh.

 Toàn cảnh Diễn đàn. (Ảnh: CM)

Theo đó, tính đến thời điểm hiện tại, Thành phố đã kêu gọi 54 dự án đầu tư theo hình thức PPP (41 dự án trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, y tế theo Nghị quyết 181/NQ-HĐND; 05 dự án BOT công trình giao thông đường bộ hiện hữu;  08 dự án khác thuộc lĩnh vực giáo dục, thể thao vừa được TP Thủ Đức kêu gọi vốn đầu tư ngày 17/4 vừa qua). Thành phố cũng rất nỗ lực thực hiện hoá các quy định tại Nghị quyết 98 trong việc triển khai các dự án PPP trên địa bàn thành phố. Tuy vậy, có thể thấy, quá trình kêu gọi, triển khai các dự án PPP đang gặp một số vướng mắc như thiếu hướng dẫn cụ thể cũng như các vấn đề liên quan đến tính phù hợp của hình thức PPP đối với một số dự án.

Mở đầu Phiên Toàn thể, ông Ngô Thành Tùng - Luật sư thành viên Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Đức (VILAF) nhận định, với những lợi ích mà PPP mang lại, Việt Nam là một trong những quốc gia đã và đang theo đuổi PPP như một lựa chọn chiến lược để huy động đầu tư tư nhân và cải thiện việc cung cấp dịch vụ công. Tuy nhiên, việc thực hiện PPP ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn, trở ngại, dẫn đến số lượng dự án thành công thấp và khối kinh tế tư nhân còn dè dặt, đặc biệt là những nhà đầu tư thực sự có tiềm năng, muốn tham gia nghiêm túc. Một trong những thách thức chính trong việc thực hiện PPP ở các nước đang phát triển là thiếu khung pháp lý, quy định rõ ràng và nhất quán xác định vai trò, trách nhiệm và quyền của các đối tác nhà nước và tư nhân, cũng như các thủ tục, tiêu chí và cơ chế lựa chọn, thẩm định, phê duyệt, mua sắm, quản lý hợp đồng, giám sát và đánh giá dự án.

Bên cạnh đó, vấn đề về năng lực thể chế và nguồn nhân lực của khu vực công cũng là một yếu tố làm cản trở sự thành công của các dự án PPP. Như vậy, để cải thiện tình hình, vượt qua những thách thức này và nắm bắt cơ hội của các dự án PPP trong các lĩnh vực xã hội, Chính phủ, khu vực công và cả khu vực tư nhân cần áp dụng một số biện pháp cụ thể, chẳng hạn như xây dựng và áp dụng các phương pháp và chỉ số phù hợp, tham gia và tham vấn với các bên liên quan, cung cấp các ưu đãi và hỗ trợ tài chính và phi tài chính, lồng ghép và điều chỉnh các dự án PPP trong các lĩnh vực xã hội với các kế hoạch và chiến lược phát triển quốc gia và địa phương, bảo đảm tính minh bạch, trách nhiệm giải trình của các dự án PPP trên địa bàn xã hội.

Liên quan đến vấn đề “Lựa chọn loại hợp đồng PPP và yêu cầu về bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án PPP”, bà Nguyễn Thị Linh Giang – Chánh Văn phòng PPP Cục Quản lý Đấu thầu – Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, từ khi Luật PPP ra đời và có hiệu lực vào năm 2021, có tổng cộng 36 dự án được triển khai theo hình thức PPP, trong đó, đa phần các dự án được thực hiện dưới dạng hợp đồng BOT (28/36 dự án), còn lại các dự án được thực hiện dưới dạng BLT, BOO và 01 dự án triển khai dưới dạng hợp đồng O&M. Điều nay có thể khẳng định mức độ ưu thích của nhà đầu tư khi lựa chọn loại hợp đồng. Đồng thời, cũng khẳng định cần có hợp đồng mẫu nhằm hướng tới hài hoà mối quan hệ giữa các bên trên nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa khu vực công - tư. Tuy vậy, vấn đề đặt ra là phải xây dựng hợp đồng mẫu như thế nào để phù hợp với từng lĩnh vực, tương ứng với nhu cầu của từng ngành, chỉ có như vậy, hợp đồng mẫu mới phát huy tác dụng triệt để - là một công cụ để làm rõ quyền, lợi ích, nghĩa vụ, tạo căn cứ để phòng ngừa những rủi ro, xây dựng phương án xử lý hiệu quả cho từng trường hợp.

Về phần mình, bà Lương Thị Thanh Ngân – Đại diện Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Chuyên gia cao cấp về Đầu tư Tư nhân chia sẻ, thất bại của dự án PPP xảy ra ở nhiều giai đoạn và phát sinh bởi nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan, vì vậy, trước khi kêu gọi đấu thầu hoặc đưa ra quyết định đầu tư, Nhà nước cũng như nhà đầu tư cần có những đánh giá, nhận định đúng đắn về đặc điểm dự án, tính khả thi thực hiện. Đáng chú ý, không phải tất cả các dự án trong danh mục hiện nay đều có thể thực hiện PPP, có những dự án, nếu áp dụng PPP, cả Nhà nước và nhà đầu tư sẽ phải chịu lỗ; trong khi đó, có những dự án nhiều tiềm năng và nếu áp dụng PPP sẽ mang lại hiệu quả rất cao.

Ông Ngô Thành Tùng - Luật sư thành viên Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Đức (VILAF) trình bày. (Ảnh: CM) 

Phần chia sẻ của LS. Nirmalan Amirthanesan - Luật sư Công ty Luật Mori Hamada & Matsumoto nhận định, không chỉ luật PPP mà nhiều luật chuyên ngành cùng một số nghị định, thông tư hướng dẫn đã đưa ra quy định về cơ chế phân bổ rủi ro giữa Nhà đầu tư và Nhà nước. Thực tiễn cho thấy, các vấn đề về cơ chế chia sẻ rủi ro nói riêng và các quy định khác được các bên trong dự án PPP chuẩn hóa bằng cách đưa vào hợp đồng. Ở một số quốc gia trên thế giới, các quy định này thậm chí còn được đưa vào hợp đồng mẫu và quy định chi tiết. Và tại Việt Nam, các bên cũng nên áp dụng cách thức để cân bằng lợi ích, đặc biệt Nhà nước và Nhà đầu tư cần có những cam kết trong hợp đồng và cùng chịu trách nhiệm trong việc quản lý hợp đồng. Cùng với đó, để giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư, tăng cường hơn vai trò của họ, Chính phủ và các cơ quan ban ngành cũng cần lưu tâm hơn đến việc cải thiện hệ thống quy định pháp luật; đặc biệt là chú tâm hơn đến việc xây dựng hợp đồng mẫu.

Cùng quan điểm trên, PGS. TS. Dương Đăng Huệ - Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp, Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp, Trọng tài viên VIAC chia sẻ, Luật PPP hiện nay đang có nhiều quy định chưa rõ ràng, chồng chéo, mâu thuẫn và gây ra sự bất tương xứng khi áp dụng trên thực tế. Đối với nhà đầu tư, những thiếu sót này đã khiến họ phải chịu nhiều thiệt thòi, mất đi tính cân bằng về quyền, lợi ích với cơ quan nhà nước khi thực hiện dự án. Một số thiếu sót điển hình có thể nhắc tới đó là chưa có quy định về trách nhiệm của nhà nước khi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng; cơ chế cho việc phân chia lợi nhuận rủi ro chưa thực sự công bằng và gây tốn kém thời gian cho nhà đầu tư; nhà đầu tư không được tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý, kinh doanh dự án PPP…

Từ những đánh giá và phân tích thực tiễn, PGS.TS. Huệ cũng đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật, nâng cao vai trò và bảo vệ nhà đầu tư hơn. Cụ thể, chuyên gia khuyến nghị Quốc hội cần thực hiện hoạt động giám sát thực hiện Luật PPP và trong khi chưa sửa đổi, bổ sung kịp thời Luật và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn, cần nghiên cứu, soạn thảo và ban hành mẫu hợp đồng dự án PPP. Bên cạnh đó, các cơ quan ban ngành liên quan cũng cần có sự tổng hợp liên tục các vướng mắc, bất cập để đồng hành cùng nhà đầu tư, kịp thời giải quyết các vấn đề của họ. Có như vậy, dự án PPP mới thu hút được các nguồn đầu tư mới, có nhiều cải thiện hơn và triển khai hiệu quả hơn.

Sau phần báo cáo chuyên môn, phần Đối thoại giữa Nhóm Công tác và Nhóm Chuyên môn Diễn đàn được diễn ra với sự điều phối của LS. Ngô Thanh Tùng - Luật sư thành viên Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Đức (VILAF), Trọng tài viên VIAC. Tại phần đối thoại này, các ý kiến từ Phiên Trù bị và Phiên Toàn thể đã được đưa ra tranh luận; từ đó, đưa đến những kết luận sau cùng và kiến nghị cụ thể cho các vấn đề phát sinh trong quá trình kêu gọi, triển khai dự án PPP tại TP Hồ Chí Minh.

Phát biểu kết luận, TS. Vũ Tiến Lộc - Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) nhấn mạnh, Diễn đàn đã ghi nhận toàn bộ các ý kiến, đóng góp từ đa dạng đối tượng trong xuyên suốt Phiên Trù bị và Phiên Toàn thể. Điều này cho thấy chủ đề về PPP hiện đang là vấn đề quan trọng và “nóng” của TP Hồ Chí Minh. Trên cơ sở các ý kiến này, Diễn đàn sẽ đưa ra Báo cáo tổng hợp cuối cùng và có các kiến nghị chi tiết, khả thi đến Thành phố nhằm giúp cơ quan chính quyền địa phương kêu gọi đầu tư hiệu quả và đồng thời cũng giúp nhà đầu tư an tâm hơn khi quyết định đồng hành cùng Thành phố trong các dự án PPP thời gian tới./.

CM

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Không ban hành thêm thủ tục gây cản trở lưu thông hàng hóa, nông sản

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu các địa phương phải bảo đảm lưu thông hàng hóa thông suốt theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, không ban hành thêm các quy trình, thủ tục, giấy phép gây khó khăn, cản trở lưu thông hàng hóa. Không quy định việc sang tải mà kiểm tra chặt chẽ điểm đi, điểm đến và có cách quản lý F0 nếu lái xe dương tính.

Không ban hành thêm thủ tục gây cản trở lưu thông hàng hóa, nông sản

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu các địa phương phải bảo đảm lưu thông hàng hóa thông suốt theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, không ban hành thêm các quy trình, thủ tục, giấy phép gây khó khăn, cản trở lưu thông hàng hóa. Không quy định việc sang tải mà kiểm tra chặt chẽ điểm đi, điểm đến và có cách quản lý F0 nếu lái xe dương tính.

Không ban hành thêm thủ tục gây cản trở lưu thông hàng hóa, nông sản

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu các địa phương phải bảo đảm lưu thông hàng hóa thông suốt theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, không ban hành thêm các quy trình, thủ tục, giấy phép gây khó khăn, cản trở lưu thông hàng hóa. Không quy định việc sang tải mà kiểm tra chặt chẽ điểm đi, điểm đến và có cách quản lý F0 nếu lái xe dương tính.

Tăng cường chống các hành vi vi phạm trong ngành Dự trữ Nhà nước

(ĐCSVN) - Theo báo cáo của Tổng cục Dự trữ Nhà nước (DTNN), từ đầu năm đến nay, Tổng cục đã thực hiện 7/11 cuộc thanh tra, kiểm tra. Việc triển khai thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo đúng tiến độ, và tuân thủ công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Tăng cường hợp tác giữa ASEAN, thúc đẩy phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19

(ĐCSVN) - Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 53, ngày 13/9, các Hội nghị tham vấn cấp Bộ trưởng Kinh tế giữa ASEAN và các nước đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Thụy sỹ đã lần lượt diễn ra theo hình thức trực tuyến. Tại các hội nghị này, Bộ trưởng các nước ASEAN và đối tác đều nhấn mạnh tăng cường hợp tác, thúc đẩy phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19.

Dự kiến khởi công dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C trong quí IV/2024   

Dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) có tổng mức đầu tư gần 971 tỉ đồng, dự kiến sẽ khởi công trong quí IV/2024, phấn đấu hoàn thành dự án trong năm 2025.

Cây xanh quan trọng nhưng thành phố cũng cần chỗ để làm đường

Để có mặt bằng làm các dự án hạ tầng giao thông lớn ở TP.HCM, nhiều cây xanh phải di dời hoặc bị đốn hạ.

Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư các dự án giao thông

Từ nguồn vốn đầu tư, nhiều dự án giao thông quan trọng được hoàn thành, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh cũng như từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông.

Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng

Rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Rừng là “lá phổi xanh” điều hòa thời tiết, khí hậu. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện.

Mời gọi đầu tư dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú   

Dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú, tọa lạc tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An có diện tích khoảng 85,198ha với tổng chi phí thực hiện hơn 10.662 tỉ đồng.
Top